Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

24 Tháng Mười Một 201710:02 CH(Xem: 9057)
GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)


blankLê Phụng vừa nằm xuống ngày 11 tháng 11, 2017. Tin đến gây bàng hoàng cho vài bạn bè. Cái chết của riêng ông có thể đã xong. Ông đã chuẩn bị chờ nó và ngay cả sắp xếp cho chuyến ra đi một cách rất “Lê Phụng”.

blank

Đối với người đời. Có thể là một hoàn tất, một kiếp người, một giải thoát, một trở về, một thân phận người. Hiểu theo tôn giáo thì nghĩ rằng cát bụi trở về cát bụi. Hoặc một chuyển nghiệp.

Thôi thì tùy theo mỗi cá nhân đặt để.

Nhưng cái phần còn của công trình viết của Lê Phụng là một gia tài đồ sộ, “vươt mọi khuôn khổ” nhận thức đời thường ít được ai biết tới hoặc chia xẻ nhìn nhận thì quả thực là chưa xong. Và có lẽ đó là điều mà Lê Phụng ra đi chưa cảm thấy yên tâm. Cho đến phút chót. Ông vẫn mong muốn, đến hối hả, để thấy những công trình nghiên cứu của ông có bảng tra cuối sách và được phổ biến. Chuyện ấy đã không diễn ra hay chưa diễn ra như lòng mong đợi của ông.

Phải chăng đó là những điều ông cảm thấy chưa trọn vẹn.

Cả đời ông, không có chuyện gì quan trọng hơn việc đọc và viết. Tôi thấy thật hiếm người có thể mê say chuyện sách đèn đến như thế, và mọi chuyện khác đều không được ông quan tâm. Từ những chuyện đời thường, chuyện bạn bè, chuyện giao tế, chuyện gia đình đến chuyện cá nhân như chuyện ăn ngủ, sinh lý tình dục, tất cả ông đều “coi nhẹ”. Mãi cho đến cuối đời, trong lúc tâm sự vụn với bạn bè, ông mới chợt tỉnh và thấy rằng ông đã bỏ quên “chuyện ấy” và để tuổi thanh xuân qua đi lúc nào không hay.

Quả đúng là cái nghiệp cầm bút.

Bạn bè của ông đếm không quá 10 ngón tay. Dù ông có muốn cũng không được. Ông có thể nói gì với họ đây?

Cái nghiệp ấy không đem lại cho ông chút hào quang nào mà chính ra nó đáng được trân trọng.

Cây bút của ông thật quá khó cho bất cứ ai muốn đọc ông. Anh em trong DCVOnline.net đã hẳn phải đánh vật với chữ nghĩa của Lê Phụng mỗi khi đăng bài của ông.

Đây là một tỉ dụ dẫn chứng. Khi viết về Nguyễn Du, phần đông các tác giả đều căn cứ trên chính truyện Kiều để bình luận khen chê. Mười bài viết thì hết 9 bài viết gần giống nhau vì đi cùng một lối mòn. Ở miền Nam, năm 1965, Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm có thiết lập một “Thư mục về Nguyễn Du”, nằm trong tủ sách của Viện Khảo cổ, Bộ Giáo dục Sài gòn gồm danh sách các bài viết về Nguyễn Du. Trong đó có 128 bài về tiểu sử, gia phả, 67 bài bàn về lai lịch truyện Kiều, 13 bài về giai thoại, 68 bài về vịnh truyện Kiều, 29 bài về khảo cứu. Chỉ có 9 bài bàn văn chương, nghệ thuật truyện Kiều

Trong phần mở đầu trong cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1965 có ghi:

“biên soạn một cuốn thư mục về Nguyễn Du với sự bảo trợ của trường Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, Viện Khảo cổ, Nha Văn Khố và thư viện Quốc Gia. Công việc biên soạn được giao phó cho ông Lê Ngọc Trụ, Trưởng ban Thư Mục tại thư viện Quốc Gia và ông Bửu Cầm, Trưởng ban sưu tầm tại Viện Khảo Cổ.”
(Trích Thư Mục Lời tựa, trang 67)


Hà Nội sau 1975, khi Lê Xuân Lít đã sưu tầm 185 bài viết vể truyện Kiều trong tác phẩm tựa đề: 200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều năm 2005, do Nhà xuất bản Giáo dục in. Câc bài ấy nói chung, nội dung không khác gì trong Nam, ví cũng trích dẫn hầu hết các tác giả trong miền Nam trước 1975. Trong đó có chương bàn về: Những tranh luận về Truyện Kiều, Địa vị và ảnh hưởng của Truyện Kiều Văn Bản truyện Kiều, Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Triết lý truyện Kiều và giá trị Nhân Văn, Nhân vật trong truyện Kiều, Kết cấu, hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ truyện Kiều. (Phan Văn Lít, “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, nxb Giáo dục, 2005, 1989 trang, in trên giấy mỏng đặc biệt)

2011 Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh đã viết chung trong số Truyền Thông năm 2011 về Nguyễn Du, dày 312. Sau này, Lê Xuân Lít, nếu tái bản “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, liệu ông có liệt kê công trình tuyệt sắc của Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh chăng?

Lê Phụng viết khác mọi người. Viết về Nguyễn Du, ông lại tập trung vào các tài liệu, thơ văn bằng chữ Hán qua các bài thơ trong các tập sách như Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm và và Bắc Hành tạp lục.

Phải chăng chính qua những bài thơ ấy, người ta mới tìm thấy cái tâm tư thực của Nguyễn Du? Cái tâm sự sâu kín suốt hơn 20 năm làm thơ như một thứ nhật ký cuộc đời Nguyễn Du? Còn truyện Kiều, dù là một tác phẩm lớn, nhưng Kiều có thể chỉ là nơi Nguyễn Du dùng để gửi gắm tâm sự của mình? Vì thế, mọi suy đoán về Nguyễn Du đều có tính cách giả định, như tâm sự Hoài Lê, như nỗi buồn của Nguyễn Du, v.v..

Và nhờ đọc các bài thơ này, Lê Phụng mới có thể khẳng định, không có chỗ nào cho thấy Nguyễn Du có tâm trạng hoài Lê như thói quen suy diễn? Cũng chính vì thế, Lê Phụng đã dành hẳn một chương nói về Nỗi buồn của Nguyễn Du. Đọc nỗi buồn Nguyễn Du của Lê Phụng hẳn là khác với các tác giả viết suy diễn nỗi buồn của Tố Như qua các câu thơ trong truyện Kiều.

Sự sâu sắc của Lê Phụng nằm ở chỗ đó và khác người cũng ở chỗ đó. Trong việc nghiên cứu, ông đi tìm những cái mới cái lạ, cái “ không ai nói tới”, những tác giả “mồ côi” chữ nghĩa từ xa xưa, từ cổ chí kim rồi ráp nối lại theo lối phân tích thông thời, lịch đại (diachronique/diachrony)

Nhiều người có nghe tiếng Lê Phụng thì cùng lắm cũng chỉ khen ông là người uyên bác. Nhưng uyên bác thế nào thì quả thực không dễ để biết. Có thể nói, số phận chữ nghĩa của ông mang lại sự bạc bẽo nhất. Cũng vì thế, ông là người vừa cô độc, vừa cô đơn trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa này. Phải chăng ông chọn sự cô đơn như lý lẽ đời ông trong khi cầm bút cũng như trong đời sống thường. Trong căn nhà rông có tầng, mình ông một cõi chìm sâu trong những dòng suy tưởng mà chỉ trong cái khung cảnh như thế, chữ nghĩa mới bò ra, mới xuất hiện!

Người hiểu và chia xẻ các công trình sáng tác “độc nhất vô nhị” của ông họa chăng chỉ có vài người như Phạm Hữu Trác. Và Nguyễn Văn Trung?

Phạm Hữu Trác là người đã đưa tư tưởng của Lê Phụng ra cõi người qua một số báo Truyền Thông từ 2001 đến 2011 như: Truyện trò với đầu lâu ( số 1, 2001). Tư Duy trong thơ Nguyễn Khuyến (số 19-20, Xuân-Hè 2006). Đối đãi trong thơ Nguyễn Công Trứ ( số 25, 2007) Ngũ Phúc, số 30-31, 2009). Nhất là Nguyễn Du (số 30-40, Đông-Xuân 2011)

blank

Một trong nhiều tác phẩm của Lê Phụng. Nguồn: DCVOnline.net (mục Tài liệu)

Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là một phần trong gia tài biên khảo của Lê Phụng.

Năm 2004 Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung đã hợp tác, chia xẻ, gợi ý cho nhau về chủ đề văn học Việt Nam. Và Nguyễn Văn Trung có thể cung cấp cho Lê Phụng một số tư liệu “nhà đạo” để sau này Lê Phụng có thể viết hẳn một chuyên đề đồ sộ, sâu săc mang tên: Dòng Văn Học mang dấu Chúa. Đây có thể nói, Lê Phụng là người duy nhất “ngoài đạo” hiểu sấu săc về đạo, viết về đạo như người trong cuộc.

Kết quả hợp tác giữa Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung là một tập tư liệu dày khoảng 600 trang trong đó đượm sắc đạo, mầu thiền, Lề Nho. “Đưa tư tưởng văn học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới” là tựa đề của tập tư liệu của Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng được phổ biến rất giới hạn dưới hình thức photocopy. Vào tháng 4, 2004.

Và chắc hẳn, con nhiều tập tài liệu khác dưới dạng bản thảo còn nằm trong kệ sách ở nhà ông?

Về số Truyền Thông đầu tiên do Phạm Hữu Trác phụ trách, số tháng 11-2001, Lê Phụng với chuyên đề: Truyện trò với đầu lâu. “Truyện trò với đầu lâu” là một phần bộ cũng nằm trong dòng văn học mang dấu Chúa.

Tôi đã kinh ngạc khi đọc bài này. Đó là những kiến thức “ngoại hạng” rút ruột từ kinh thánh ở cái chỗ uyên nguyên của đạo giáo. Như khi ông biện giải câu nói sau đây của Chúa nói với Moi sen, “Dieu dit à Moise: Je suis qui je suis.” Theo Lê Phụng,

“Kinh Thánh trọn bộ, TP Hồ Chí Minh 1988 đã dịch ra tiếng Việt là: “Thiên Chúa phán với ông Mô- Sê: Ta là Đấng Hiện Hữu.”” (Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, “Đưa tư tưởng Văn Học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới”, tư liệu photpcopy, trang 114-115).

Có nghĩa là Đấng tự tạo, tự hữu. Theo tôi khi dịch là Đấng Hiện Hữu không sát nghĩa bằng chữ “Tự Hữu”.

Người thường không thể dễ dàng hiểu về vấn đề Thượng đế tự hữu. Sau đó ông so sánh với Phật, Lão, Bà La Môn, Khổng giáo, v.v.

Rồi khởi đi từ Kinh Thánh, ông dõi cái nhìn của một thức giả nhìn ra được những mối liên hệ liên thuộc giữa các dòng tư tưởng lớn như từ Nho Giáo, từ Lão Tử Đạo Đức Kinh rồi từ các tác giả như Hàn Mặc Tử, Tản Đà. Từ tài liệu các sách chữ Nho, chữ Pháp, chữ Anh.

Và để cho cuộc đối thoại với đầu lâu (tức là sự chết) trở nên linh động, ông dùng lối viết mà ông gọi là “bút thuật đa thoại”, tiếng Pháp là polyphonie. Có nghĩa là, ông dùng thuật ngữ trong âm nhạc, coi các cuộc đối thoại như những “tiết khúc” gồm nhiều tiết khúc, trong một bản nhạc. Từ tiêt khúc dạo, mở đầu đến các tiết khúc trung tâm, cái thì như khúc dạo, cái thì như điểm trung tâm mà tất cả tạo thành một hòa điệu.

Theo cách tôi hiểu thông thường thì đây là lối viết Liên văn bản (intertexte) kết hợp nhiều nguồn tư tưởng từ tôn giáo, từ triết học Đông Tây cho đến các giả Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Tản Đà.

Thật ra chuyên đề Truyện trò với đầu lâu như nói ở trên chỉ nằm trong một tổng thể mà Lê Phụng gọi là: Văn Học mang dấu Chúa..

Tôi cũng thật thích thú với sự so sánh giữa Kinh Cầu Hồn (Kinh của địa phận Phát Diệm do Giám mục Joannes Baptista cho in Imprimature ngày 20-11-1938). Kinh này, để tiếp cận với Kinh Vu Lan Bồn bên Đạo Phật, dài gần 100 câu theo thể thơ 4 chữ như:

“Lạy Chúa tôi ôi!
Chúa đã phán lời:
Tao là Chúa cả…”


Kinh Vu Lan Bồn tiềng Việt ở dạng thơ song thất lục bát, chuyển dịch từ bản Hán văn (佛說報恩奉盆經, Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh).

“Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Mục Liên mới đặng lục thông
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân…”

Người ta tin rằng nguyên bản Kinh Vu Lan Bồn viết tiếng Phạn. Bản Ullambana Sutra (© Buddhist Text Translation Society) tiếng Anh cũng làn bản dịch từ Hán văn.


Cả hai thể thơ bốn chữ và song thất lục bát này dễ đọc truyền miệng và dễ nhớ. Và không biết do sự tiếp cận ra sao mà cả hai kinh đều dùng thể thơ. Chắc hẳn Kinh Vu Lan Bồn thì đã có trước và Kinh Cầu Hồn chỉ là biết khôn khéo xử dụng hình thức thơ  cho bổn đạo đọc thuộc lòng.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi còn nhỏ là khi đọc Kinh Cầu Hồn mà nhịp điệu mỗi lúc tăng vận tốc như thúc dục, như van nài, các câu đuổi nhau mà như thể không kịp thở. Nó tạo nên một ảnh hưởng tâm sinh lý như ngất ngây; về bề ngoài càng đọc, âm thanh càng vang dội; về thể xác, cả đám đông đầu lắc lư chao đảo ngoài sự kiểm soát của trí năng đến độ tạo một sự cảm xúc tập thể như thể những người đang lên đồng. Sự sốt sắng ngất ngây, niềm hưng phấn như tràn dâng do cả một khối người, cùng một cung điệu cất lên, và điểm đỉnh của nó, theo cách nói nhà đạo là lúc đó trở thành những kẻ “nói tiếng la”.

Đây là một kinh nghiệm tôn giáo hiếm hoi độc nhất vô nhị.

Cũng vậy, khi người ta tụng niệm A Di Đà Phật với tiếng mõ cầm chịch mới đầu còn chậm sau tiếng mõ càng dồn dập hối hả cũng tạo ra một sự phấn khích tương tự.


Đối chiếu hai bài kinh thì nội dung đều muốn bày tỏ lòng con cái muốn đáp lại ơn sinh thành của cha mẹ, đồng thời cầu bầu cho vong hồn còn mắc trong lửa hỏa ngục.

“Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân”


Kinh Vu Lan Bồn thì mong cha mẹ sớm thoát hoả ngục đưa về cõi thiên cung. Nghi thức Kinh Lan Bồn như một diễn tả chu kỳ từ cõi sống đến cõi chết và đi tới sự tái đầu thai. Nó như nối kết sự sống và sự chết ở kiếp sau. Nó như một nghi thức của sự bước qua. Nó có khác chi quan niệm tái sinh của người công giáo?

(Về nghi thức Vu Lan Bồn cũng được một tác giả khác là giáo sư Trần Thái Đỉnh viết trong sách: Kinh nguyện quanh năm Địa phận Bùi Chu, Kinh Phục Rĩ, trang 281-284 và Kinh Cầu Hồn (diễn ca), trang 285-288)


Lê Phụng đặt ra câu hỏi:

“Suy rộng hơn, điều cầu xin của người theo đạo Chúa, đọc kinh lần hạt mong được bình an trong tâm hồn “Khi nay và trong giờ lâm tử” hỏi có khác nào điều ước mong của người con Phật tụng Nam vô A Di Đà Phật hay giải công án để tìm thấy tâm thân an lạc trong kiếp này và sang kiếp sau trong cõi Siêu sinh? Phải chăng đó cũng là “cách khéo léo cái sống để khéo lo cái chết” của người đọc sách Trang Tử?”
(Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, ibid., trang 24-25)

Tôi cho đây là những so sánh rất lý thú và sâu sắc của Lê Phụng.

Đi xa hơn nữa, ông còn đề cập đến vấn đề phái tính nữ trong các tôn giáo. Như truyện Quan Âm Thị Kính hay các truyện Theodora, Marina, Margaret Pelagia của Tây Phương.

Cùng một dòng suy nghĩ như Lê Phụng, Thanh Lãng đã viết tập “Thử thiết lập”, hồ sơ 2 người con gái: 1, con của Phật; 1, con của Chúa vào ngày 27 tháng 11, 1987 trước khi ông qua đời vào ngày 12-1988. Đây là một đề tài phức tạp.

Còn biết bao nhiêu công trinh khảo cứu của tác giả Lê Phụng như: Niềm tin Nữ thần linh trong văn học truyền thống. Nứ tính trong thi và họa. Phật Bà Quan Âm Thị Kính. (Môt người sống cô độc mà lại vịn vai nữ tính, đề cao sự có mặt của họ trong nhiều công trình sưu khảo của mình). Văn Học mang dấu Chúa với tác phẩm của Lữ Y Đoàn, v.v.. Hàn Mạc Tử và siêu thực. Thơ Thiền Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến. Kim Vân Kiều. Hoa Việt Nhật, tác giả Hoàng Trung Mân Lang (Hatakesnata Toshio), dịch giả Lê Phụng. Dòng thơ Trúc Lâm. Lê Phụng và Trần Đức Cương. Dòng thơ Lão Chài. Nền Nho tục nhà.

Tôi chỉ xin tạm thời nêu một số các biên khảo của một bậc đàn anh mà sức tôi không đủ để chuyên chở hết và không đủ điều kiện cũng như trang bị để giải mã tất cả. Xin hẹn dịp khác.

Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

Thiep moi

30 Tháng Năm 202011:15 CH(Xem: 6451)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: PHƯƠNG HỒNG - Thơ Đỗ Trung Quân - Nhạc Vũ Hoàng Thanh Lam trình bày
30 Tháng Năm 202010:30 CH(Xem: 6117)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
30 Tháng Năm 20204:45 CH(Xem: 15247)
Chúc mừng cháu hôm nay thành tựu Tốt nghiệp học sinh giỏi của trường Hết hè này cháu phải lên đường Sống tự lập đời sinh viên Đại học.
30 Tháng Năm 20204:29 CH(Xem: 13762)
Ngày Memorial Day, tôi treo lá cờ Hoa Kỳ trước nhà để tưởng niệm và tri ân. Trong nhà, tôi mua hoa và trái cây đặt lên bàn thờ ba tôi. Tôi đốt hương khấn nguyện cho hai người cha, hai người lính.
30 Tháng Năm 202012:58 SA(Xem: 10588)
Sống đó, chết đó. Còn đó, mất đó. Chưa bao giờ tôi thấy cái còn và cái mất lại kề cận nhau như vậy. Chúng ta đang hàng ngày mất đi những người thân, những ông những bà, những mẹ những cha, những con những cái, những anh những chị.
24 Tháng Năm 202012:44 SA(Xem: 12996)
Số bệnh nhân COVID-19 nặng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đủ nằm trong ICU, không cần mượn thêm khoa khác, bệnh nhẹ đủ nằm trong một khoa. Khu phòng mổ và hậu phẫu trước đây là COVID-19 ICU giờ trống trơn,
24 Tháng Năm 202012:42 SA(Xem: 10894)
Không chỉ có những nhà lãnh đạo mới bạc tóc vì vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu cho cả kinh tế và sức khỏe, tóc những người bình thường cũng bắt đầu nhuốm màu sương khói vì "nợ áo cơm",
24 Tháng Năm 202012:21 SA(Xem: 4522)
Ảnh hưởng của việc thiếu vitamin D: Loãng xương, dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch yếu, viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, trầm cãm.
23 Tháng Năm 202010:23 CH(Xem: 7705)
Bài hát mới của nhạc sĩ Châu Đình An sáng tác trong lúc cả thế giới đang trong cơn đại dịch covid-19.Nhiều gia đình ly tan, bạn bè chia lìa vì nổi đau mất mát quá lớn.
23 Tháng Năm 20201:21 CH(Xem: 13160)
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau.
23 Tháng Năm 20202:58 SA(Xem: 10916)
Củ khoai lang được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ có chứa nhiều tinh bột, nhiều chất xơ tốt, nhiều sinh tố A, B2, B6, C, nhiều khoáng chất như kali, manganese, sắt ...
22 Tháng Năm 20203:52 SA(Xem: 14885)
Nếu một ngày điều này có thật Thì con ơi! chuyện đó cũng thường Hãy tin đi ở cõi vô thường. Mẹ an lạc bình yên, siêu thoát.
22 Tháng Năm 20202:36 SA(Xem: 11908)
Quay về tìm lại tuổi tên Một thời áo trắng ngồi bên ghế bàn. Trả ta về giấc mộng an Bạn bè xưa cũ tỏa lan sương chiều Tháng Năm Ngồi Nhớ Phượng Yêu Hạ xưa lần bước gợi nhiều nhớ nhung...
20 Tháng Năm 20209:58 CH(Xem: 6663)
(Kính tặng những vị Tu sĩ, Bác sĩ, Y sĩ, Chiến sĩ, Cảnh sát, cứu hoả và những anh hùng phục vụ cho nhân loại, cho chúng ta, họ đã hy sinh mạng sống để cứu giúp Thế Giới, chống cơn đại dịch CoronaVirus hôm nay)
18 Tháng Năm 20209:57 CH(Xem: 7167)
Câu hỏi này được nêu ra trong suốt diễn tiến của đại dịch COVID-19. Càng ngày người ta càng thu thập thêm nhiều dữ kiện, một số có thể trả lời cho câu hỏi, nhưng lại nảy sinh ra những câu hỏi khác.
17 Tháng Năm 202012:46 SA(Xem: 6970)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
16 Tháng Năm 20203:10 SA(Xem: 13471)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THÁNG TƯ NẮNG – Thơ Tưởng Dung - Nhạc Phạm Chinh Đông. - Tác giả trình bày
16 Tháng Năm 20201:03 SA(Xem: 17889)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI - Thơ Nguyễn Tất Nhiên - Phạm Duy phổ nhạc Thanh Lam, ChsNQ K14 cũng là người em họ (cousin) của Cố Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên trình bày.
16 Tháng Năm 202012:45 SA(Xem: 12835)
con ra đời. con sống. con nên người… trong nước mắt mẹ yêu. đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống... bên mẹ. con ấm êm như bên bếp lửa hồng…
16 Tháng Năm 202012:30 SA(Xem: 4364)
Thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm do sinh hoạt hàng ngày không đúng tư thế, thần kinh bi chèn ép, tuổi tác, khuân vác nặng, tổn thương cột sống,
15 Tháng Năm 202011:57 CH(Xem: 10048)
Coronavirus không chỉ lấy đi sinh mạng của con người, mà còn lấy đi cả một "nơi chốn đi về" thân thương, gần gũi với chúng tôi gần 30 năm qua.
15 Tháng Năm 202011:51 CH(Xem: 12198)
Tháng Năm Nắng Hạn khô lần Nắng mưa hòa nhịp cũng cần có đôi Mưa qua đất khổ hiên đời Ngọt tình cây cỏ rạng ngời đất reo...
15 Tháng Năm 20208:01 CH(Xem: 15439)
Để Mẹ ra đi lòng thanh thản. Vui cùng cây cỏ với trăng sao. Tự hào phủi sạch bao nghiệp chướng. Nhẹ nhàng hồn phách bay lên cao.
10 Tháng Năm 20202:59 SA(Xem: 4581)
Đầu tiên, xin chia sẻ một video clip về sức khỏe của Bác Sĩ Mai Bùi, phu nhận của ChsNQ K16 Lam Bùi là hai khuôn mặt rất quen thuộc của Trung Học Ngô Quyền
10 Tháng Năm 202012:57 SA(Xem: 13213)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ẦU Ơ RU LẠI ẦU Ơ – Thơ Lê Phong Quan – Nhạc Hoài Phương Trình bày Đoàn Minh & Trương Như Ý
10 Tháng Năm 202012:40 SA(Xem: 12728)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "NHỚ LẰN ROI MẸ" Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân Diễn Ngâm. Kiều Oanh thực hiện youtube
10 Tháng Năm 202012:24 SA(Xem: 9394)
Chúng ta đã bước vào tháng Năm. Tháng của an vui và hạnh phúc. Hãy chúc lành cho nhau và mong rằng nắng ấm tháng năm sẽ đem đến nhiều tin tốt hơn về dịch bệnh, kinh tế và chính trị. Chào mừng tháng Năm, tháng của những hy vọng.
10 Tháng Năm 202012:11 SA(Xem: 10436)
Xin đừng quên cầu nguyện cho những bà Mẹ được an toàn trước Coronavirus. Cũng xin gởi đến bông hồng tươi thắm nhất cho những bà mẹ trẻ đang làm việc ở “tuyến đầu”, không thể ôm hôn con mình mỗi tối.
09 Tháng Năm 202011:54 CH(Xem: 11874)
Mẹ ơi! Tháng Năm não nề Năm nay “Lễ Mẹ” trăm bề nhiễu nhương Bỗng dưng căn bệnh khó lường Từ đâu Đại Dịch ngang nhiên đổ về
09 Tháng Năm 20209:51 CH(Xem: 5230)
Khiêu vũ hoặc nhảy múa là hoạt động giúp ích cho sức khỏe. Nếu là người quan tâm sức khỏe và thích sự năng động
09 Tháng Năm 20202:31 CH(Xem: 15230)
Năm nay Phật Đản chẳng đi chùa Dịch cúm hoành hành phải chịu thua Trong bếp rộn ràng nồi cháo nấm Ngoài sân tíu tít cháu chơi đùa
09 Tháng Năm 20203:42 SA(Xem: 12296)
Tháng năm lại có một ngày Chủ nhật tuần lễ thứ hai rạng ngời Vinh Danh Hiền Mẫu trong tôi Mẹ sinh Cha dưỡng đưa nôi ví dầu.
03 Tháng Năm 202011:29 CH(Xem: 8334)
Anh đi, về với cha mẹ, về với chị nhà, "đường dài hạnh phúc cầu chúc cho anh", về với Phật, với trời cao miên viễn. Trong lòng anh chị em NQ luôn có một chỗ đặc biệt cho anh Lê Văn Tới.
03 Tháng Năm 202011:29 CH(Xem: 8812)
Mùa Xuân năm nay, NQK6 Lê Văn Tới "bỏ cuộc chơi”. Không thể đưa tiễn bạn về nơi an nghỉ cuối cùng, các anh chị khóa 6 đã cùng tưởng niệm bạn với những vui buồn kéo dài hơn nửa thế kỷ.
03 Tháng Năm 20207:31 SA(Xem: 13443)
Hôm nay thứ năm ngày 30/4/2020. Tôi thức dậy sau một đêm không ngon giấc. Tối qua trên iphone một mình cô độc, tôi nằm xem những bài viết, những video nói về ngày 30/4 mà thao thức.
03 Tháng Năm 202012:24 SA(Xem: 10542)
Giữa bất an, và lo buồn của mùa... mắc dịch, vẫn có những điều làm người ta vui hơn, an tâm vì dù tình hình có xấu đến đâu đi nữa, vẫn có những tấm lòng.
02 Tháng Năm 202011:57 CH(Xem: 15618)
Tháng tư đói rạc nơi nơi Bo bo cho ngựa, nay người phải ăn Từ nay xuống kiếp lầm than Đọa đày dân Việt hàm oan tội gì?
02 Tháng Năm 202011:46 CH(Xem: 11470)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Sàigòn Vĩnh Biệt Tình Ta" - Song Ngọc (Ngọc Lan) & "Kiếp Tha Hương" - Lam Phương (Thanh Thúy) Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Năm 202011:03 CH(Xem: 15395)
Thư bất tận ngôn! Xin chúc bạn: Ráng mà gầy dựng chút tương lai Phần ta, còn quãng đời hiu hắt Như khói hoàng hôn muộn cuối ngày.
02 Tháng Năm 202010:34 CH(Xem: 18148)
Nguyện Mẹ siêu sanh cõi vĩnh hằng Hương linh của mẹ được vinh thăng Theo chân Phật Tổ về Tịnh Độ Thoát vòng sinh tử dứt nghiệp căn.
02 Tháng Năm 202012:21 SA(Xem: 10921)
Giáp bào gửi lại chiến trường Tuổi tên đóng gói vào rương cuộc đời Ngậm ngùi tiếc tuổi hai mươi Chim bay gảy cánh nghiêng trời xót đau.
28 Tháng Tư 202010:42 CH(Xem: 11182)
45 năm đã trôi qua, nhưng những ngày cuối tháng 4 oan nghiệt đó không bao giờ phai nhòa trong tâm khảm của tôi.
27 Tháng Tư 202012:08 SA(Xem: 10603)
Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng được âm nhạc miền nam gieo vào trong dòng máu và nhịp đập trái tim mình đầy tràn những tình cảm yêu thương, để có được...
26 Tháng Tư 202011:10 CH(Xem: 9921)
Thế là tôi không kho thịt nữa. Nồi thịt kho ân tình mà định đãi bạn không bao giờ thực hiện được. Có một vị mặn nào trên môi ...
26 Tháng Tư 20207:18 CH(Xem: 13373)
Nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Phật Tử Lê Văn Tới Pháp danh Nhật Minh tạ thế vào 20/4/2020 nhằm ngày 28/3 năm Canh Tý tại San Jose về cõi niết bàn.
26 Tháng Tư 20203:25 CH(Xem: 10690)
Xin gởi đến lời chúc "true survivor" cho tất cả những thiên thần áo trắng, và những bệnh nhân COVID-19 đang đứng giữa hai bờ sinh tử.
25 Tháng Tư 20208:38 CH(Xem: 10466)
Còn văng vẳng đâu đây tiếng chuông ngân vang, vang động đến trường trung học Ngô Quyền, trường cũ còn đây nhưng anh đã bỏ lại bạn bè
25 Tháng Tư 20202:53 CH(Xem: 6315)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
25 Tháng Tư 202012:45 SA(Xem: 10678)
Xin được ghi lại chuyện này như một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân".
24 Tháng Tư 202011:26 CH(Xem: 6574)
COVID-19 chưa có thuốc diệt được nó, hiện thời chỉ điều trị triệu chứng, hỗ trợ hô hấp, thử nghiệm nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa có kết quả xác định.
24 Tháng Tư 20209:58 CH(Xem: 14311)
Thoát xa cõi tạm xô bồ Sát na hơi thở bên bờ tử sinh Con đường riêng chỉ một mình Giữa mùa dịch bệnh hành trình lẻ loi
23 Tháng Tư 202012:19 SA(Xem: 9158)
Hôm nay tình cờ tôi đọc được một bài viết về Cô và rất nhiều chi tiết mà có lẽ không phải chỉ mình tôi mà ngay cả nhiều học trò của Cô dù đã từng học với Cô cũng không biết.
20 Tháng Tư 202012:53 SA(Xem: 6773)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
19 Tháng Tư 20201:20 SA(Xem: 12371)
Đời độc thân già phải cách ly rất khổ Tôi đang có những cái có đã có Chỉ thiếu cái đã có đang cần Căn phòng nhỏ mênh mông vì trống vắng Không có thứ, có giờ Chỉ còn sáng tối, ngày đêm Chỉ còn thức dậy, ngồi nhìn, ăn vội một mình rồi thao thức với trăng khuya
18 Tháng Tư 20207:54 CH(Xem: 15384)
Không ai muốn mình có một vết sẹo trên người cũng không ai muốn mình sống với những nỗi đau. Những ai gây ác nghiệp chắc chắn sẽ nhận hậu quả, mọi sự việc trên đời vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ xem mọi việc sẽ phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.
17 Tháng Tư 202011:47 CH(Xem: 11762)
Virus Wuhan cũng cướp đi niềm vui "Eggs Hunting", niềm vui trẻ thơ với những quả trứng nhựa đủ màu, trong đó có kẹo, có chocolate hình quả trứng, tượng trưng cho "phục sinh"
17 Tháng Tư 202011:10 CH(Xem: 6690)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
17 Tháng Tư 20206:04 CH(Xem: 16385)
Đám tang chị tôi đầy nước mắt Vỏn vẹn 10 người. Chồng, con, cháu chỉ được 8 người Nhà quàn hai người Đúng như luật lệ. Tôi đứng xa xa như người viếng mộ Tham dự chui tang lễ chị mình.
17 Tháng Tư 202012:42 SA(Xem: 13627)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỰ CHÂN MÂY – Nhạc Phạm Chinh Đông Tác giả hòa âm & trình bày
17 Tháng Tư 202012:19 SA(Xem: 12571)
Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.
14 Tháng Tư 202012:14 SA(Xem: 12465)
Có lẽ hai ông Tổng thống và Thống đốc chỉ huy chiến tuyến chống dịch, trước những con số kinh khủng cũng đã tìm thấy mối đồng cảm trong cõi đời phù du này chăng?
12 Tháng Tư 20201:36 SA(Xem: 11347)
Bàn thờ của tôi lúc này là giường của bệnh nhân mang đầy đủ ý nghĩa trọn vẹn. Làm linh mục là để cứu đời, làm bác sĩ là để cứu người. Còn có gì đẹp hơn trong hai tước vị đó ở đời này.
12 Tháng Tư 202012:22 SA(Xem: 10803)
Đối với hầu hết người Việt lưu vong, tháng 4 sẽ mang đến nhiều buồn đau ngoài những tác hại mà virus Wuhan đã gieo rắc cho nhân loại.
11 Tháng Tư 202011:53 CH(Xem: 12201)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGHE NHỮNG TÀN PHAI – Nhạc Trịnh Công Sơn – Trình bày Sĩ Phú Kiều Oanh thực hiện youtube
11 Tháng Tư 202012:18 SA(Xem: 15382)
Khó khăn băng suối vượt đéo. Lênh đênh sóng nước cùng trèo tới nơi. Hãy cùng cố gắng Bạn ơi Ngày tan đại dịch khắp nơi an bình
10 Tháng Tư 202011:37 CH(Xem: 16755)
Anh đã giấu niềm riêng vào lá Nên mùa thu rụng xuống ngập đường Em muốn nhặt mà rơi nhiều quá Thu đi rồi thương vẫn còn thương.
10 Tháng Tư 20205:29 CH(Xem: 12097)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT NGÀY - Thơ: Lê Phong Quan. - Nhạc: Nguyễn Tuấn. Hòa âm: Hoài Phương - Trình bày: Đoàn Minh
10 Tháng Tư 20203:51 CH(Xem: 16804)
Chiều nay trời Cali rất lạnh. Em Face time hôn anh giữa màn mưa "Nụ hôn tình yêu" anh đã chịu chưa. Tình ta đẹp trong giữa mùa đại dịch.
10 Tháng Tư 202012:25 SA(Xem: 9903)
Hôm nay là ngày thứ 16 của chiến dịch. Chúng tôi đã ở Nha Mân hết 11 ngày để yểm trợ việc xây đồn Ngã Ba, ở Xẻo Mát 3 ngày để lục soát một vùng bị bom B52 cày nát
09 Tháng Tư 20204:06 CH(Xem: 11151)
Sau nhiều lần đột quỵ tưởng như không còn hiện hữu trên thế gian nầy, cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
07 Tháng Tư 20209:41 CH(Xem: 10786)
ước gì chúng tôi có một cái cọc và một sợi dây đủ lớn để giữ lại nền kinh tế của Mỹ và của cả thế giới khỏi rơi tự do trong cơn đại dịch COVID-19, và giữ lại được những bệnh nhân đang đứng chênh vênh ở hai bờ sinh tử.
04 Tháng Tư 20202:17 SA(Xem: 8292)
Nội dung dự kiến 1. Cập nhật case và xu hướng - Thế giới, Mỹ, và California 2. Tin tức Media và Fb 3. Có gì mới trong nghiên cứu 4. Cách chăm sóc bệnh Covid-19 ở nhà
03 Tháng Tư 202011:03 CH(Xem: 12001)
Tôi không thể nào quên được ngày xưa tôi đã từng có một thời niên thiếu như thế. Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế trong quá khứ,
03 Tháng Tư 20209:49 CH(Xem: 14779)
Lạy Chúa! Bây giờ dịch chưa tiêu Lạy Phật! Người dân chết quá nhiều Ban ơn cứu rỗi cho nhân loại Phóng hào quang soi sáng mọi điều.
02 Tháng Tư 202011:29 CH(Xem: 7770)
Khi bạn biết mình bị lây nhiễm con virut CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy – người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm đúng sau đây:
02 Tháng Tư 20209:25 CH(Xem: 11845)
hãy giúp cho người dân thoát qua cơn dịch cúm, có thuốc chữa để không còn cảnh người chết mà không có thân nhân tiễn đưa. Cầu cho ơn trên phù hộ cho Tổng thống và những người làm việc cạnh ngài được an toàn sức khỏe.
02 Tháng Tư 20209:18 CH(Xem: 9278)
BS Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi chuyên điều trị toàn bệnh nhân covid 19 trong những tuần qua. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
02 Tháng Tư 202010:10 SA(Xem: 8433)
Cho đến thời điểm này, bệnh cúm lạ này vẫn chưa có thuốc chữa rõ ràng. Vì nó là bệnh cúm, nên chúng ta có thể trị theo cách dân gian là XÔNG. Đây là câu chuyện tự chữa khỏi của chị Phương.
31 Tháng Ba 202010:13 CH(Xem: 11155)
Chưa bao giờ có buổi họp báo nào của Nhà Trắng đem lại niềm phấn chấn và nguồn năng lượng tích cực (positive energy) như chiều hôm nay, 30/3. Một nguồn năng lượng tích cực lan tỏa toàn nước Mỹ. Chuyện nước Mỹ có vĩ đại hay không, không còn là câu hỏi nữa rồi.
30 Tháng Ba 20201:12 SA(Xem: 6881)
Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ.
28 Tháng Ba 20207:57 CH(Xem: 12423)
Thượng Đế phải chăng đang nhắc nhở chúng ta hãy để thời giờ nhìn nhau, quan tâm tới nhau, với tới nhau. Đừng để một khoảng trống nào, vì cái khoảng trống chúng ta không lấp lại sẽ có Một Vật Siêu Lạ tới điền vào.
28 Tháng Ba 20205:17 CH(Xem: 10547)
Trung Cộng thiếu nước Mỹ hai cái cúi đầu. Cái cúi đầu thứ nhất xin lỗi đã đem dịch bệnh đến các tiểu bang của nước Mỹ. Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc. Sự thật bao giờ cũng là sự thật.
28 Tháng Ba 20201:11 CH(Xem: 6582)
Qua đó máy này có thể mang lại kết quả dương tính trong ít nhất sau năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút. Máy thử nghiệm này rất nhỏ chỉ bằng khoảng máy nướng bánh mì Toast .
28 Tháng Ba 202012:13 SA(Xem: 8660)
Dưới đây là một thư điện tử từ Bác sĩ Dan Johnson, MD, bác sĩ gây mê, Phòng chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Y tế Nebraska viết gửi bạn bè và gia đình về sự nghiêm trọng của COVID-19.
27 Tháng Ba 20201:24 SA(Xem: 8645)
Đây là bài viết của Facebooker Daniele Macchini, một BS người Ý đang gồng mình chiến đấu nơi tâm dịch, đã được Facebooker Thanh Tran dịch sang tiếng Việt:
26 Tháng Ba 202011:32 CH(Xem: 11817)
Cuộc sống của chúng tôi, cũng như của cả tỷ người trên thế giới sẽ tạm thời phải thay đổi vì đại dịch CoronaVirus. -như đã phải thay đổi từ ngày 9 tháng 11 năm 2001 do đường hàng không bị khủng bố.
26 Tháng Ba 202010:40 CH(Xem: 8161)
Theo New York Times, các bác sĩ đang khuyến nghị xét nghiệm và cách ly những người không thể ngửi và nếm được mùi vị, thậm chí kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh COVID-19.
25 Tháng Ba 202011:20 CH(Xem: 8783)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
21 Tháng Ba 202010:07 CH(Xem: 13047)
con yêu dấu! thôi đừng âm thầm khóc bên nấm mộ mẹ đâu có đó… mẹ là ngàn ngọn gió lay động khắp không gian đang tìm về quê cũ nhìn kìa… con tuyết trắng sáng ngời đẹp như muôn vạn hạt kim cương
21 Tháng Ba 20209:57 CH(Xem: 10411)
Nghiêng lòng mình xuống mà nghe quê nhà tình tự, mà nắm níu khất thực từng dấu chân hoài niệm, mà say cho thỏa cơn say tháng chạp bạt ngàn...
21 Tháng Ba 20209:35 CH(Xem: 9370)
Mùa Xuân như đang mở hội trong lòng bà - một “Kiếp Hoa” năm nào… và may mắn đã tìm được một bến đậu bình yên.
20 Tháng Ba 202010:25 CH(Xem: 6272)
Dịch này là “made in China” Ở tận bên Tàu mới lây qua Tràn lan thế giới là đại dịch Corona. Dịch ở bên Tàu, dịch tràn qua Chuyên môn giết hại mấy ông già Hỏi rằng dịch đó tên gì vậy ? Corona.
17 Tháng Ba 20201:42 SA(Xem: 13667)
Đợi chờ sức mạnh nhân quần Triệu tay nắm chặt ra quân tiêu trừ Nỗi buồn bất tận thiên hư Nguyện Cầu Thế Giới phước như độ trì...
17 Tháng Ba 20201:17 SA(Xem: 10793)
Tình hình kinh tế toàn cầu đang điêu đứng. Thị trường chứng khoán Mỹ đang lao dốc thê thảm kể từ khi dịch Coronavirus xuất hiện Hôm nay thứ sáu 13 năm 2020, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quố
17 Tháng Ba 202012:53 SA(Xem: 8151)
Ai ơi bưng bát cơm đầy Trước tiên là phải xịt tay bằng cồn Thế gian còn dại chưa khôn Chẳng qua không biết lấy cồn xịt tay Cơm cha, áo mẹ, công thầy Phòng dịch phải nhớ xịt tay bằng cồn
09 Tháng Ba 20206:53 CH(Xem: 15725)
Quê hương, ai cũng có quê hương Dạt dào, thổn thức những nhớ thương Về thăm, virus Corona rượt. Mừng quá! Máy bay rời phi trường.
09 Tháng Ba 20206:08 CH(Xem: 13713)
Tạm biệt Hóa An, tôi không biết mình còn có dịp trở về thăm. Tôi coi như đây là lần cuối trở về. Tình cảm dành cho Biên Hòa vẫn tràn đầy trong tôi. Con sông Đồng Nai quê hương của Mẹ tôi mãi mãi trong trái tim xa xứ.
02 Tháng Ba 20208:10 SA(Xem: 6495)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
29 Tháng Hai 20201:06 SA(Xem: 13063)
Dân làng ăn tấm tắc khen, RỒNG XANH ai gọi đặt tên trái này, Lái RỒNG XANH đó! Thiệt hay! Đời sau chuyển Hán rồi xài Thanh Long
18 Tháng Hai 20207:28 CH(Xem: 12537)
Tôi đã đi qua nhiều nơi trên thế giới nhưng không nơi nào giống như Quê Hương Ba Miền của tôi.