Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p4a)

20 Tháng Mười 201712:01 CH(Xem: 8766)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p4a)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p4a)


blankTrong các thành phần trí thức du học nổi bật của miền Nam được gọi là phản chiến hay sau này được gọi là lực lượng thứ ba thì hầu hết xuất thân từ bên Pháp hay các nước Âu Châu như Thụy Sĩ, Bỉ.

Những ảo tưởng và huyền thoại của thành phần thiên tả và lực lượng thứ ba

Có một số không nhỏ đã ở lại Pháp làm việc như trường hợp Nguyễn Ngọc Giao và rất nhiều thành viên khác quy tụ trong các nhóm “Việt Kiều yêu nước”.

Phần còn lại đa số đã về lại miền Nam sau 1954. Rất ít ai về Hà Nội, trừ trường hợp có họ hàng còn ở lại ngoài đó như trường hợp con gái dược sĩ Thẩm Hoàng Tín. Ngay cả những người đã gia nhập đảng Cộng sản Pháp như bà Dương Quỳnh Hoa hoặc cảm tình viên như Tôn Nữ Thị Ninh cũng về miền Nam.

Tuy nhiên, phần đông trí thức về miền Nam trong thời điểm sau 1954 cho thấy họ không có một liên hệ trực hay gián tiếp gì với đảng cộng sản Pháp, cũng như đảng cộng sản Hà Nội.

Đó là trường hợp của Nguyễn Ngọc Lan Chân Tín và nhiều người khác như Lý Chánh Trung, Trương Bửu Lâm, Nguyễn Văn Trung. Lý lịch chính trị của họ là tờ giấy trắng tinh không gia nhập bất cứ đảng phái chính trị dù tả, dù hữu ở bên Pháp.

Nhưng ở đây, tôi muốn nhắc tóm tắt đến những thế hệ đàn anh đã đi trước nhóm phản chiến thập niên 1960 trên.

Ngay từ năm 1914, những người Việt có mặt trên đất Pháp lúc ấy phần đông là lính thợ được tuyển dụng sang Pháp rồi. Nhưng kể từ 1930-1945, ngoài số lính thợ còn có một số sinh viên sang du học Pháp. Những người Việt này thường bị khinh bỉ, chà đạp ngay tại Pháp nên sớm ý thức được sự bóc lột của chế độ thuộc địa.

Và với lòng yêu nước, họ kết hợp lại để chống lại thực dân Pháp. Họ có thể chịu tù đầy và ngay cả bị trục xuất về Việt Nam. Những lớp trí thức du học này không có chọn lựa nào khác để hoạt động chính trị nên thường ngả theo đệ tứ quốc tế (Troskyst). Họ là những người như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và nhiều người khác. Và họ đã bị cánh cộng sản đệ tam của Trần Văn Giàu thủ tiêu, triệt hại ngay khi về Việt Nam từ tthập niên 1935-1940.

blank

Nguồn: www.marxists.org

Những người này dù theo cộng sản đệ tứ, họ vẫn là những người yêu nước đáng được kính trọng. Họ có mục tiêu tranh đấu, có tinh thần, ngay cả hy sinh tính mạng của họ.

Đó cũng là trường hợp ông Trần văn Thạch (1905-1945), một cây bút chống bạo quyền áp bức và cũng bị bọn cộng sản Đệ Tam giết. (“Trần văn Thạch (1905-1945)”, sách do con gái ông là Trần Mỹ Châu biên soạn cùng với Phan Thị Trọng Tuyến.)

Để hiểu rõ thêm về những người này, có thể đọc thêm những cuốn như Ngô Văn trong Việt Nam, 1920-1945, nxb Chuông rè, “Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam, 1925-1964” và cuốn “Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam”, Hồ sơ Đệ tứ, tập 3, Nhóm Đệ tứ Việt Nam tại Pháp, của tác giả Hoàng Hoa Khôi.

Họ chưa kịp làm gì đã bị thủ tiêu trắng nên không thể có phê phán tốt xấu gì về nhóm này. Và chắc hẳn, họ cũng chẳng có quan hệ theo nghĩa tổ chức, hành dộng đối với các thành phần trí thức thiên tả như Nguyễn Ngọc Giao.

Thế thì thành phần những người phản chiến hoặc lực lượng thứ ba như Lý Chánh Trung là một sản phẩm đặc thù phát sinh từ hoàn cảnh chính trị miền Nam.

Thành phần này thuộc bài rất nhanh vì đã có cơ hội sống bên Pháp, nên đã bị nhiễm độc từ giới thiên tả Pháp vốn có một “truyền thống” thiên tả từ thế kỷ 19, sau đó một số do tình hình chính trị thuận lợi đã theo Việt Minh cộng sản. Có thể tóm tắt những công việc của tất cả nhóm này – không trừ ai – những việc họ viết, họ làm cuối cùng cũng chỉ là những kẻ bên lề, ăn theo và bị lợi dụng danh nghĩa nhất thời kết thúc rơi vào tình trạng thất bại ê chề, không được dùng.

Vì thế, nó hoàn toàn trái ngược không phải như Lý Chánh Trung viết trong bài, “Socrate và bọn trí thức thiên tả” như sau:

“Kinh nghiệm 100 năm nay qua cho thấy lịch sử đang tiến về phía tả, và không một tổ chức nào của loài người có thể thoát khỏi quy luật đó.”

(Lý Chánh Trung. Những ngày buồn nôn, Đối Diện, trang 109)

Thứ nhất coi trí thức thiên tả như Socrate là một so sánh tự cao tự đại. Socrate là một hiền triết của thành Athènes, Hy Lạp. Cái nôi của văn minh nhân loại với một nền dân chủ cao. Thứ hai cho rằng kể từ 100 năm nay, thiên tả trở thành một quy luật tiến bộ của loài người là không đúng. Điều đó chỉ có thể đúng với một vài nước Bắc Âu như Thụy Điển hay Âu Châu như Pháp chẳng hạn.

Nhưng tả không có nghĩa là cộng sản.

Về điểm này, Nguyễn Ngọc Giao, trong một bài viết nhan đề, “Quan hệ về tổ chức giữa phong trào Việt Kiều và Đảng cộng sản Việt Nam (1945-1990)” đã dứt khoát xác định là Việt Kiều và Đảng cộng sản là hai thực thể khác biệt và không hề có chủ trương kết nạp những người gọi là Việt Kiều. Ông Nguyễn Ngọc Giao đã trích dẫn một nhận xét của ông Võ Văn Sung như sau, “Đảng lao động Việt Nam không chủ trương lập Đảng bộ ở nước ngoài.” (Nguyễn Ngọc Giao, Tạp chí Thời đại mới, tháng 9-2006)

Cho nên, sau 1975, nhiều thành phần của lực lượng thứ ba đã không hiểu điều đó vì đã không được dùng đã oán giận cộng sản. Cùng lắm họ được sắp xếp vào vị trí ngồi chơi xơi nước trong Mặt trận tổ Quốc với chức vị “Phó chủ tịch”. Có rất nhiều chức Phó chủ tịch như thế như Chân Tín, Phạm Hoàng Hộ, Phạm Biểu Tâm và nhiều người khác.

Họ không hiểu rằng không lâu sau 1975 ngay như Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng bị xóa sổ, và những người như Dương Quỳnh Hoa (có thẻ đảng cộng sản Pháp) Trương Như Tảng, Lữ Phương kẻ trước người sau mang “nỗi nhục ê chề” bị hất ra bên lề.

Còn ở Việt Nam, chưa hề có một truyền thống thiên tả. Cùng lắm là một sự nhập cảng muộn màng từ thời điểm 1950 và vay mượn từ một vài nước như Pháp, Bỉ, Thụy Sỹ.

Thiên tả ở Việt Nam chỉ là một đám ăn theo dẫm đạp phải phân Mác Xít. Đó là  “The unwanted” – những kẻ dư thừa, những khối u trong thân thể miền Nam.

Người quốc gia đương nhiên không chấp nhận họ, coi họ như bọn phá thối. Người cộng sản lợi dụng dùng họ nhất thời, rồi vứt bỏ vì không phải người của Đảng.

Đó là số phận đương nhiên dành cho những người thuộc lực lượng thứ ba. Họ ngây thơ tin tưởng theo cộng sản; họ còn ngây thơ gấp bội, tưởng rằng góp công với Đảng thì đương nhiên được chia phần xôi thịt, hay một “cái ghế”.

Họ tự tạo cho mình một chỗ đứng. Họ xây dựng sự nghiệp của họ dựa trên một số “huyền thoại” với nhiều ảo tưởng về tả phái. Tả phái mà ở bên Pháp được hiểu như một hướng đi lịch sử đầy hấp dẫn.

Tả phái tại Pháp chống lại truyền thống cổ truyền mà tiêu biểu là chống lại nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp Quốc. Và vì sự chống đối ấy đã chia nước Pháp thành hai phe, hữu phái, tả phái. Họ kình chống nhau về các quan điểm lịch sử, về cách mạng và về giai cấp xã hội.

Biểu tượng của phái tả là J.P. Sartre, Merleau Ponty và nhóm Les Temps modernes.

Nhưng bài học về tả phái còn đó.

Nhà văn André Gide, người đã hết lòng ủng hộ những người Bôn sê Vích. Nhưng sau chuyến du lịch sang Liên Xô, năm 1935, ông nhìn thấy rõ thực trạng “rách rưới” của thiên Đàng XHCN, ông quay về Pháp viết cuốn sách nổi tiếng, năm 1936: “Retour de l’U.R.S.S.” như một kinh nghiệm thất bại về một ảo tưởng.

blank

Nguồn: Folio

Những gì ông quan sát thấy ở Liên Xô như một gáo nước lạnh làm ông tỉnh ngộ.

Ngay từ thời kỳ đầu của Xô Viết, A.Gide đã nhận ra đời sống dân chúng ở đây quá thấp kém, các sản phẩm tiêu dùng thiếu hụt, thiếu phẩm chất không đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ông cũng nhận thấy năng xuất rất kém cỏi trong các Hợp tác xã so với các nước Âu Châu. Một công việc mà một người thợ lao động có thể hoàn thành trong 5 tiếng đồng hồ tại các nước Tây phương thì ở Liên Xô có thể phải mất 5 ngày.

Điều đó cũng vẫn còn đúng trong các xí nghiệp Quốc doanh và trong bộ máy công quyền của cộng sản Việt Nam hiện nay. Một người làm, 4 người ngồi chơi. Một sáng chế trong chế độ tư bản có thể biến thành sản phẩm trong thời hạn tối thiểu 6 tháng. Nhưng cũng sáng kiến ấy có thể mất 10 năm dưới chế độ cộng sản!

Ở Liên Xô, theo A. Gide, nơi đó là một cuộc sống buồn tẻ, không có sinh khí và cũng chẳng có tương lai, hay là một tương lai đen tối, mù mịt. Ông ví Liên Xô nó như một quả táo có chất độc. Phải bổ quả táo ra mới biết bên trong có những con sâu.

Nhưng khi về lại Pháp, A. Gide nói thì không mấy ai tin. Ngay bây giờ có viết ra đây, vị tất bọn tả phái hay cộng sản cũng bịt tai không muốn nghe. Nhiều người trong giới trí thức Pháp đọc ông cũng không tin. Họ còn phê bình chỉ trích ông.

Vì thế, xem ra tả phái ở Pháp có một lực hấp dẫn và được nhiều người trí thức Pháp chạy theo như một phong trào.

Đến độ nếu không phải là tả thì hình như chưa chính thức được gọi là “người trí thức”.

Sự đông đảo của giới trí thức thiên tả Pháp đã tạo ra những hiện trạng đầy rủi ro và mức xáo trộn xã hội trở thành một tình trạng bất an thường trực trong giới trí thức, giới sinh viên. Các báo chí như tờ Les temps modernes dẫn đầu trong việc hướng dẫn dư luận, tạo ra các cuộc bút chiến cũng như các cuộc biểu tình, xuống đường đòi tự do trở thành chuyện cơm bữa. Đến nỗi nước Pháp không có biểu tình, không có tranh luận, không có phe nhóm thì có thể không phải là nước Pháp.

Tình trạng đó có thể còn kéo dài đến bây giờ.

Cho nên, thật cũng không dễ dàng gì có thể nắm bắt được các chủ trương, hay một hướng đi rõ nét cho những phong trào chống đối tại Pháp?

Người ta có cảm tưởng sự đòi hỏi, sự bất mãn là lẽ sống của dân trí thức Pháp.

Vì thế, sinh viên Việt Nam du học tại Pháp khó mà tránh khỏi sự lây nhiễm của nhóm tả phái về một sự thức tỉnh trước các đòi hỏi về độc lập dân tộc, quyền tự do tư tưởng, về quyền tranh đấu cho những bất công xã hội phong kiến với rất nhiều tham vọng cải cách và ngay cả lật đổ.

Nhóm tả phái đã dựng nên nhiều huyền thoại và rêu rao đến làm mê hoặc với một số từ như: Tả phái, Cách Mạng và Giai cấp vô sản.

Đó là những từ ru ngủ, một thứ chính trị huyễn hoặc. Những Stalin, Lenin thực chứng cũng như Hồ Chí Minh chỉ là những thần tượng bằng đất sét. Ngoài những từ có tính huyễn tượng trên. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh còn bổ túc thêm từ Dân Tộc, Đất nước. Sau này, Lý Chánh Trung khai triển thêm trong cuốn “Tìm về Dân Tộc”.

Nhưng ngay từ thập niên 1950, đã có một người trí thức Pháp muốn giải hoặc các huyền thoại đó. Raymond Aron, tác giả cuốn “L’opium des intellectuels” (Thuốc phiện của giới trí thức) chống lại hệ tư tưởng Mác Xít của Sartre mà ông gọi chúng là thuốc phiện làm mê hoặc con người. Đồng thời cuốn sách cũng nhằm chống lại từng luận điểm và từng danh từ của cánh tả như J.P. Sartre và Merleau Ponty.

blank

Nguồn: Pluriel

Trong cuốn sách của Raymond Aron, xuất bản ngay từ năm 1955, ông coi trí thức thiên tả Pháp ngả theo chủ nghĩa Mác Xít như say nghiền một thứ thuốc phiện. Vì thế, ông viết cuốn sách này nhằm giải thích và cắt nghĩa tại sao giới trí thức tả phái lại đi theo trào lưu ngả theo Mác Xít như một cái mode của họ?

Thật không có gì đúng hơn khi gọi tả phái đó là một cái mode. Cái mode ấy nhanh chóng được phổ biến tại miền Nam Việt Nam.

Thật vậy, sau một thời cái mode hiện sinh đâm ra nhạt nhẽo. Mode tả phái có mùi phân thối Mác-Xít như cái loa truyền ở thành thị miền Nam.

Trí thức miền Nam, nhất là ở trường Văn Khoa đua nhau viết về chủ nghĩa Mác như các ông Lý Chánh Trung, Trương Bá Cần, Trần văn Toàn, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn văn Trung và thế hệ đàn em như Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương.

Tất cả đám này chỉ biết một thứ Mác Xít sách vở, ngoài ra nhận thức được thế nào là người cộng sản thì chưa chắc đã bằng một anh nông dân miền Bắc di cư vào miền Nam. Có khi còn thua cả một cái cột đèn.

Có thể kể thêm Trần Tam Tỉnh ở ngoại quốc với cuốn “Dieu et César”, in tháng 10-1978. Đây là cuốn sách mà dưới mắt một người có đạo là một thứ Juda phản thầy.

Trong khi ở Việt Nam, trí thức thiên tả và lực lượng thứ ba say sưa ôm cái đuôi thiên tả nhập cảng từ Pháp Quốc. Nhưng họ không có nhận thức được đang có một cuộc khủng hoảng ý thức hệ rạn nứt ngay trong nội bộ các đảng cộng sản lớn.

Khi “đồng chí” Khruschev, trong Đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố chủ trương đường lối chung của đảng là: Chung sống hòa bình. Lời tuyên bố của lãnh tụ Liên Xô trở thành mối đe dọa đến cái bộ mặt độc quyền của một đảng cộng sản duy nhất (monpolitique) đã từng là niềm tự hào nối kết các đảng anh em với nhau thì đã có sự nứt rạn giữa Trung-Nga. Trung Quốc đã mạnh dạn lên tiêng tố cáo đường lối “xét lại của Liên Xô”.

[“Tại Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) ngày 24-25 tháng 2 năm 1956, Khrushchev đã đưa ra một báo cáo trong đó ông tố cáo các tội ác của Stalin và đám “sùng bái cá nhân’ xung quanh Stalin. Khrushchev nói rằng Stalin là một kẻ giết người và là một bạo chúa. Khrushchev bắt đầu ‘hạ bệ Stalin’ ở Nga – trả tự do cho tù nhân chính trị và Beria (Trùm mật vụ của Stalin) đã bị xử tử.

“Trong thời kỳ lãnh đạo của Stalin, mối quan hệ hòa bình của chúng ta với các quốc gia khác thường bị đe doạ, bởi vì những quyết định của một người có thể gây ra, và thường gây ra nhiều rắc rối.”

Bài phát biểu này cuối cùng sẽ gây ra sự chia rẽ trên toàn thế giới cộng sản. (Nikita Khrushchev tài liệu Tham khảo Lưu trữ – Tài liệu lưu trữ Chính phủ của Liên Xô)

Trong chuyến viếng thăm nước Anh năm 1956, Khrushchev phát biểu

“Các bạn không thích chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi không thích chủ nghĩa tư bản. Chỉ có một con đường duy nhất – sống chúng hoà bình.” 

(Tài liệu lưu trữ Chính phủ của Liên Xô). – DCVOnline]

Từ đó, khối cộng sản tách ra làm hai.

Và Trung Hoa cho rằng tương lai thế giới không còn tùy thuộc vào sự ưu thế khoa học của siêu cường Liên Xô nữa.

Trong khi đó các nước vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa cũng trỗi dậy và chủ trương không liên kết. Tiệp Khắc vào năm 1968 chủ trương một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có khuôn mặt người.(socialisme à visage humain).

Và kể từ nay, không còn có một khuôn mẫu điển hình XHCN nữa mà là một tấm gương đã vỡ ra nhiều mảnh: nghĩa là có nhiều thứ chủ nghĩa xã hội.

Và nhất là vào năm 1989, khối cộng sản Đông Âu đã vỡ tan ra từng mảnh. Khởi đầu với cuộc cách mạng dân chủ ở Poland (Ba Lan), rồi Hunggary (Hung Gia Lợi), tại Đông Đức, tại Czecho-Slovakia (Tiệp Khắc), tại Bulgary, tiếp theo là Romania, Yugoslavia (Nam Tư).

Việt Nam, trước cơn bão dân chủ, họ đã làm gì? Viễn cảnh về một Việt Nam dân chủ nay càng xa vời.

Trong khi đó, ở Việt Nam, người ta vẫn bám víu vào con thuyền XHCN đã mục đáy mà cho đến nay không biết lúc nào nó chìm. Khi nó chìm thể nào người ta cũng tìm thấy xác Lý Chánh Trung và xác Lê Hiếu Đằng trên đó; đồng thời cạnh đó, ông Tương Lai đang quằn quại ngắc ngoải trước cái thây ma Hồ Chí Minh.

Trí thức thiên tả và thành phần thứ ba vẫn mù quáng, ảo tưởng về một tương lai XHCN mà sau này Dương Thu Hương, một cựu đảng viên cộng sản đã nhận ra một cách cay đắng gọi là “Thiên Đường mù”.

Đã nói như thế rồi mà nhiều người vẫn không chịu mở mắt ra.

Trở lại với cuốn sách của Raymond Aron để may ra rút ra được một hai bài học cho nhóm tả phái ở Việt Nam.

Theo R. Aron, từ tả phái có thể có nhiều nghĩa. Tả phái có nghĩa là tinh thần tự do chống lại cái cũ, chống lại bộ máy quyền hành độc đoán và ngả theo chủ nghĩa Mác Xit. Tả phái còn có nghĩa tranh đấu cho sự bình đẳng giai cấp chống lại giai cấp giàu có và những kẻ có quyền lực. Tất cả những từ mà phía tả phái xử dụng thì đều mang ấn tín của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Chẳng hạn, khi nói chống lại giai cấp giàu có và quyền lực thì chính là cuộc tranh đấu của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, làm cuộc cách mạng.

Và cuộc cách mạng ấy dĩ nhiên phải cần xử dựng đến bạo lực.

Bạo lực đối với phía tả cũng như đối với chủ nghĩa Mác xít được biện minh như một điều kiện cần thiết, như một chân lý lịch sử đến không cần thiết phải bàn cãi đến nữa. Và biến bạo lực thành những giáo điều. Tội ác lúc ấy cũng được biện minh nhân danh cách mạng và điều thiện.

Trong cuộc cách mạng chống lại chủ nghĩa tư bản mà tiêu biểu là đế quốc Mỹ và các chủ thể tôn giáo. Nước Mỹ được coi như cội nguồn của mọi điều xấu như bóc lột, tha hóa và đè nén.

Thêm nữa, sự cứu rỗi trước đây chỉ có thể thực hiện được trong lòng giáo hội. “Hors de l’Église point de salut” (Không thể có sự cứu rỗi ngoài giáo hội). Nay phe tả không còn có thể tìm vào tôn giáo như một giải thoát. Thượng đế nếu có thì đã chết. Còn đối với người cộng sản, tôn giáo chỉ là thứ thuốc mê với những hứa hẹn.

Chủ nghĩa cộng sản là một thứ tôn giáo giải phóng con người. Amen!

Các trí thức thiên tả Việt Nam có những mục tiêu chống đối khác với trí thức thiên tả Pháp. Họ phần đông chống lại chính sách và đường lối của Pháp và sau này của Mỹ tại Việt Nam. Nguyễn Ngọc Lan cho xuất bản cuốn “Cho cây rừng còn xanh lá”. Trong đó 2/3 các bài viết của ông là chống Mỹ. Phần còn lại chửi Việt Nam Cộng hoà.

Trước chống Pháp, sau chống Mỹ, dù đường lối chính sách của hai nước hoàn toàn khác biệt. Sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam là sự khai thác của chế độ thuộc địa. Sự có mặt của người Mỹ là bảo vệ Thế giới Tự do, chống cộng sản.

Giả dụ không có cộng sản miền Bắc thì sự có mặt của người Mỹ ở miền Nam trở nên không cần thiết nữa. Có đúng vậy không? Nếu miền Bắc là Bảo Đại thì không hề có chuyện người Mỹ đổ quân vào miền Nam! Đúng vậy chăng?

Người cộng sản đã lừa bịp thế giới và người dân Việt Nam khi đồng hóa Mỹ vào chế độ thực dân. Người Mỹ không chiếm đất mà cũng không khai thác thuộc địa.

Vì thế, danh xưng “Đế quốc Mỹ” mới là một chiêu bài bịp bợm đã đánh lừa được nhiều người, trong đó có thành phần thứ ba.

Nhưng vì quen thói bắt chước, bọn họ lại máy móc rập khuôn các khuynh hướng về xã hội, văn hóa, xu hướng chính trị của người Pháp. Đến độ họ là thứ người không hẳn là Pháp mà cũng không hẳn là người Việt Nam, nhưng là một thứ “Francétrangers”.

Chống Tây có thể chỉ ở mặt nổi, ở tình tự cá nhân hay cái bề mặt bên ngoài. Nhưng tự thâm tâm họ lại thỏa thuận ngầm, sống và suy nghĩ như Tây, lệ thuộc và nể phục Pháp.

Họ bắt chước một cách vô thức từ lối sống, lối suy nghĩ, lối hành xử của người Tây. Đôi khi họ Tây hơn Tây.Trần Đức Thảo là một trường hợp tiêu biểu.

Vì thế, khi về sống lại ở Việt Nam, họ có lối suy nghĩ khác với phần đông dân chúng trong nước. Họ có vẻ như “đi trước” thời cuộc so với sự chậm chạp, ù lì của phần dông dân chúng. Nhưng thực tế người dân, dù là nông dân ít học đã hiểu biết về cộng sản ít lắm trước bọn lực lượng thứ ba nửa thế kỷ. Thật vậy cho đến bây giờ, nhiều người đã gần 80 tuổi mới thấy họ sai lầm và mới phản tỉnh! Như ông Tương Lai hiện nay vẫn chưa tỉnh hẳn. Ông ấy vẫn còn mộng mị trương bảng trùm cộng sản Hồ Chí Minh và rao bán đảng Lao Động.

Xem ra đã quá trễ để lên chuyến tàu lịch sử.

Và không thực hiện được những điều mơ ước với mớ kiến thức có thể còn chưa tiêu, họ dễ trở thành bất mãn thường trực.

Nhiều người Việt Nam, sự suy nghĩ và hành động của họ khác đám trí thức thiên tả vì họ phải đối diện thường trực với các mối đe dọa hiểm nguy, cọ sát với thực tế mỗi ngày, chạm mặt với chiến tranh chết chóc gần kề. Đó là trường hợp phần đông các sĩ quan và binh sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hoà. Con số của họ cộng chung là hơn một triệu người dưới lá cờ Quốc Gia của Việt Nam Cộng hoà. Họ cầm súng là để bảo vệ miền Nam, họ buộc phải giết cộng sản từ miền Bắc xâm nhập vào miền Nam. Họ không có chọn lựa nào khác và vì thế, rất đơn giản, họ không chấp nhận thành phần phản chiến.

Còn trí thức thiên tả, họ có thể chỉ là những người ngoài cuộc, sống trong tháp ngà.

Họ là thiểu số, lẻ loi giữa người dân miền Nam. Người ta có cảm tưởng họ có một sự ngây thơ chính trị đến khó hiểu và dễ ngả theo các trào lưu tả phái, chống chiến tranh, và ở cuối đường, trong ngõ cụt họ gặp người cộng sản.

Số phận của họ ra sao sau 1975 sẽ được trình bày trong phần 5 cũng là phần chót của loạt bài này.

Một người nông dân miền Bắc vào Nam, một người công giáo di cư nghèo khổ đi chân đất có thể hiểu cộng sản một cách kiên định và phân biệt rõ trắng đen ai là bạn, ai là thù. Tôi đã từng nhìn một bức hình một người đàn ông cụt cả hai chân, phải đi bằng hai tay đã tự mình bò lên tàu há mồm đi vào Nam.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi nột người tàn tật như thế còn gì là tương lai. Vậy mà đã quyết định không ở lại với cộng sản. Sự bỏ nhà cửa ra đi của hàng triệu người nông dân miền Bắc, năm 1954, liều chết vào miền Nam nói rõ lên điều đó.

Trường hợp Lý Chánh Trung-trường hợp tiêu biểu, một trong những trí thức thuộc lực lượng thứ ba-trong một bài viết nhan đề “Làm Và Tin”, ông đã viết như một kẻ thuộc bài:

“Tình trạng phân chia đất nước sau Hiệp Định Genève, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là những sự kiện lịch sử rất phức tạp, đã kéo dài 20 năm, qua nhiều giai đoạn và phương thức khác nhau, giữa một thế giới cũng vô cùng phức tạp và luôn luôn biến dạng.”

(Lý Chánh Trung, Trui rèn trong lửa đỏ, tập II, trang 236. Người viết nhấn mạnh)

Ở một đoạn khác, ông đã viết một cách xác tín hơn như sau:

“Lúc còn ở bên Pháp, trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng Chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đang thắng ở Việt Nam, không những vì đó là “hướng đi của lịch sử” mà còn vì đảng cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay.”

(Lý Chánh Trung, ibid., trang 239)

Lý Chánh Trung chống thực dân, nhưng chỉ trong 10 trang ở bài “Suy nghĩ về hai chữ “mất nước” – Về trí thức miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” trong cuốn “Chung một bóng cờ – Về Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam”, Trần Bạch Đằng Chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thât xuất bản lần thứ ba, Hà Nội 2015, tác giả đã vài lần trích dẫn hiểu biết văn học châu Âu mà ông hấp thụ khi đi học bên Pháp.

“Trong quyển Hoàng tử (Le Prince), Machiavel đã nhận định rất xác đáng rằng đối với một nước Cộng hoà đã có truyền tống tự do, chiếm đoạt đã khó khăn rồi, mà giữ gìn sau khi chiếm đoạt lại càng khó khăn hơn nữa.” (trang159)


Ở trang khác, Lý Chánh Trung viết:

“Suốt thời Pháp thuộc, không còn nước Việt Nam, chỉ còn Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong một xứ gọi là Đông Dương thuộc Pháp. Riêng dân Nam Kỳ lại không được xem là Việt Nam mà được định nghĩa là “thuộc dân Pháp ở xứ Conchinchine” (sujets Francais de Conchinchine). Cho đến năm 1947 khi xuất dương du học, trên tờ giấy thông hành của tôi, vẫn còn ghi cái quốc tịch quái gở đó.” (trang160-161).


Ở trang 163, Lý Chánh Trung viết:

“Một văn hào Pháp, hình như là Giraudoux đã nói đại khái rằng một dân tộc bắt đầu chết bằng những cử chỉ vô lễ nhỏ nhặt, bằng đôi giầy không buộc chặt và những cái quần ủi không thẳng nếp. Tại sao? Vì rằng những thái độ buông thả ấy là một triệu chứng suy đồi của văn hoá.”

[Tác phẩm của tiểu thuyết gia Pháp Hippolyte Jean Giraudoux được biết đến vì văn phong thanh lịch, thi vị và nhiều tưởng tượng. Chủ đề nổi bật của Giraudoux là mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, và đôi khi giữa con người và một số lý tưởng không thể đạt được. – DCVOnline]

Lý Chánh Trung còn rập theo đường lối của cộng sản nói tới cụm từ: Tìm về dân tộc. Đây là một cụm từ có tính tuyên truyền và mỵ dân. Tìm về dân tộc, nhưng dân tộc nào? Dân tộc phải chăng có cùng một tiếng nói, có chung một lịch sử, có chung cuộc sống trong một vùng địa lý, một mảnh đất? Dân tộc như thế phải được hiểu là nó được nằm ở phía Bắc hay cả phía Nam? Cuộc chiến tranh do Hà Nội khởi động xâm chiếm miền Nam thì còn có nghĩa tìm về dân tộc hay không?

Không ai phủ nhận họ là những trí thức có tầm vóc, học hành đến nơi đến chốn. Họ thông minh, có bằng cấp, khôn ngoan, thiện chí và cũng có thể có lý tưởng.

Nhưng hiểu biết chính trị thì không. Cùng lắm là một thứ trí thức với nhiều ảo tưởng, một thứ theo đuôi các trí thức thiên tả Pháp

Lý Chánh Trung nay đã không còn nữa. Và từ khi cộng sản chiếm miền Nam đến khi ông chết, nếu suy luận như ông nghĩ “theo Giraudoux” thì dân tộc Việt Nam có lẽ đã bắt đầu chết từ 1975; hay thành thật với mình hơn nữa thì ông phải nói là dân tộc Việt nam đang hấp hối dù chưa được chứng kiến hơi thở cuối cùng của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Nếu còn sống ông phải nghĩ và viết như thế nào?

Trường hợp Lm Chân Tín cũng như gs Nguyễn Ngọc Lan cũng có thể xếp chung với Lý Chánh Trung. Cũng như nhiều người khác như Nguyễn Văn Trung, Lm Trương Đình Hòe, Thế Nguyên, Trần Trọng Phủ, Lm Cẩm Xuyên, Võ Hồng Ngự và rất nhiều người khác.

Và người ta tin tưởng rằng có một sự suy tàn của chủ nghĩa tư bản.

Kết luận

Khi viết những dòng này, tôi thấy tội nghiệp và đôi chút coi nhẹ các thành phần tả phái và lực lượng thứ ba của Việt Nam.

Tại sao tội nghiệp cho họ?

Tội nghiệp vì họ mê muội và tiếp tục mê muội. Vấn đề là họ không ra khỏi cơn mê muội đó. Họ theo đuôi cánh tả Pháp như những kiểu mẫu điển hình cho một thế giới tương lai với những hứa hẹn cách mạng và giải phóng con người.

Thực tế dã thay đổi và không còn phải như vậy nữa. Sartre đã tự lột xác. Nhưng cánh tả và lực lượng thứ ba ở Việt Nam đã không có khả năng thay đổi.

Đó là nỗi đau, nỗi nhục và nỗi khốn khố của các thành phần thứ ba. Trong đó, có trường hợp Thế Nguyên, sau 1975, trở thành thứ người dư thừa, bất đắc chí rồi nghiện ngập rồi chết một cách lãng sẹt trong một tai nạn.

Trong khi đó, sau 1975, người lãnh đạo cánh tả Pháp là J.P. Sartre, đã bắt tay với Raymond Aron, cùng lên tiếng ủng hộ dự án con tàu Ile de Lumière.

Họ đã cùng nhau kêu gọi dân Pháp đón tiếp thuyền Nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản. Họ cũng đã cùng nhau vào điện Elysée để yêu cầu tổng thống Pháp đón nhận các thuyền nhân Việt Nam trốn chạy chế độ cộng sản tàn bạo.

Năm 1979, con tàu này đã ghé đậu ngoài khơi trại tỵ nạn Terempa mà người viết bài này lúc ấy cũng có mặt trên đảo. Trong trại tỵ nạn thường có những vụ đâm chém, thanh toán nhau để đòi nợ. Trong dịp này, có một thanh niên gốc Hoa đã bị kẻ khác chém lòi bụng. Cảnh sát Nam Dương đã kịp thời chở người thanh niên này ra con tàu Ile de Lumière nhờ cấp cứu. Rất may, trên tàu có nhà thương và họ đã cứu sống được người thanh niên này sau hai tháng nằm trên tàu bệnh viện. Và họ cũng đã cứu vớt được hàng vạn người trên biển cả như thế.

Thái độ và việc làm của hai trí thức trên không cần phải lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Hà Nội và rất nhiều Boat People mãi mãi biết ơn họ. Không có họ, nhiều người đã làm mồi cho cá biển.

Điều đó đủ như một cái tát vào mặt chính thể cộng sản Hà Nội.

blank

Hải trình của con thuyền cho Việt Nam “Đảo Ánh sáng”. Nguồn: La Croix.

Phần bọn trí thức thiên tả họ đã làm được gì?

Họ đã làm, nhưng là làm ngược lại lương tri của một con người.

Họ đã cùng nhau viết một lá thư chung nhan đề Lettres aux amis d’Occident, ngày 28 tháng 6, 1979 trong đó có đoạn xin được trích dẫn ở đoạn 3 như sau nhằm biện hộ cho chế độ bạo tàn của Hà Nội đồng thời phủ nhận hiện trạng Boat People:

“Trong bất cứ thời nào, các cuộc cách mạng nào thì cũng đều kéo theo một phần dân chúng di tản, bởi vì, ngay cả những cuộc cách mạng có tính khoan dung, thì vẫn luôn luôn có một số người không thể nào có thể thích ứng vào chế dộ mới hoặc họ từ chối không muốn chịu thích ứng.

Ở miền Nam Việt Nam, cả một thế kỷ dưới thời thuộc địa, 20 năm dưới chế độ thực dân mới, 10 năm với sự có mặt đông đảo của quân đội Mỹ, một sự tuyên truyền liên tục và thường trực chống lại cộng sản bởi một bộ máy khổng lồ tuyên truyền tâm lý chiến (một sự phồn vinh giả tạo, một xã hội tiêu thụ vv..) Tất cả nhũng yếu tố đó góp phần tạo nên một tầng lớp người dày đặc một cách khách quan và chủ quan không thể nào thích ứng được với chủ nghĩa xã hội.Thêm vào đó, phải nói tới công việc làm vẩn đục của những người lãnh đạo Nhà Trắng trong những ngày hấp hối của chế độ Sài Gòn.Họ đã muốn lôi kéo càng nhiều càng tốt người Việt Nam theo vết chân của họ: Kế hoạch cuối cùng của viên đại sứ Hoa Kỳ đã trù liệu việc di tản hơn một triệu người.”

(Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 232-233)

Cuối cùng thì người tả Pháp như J.P. Sartre trở thành những người ân nhân của thuyền nhân Việt Nam.

Còn các thành phần lực lượng thứ ba ở miền Nam trở thành kẻ thù của Boat People.

Người viết bài này không biết vì tình nguyện hay bị áp đặt phải ký, nhưng tôi cứ xin trích dẫn đầy đủ danh sách những trí thức thuộc lực lượng thứ ba đã ký tên trong Lá thư gửi các người bạn ở Âu Châu gồm:

Dược sĩ Hồ Đắc Ân. Lm Trương Bá Cần. Phật tử tranh đấu Võ Đình Cường. Thượng Tọa Thích Minh Châu. Nghệ sĩ sân khấu Kim Cương. Nhà báo Lý Quý Chung. Bác sĩ Trần Văn Du. Chủ nhiệm báo Tin Sáng Ngô Công Đức. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Nhà văn Vũ Hạnh. Nhà khoa học Trần Vinh Hiển.Tổng thư ký Mặt Trận Tổ Quốc Tôn Thất Dương Kỵ. Giáo sư Hải dương học Bùi Thị Lang. Luật sư Trần Ngọc Liễng. Thẩm phán Trần Thúc Linh. Luật sư Nguyễn Long. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Giáo sư Châu Tâm Luân. Ni sư Huỳnh Liên. Lm Huỳnh Công Minh. Thẩm phán Trần Quốc Mạnh. Giáo sư Nguyễn Vinh My( Ở Pháp) Nhà báo Hồ Ngọc Nhuận. Kiến Trúc sư Nguyễn Quang Nhạc. Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn. Giáo sư y khoa Phạm Biểu Tâm. Giáo sư địa chất Trần Kim Thạch. Giáo sư hóa học Lê Văn Thới. Thẩm phán, bà Ngô Bá Thành. Giáo sư Lý Chánh Trung. Lm Phan Khắc Từ. Kỹ sư Lâm Văn Vạng. Kỹ sư Đinh Xáng.

Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

20 Tháng Sáu 202112:31 SA(Xem: 7602)
Tôi sẽ không viết những điều ai cũng biết về Trần Thiện Thanh, chỉ xin kể lại những “kỷ niệm” của riêng tôi với chàng ca nhạc sĩ lắm tài nhiều tình này.
19 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 11813)
Ước gì có một ngày như thế Bọn chúng mình, già mấy cũng thấy vui Lỡ mai kia đứa lìa đời Cũng có đám bạn già Ngồi trên xe lăn nắm tay nhau mà khóc.
19 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 4810)
Ngày của Cha thường được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của từng quốc gia.
12 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 11935)
Chiều buồn nợ áng mây bay Đêm về... Nợ bóng trăng lay hiên nhà Cuối cùng ta nợ cả ta Nợ điều đã hứa... Nhớ ra chưa làm.
12 Tháng Sáu 202112:54 SA(Xem: 10387)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CÓ BAO GIỜ EM HỎI - Thơ Duyên Anh - Nhạc Phạm Duy Hòa âm & Keyboard: Hữu Quang Thanh Lam trình bày
12 Tháng Sáu 202112:34 SA(Xem: 3427)
Activator Method là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả sử dung một công cụ Activator có lò xo cung cấp lực thấp để điều chỉnh các đốt cột sống ...
12 Tháng Sáu 202112:25 SA(Xem: 10574)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ VẪN THẾ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
11 Tháng Sáu 20214:25 CH(Xem: 11701)
Gió đem hương chan vào vườn cây trái Để hoa thơm quả ngọt chín tràn trề Hạ nồng nàn khắp núi sông đồng bãi Ơn gió hiền hòa dong ruỗi say mê.
11 Tháng Sáu 202110:22 SA(Xem: 9535)
Tôi ở Cali đồi núi khô khan, cây cỏ không xanh tươi. Dọc đường về hướng Florida cây xanh bát ngát. Một màu xanh mướt đẹp mắt và trải rộng tới chân trời.
11 Tháng Sáu 20212:25 SA(Xem: 6685)
Nhưng Tí vẫn là đứa con bé bỏng trong vòng tay của chị. Đứa con ước ao một món quà thuở nhỏ, mà mãi đến giờ, và sẽ không bao giờ, chị có thể tặng cho con.
11 Tháng Sáu 20211:57 SA(Xem: 7121)
Ngày mai tôi sẽ lái xe ra biển và ném thỏi son này thật xa để nó theo dòng nước trôi ra đại dương. Không còn lý do gì để giữ kỷ niệm này nữa.Một gút mắc của cuộc đời vừa được tháo gỡ. Chưa ra biển mà nghe lòng mênh mông.
11 Tháng Sáu 20211:08 SA(Xem: 8119)
Cù lao chín chữ vai mang Đại dương sâu thẳm ngút ngàn vọng chân Thái sơn chở nặng nghĩa ân Vầng dương chiếu rọi Sáng Ngần Tình Cha.
10 Tháng Sáu 202110:34 CH(Xem: 11787)
Có gì đó ở Sài Gòn nhớ mãi Đi thật xa vẫn quay quắt hướng về Sài Gòn bây giờ tháng sáu nhiêu khê Sài Gòn đắp mền ủ mình trốn dịch.
07 Tháng Sáu 20211:14 SA(Xem: 5247)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
06 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 14456)
Sài Gòn cơn bệnh rồi sẽ qua Hòn Ngọc Viễn Đông lại điệu đà " Sài Gòn tốt bụng " câu cửa miệng Để thương để nhớ kẻ phương xa.
06 Tháng Sáu 202112:13 CH(Xem: 10033)
Florida với trái cây miền nhiệt đới như ở VN. Tôi là dân miệt vườn nên mơ ước được đi đến đó, tận tay hái những cây trái sai oằn như ở vườn nhà ngày xưa. Tôi nôn nao lắm Florida ơi!
01 Tháng Sáu 202110:40 CH(Xem: 7561)
Chuyến đi Á Châu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2019 có thể là chuyến đi qua nhiều nước cuối cùng của tôi.
01 Tháng Sáu 202110:29 CH(Xem: 4175)
(Viết thay, là nén hương lòng tưởng nhớ CHS Ngô Quyền K8 Trần Hữu Phúc)
01 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 8888)
Cảm ơn câu hát tiếng đàn Để tình thơ dại luôn mang nặng lòng Cảm ơn ngày tháng thong dong Cảm ơn cả những long đong phận người
01 Tháng Sáu 20211:43 SA(Xem: 10037)
Nghe trong câu hát lời kinh Vạn lời xin lỗi tình em còn chờ Tào khang không trọn dòng thơ Phút giây hạnh ngộ cũng là thiên thu
01 Tháng Sáu 20211:29 SA(Xem: 6074)
Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm.
01 Tháng Sáu 202112:06 SA(Xem: 9337)
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy đã truyền cho tôi những kiến thức
31 Tháng Năm 202111:44 CH(Xem: 9535)
Nắng bồi hồi tiễn anh ngang đường cũ Có hàng cây lay lắt gió đợi chờ Có em ngồi bên sân chiều lá rụng Gom lá vàng, đong kỷ niệm ngày thơ.
23 Tháng Năm 202111:59 CH(Xem: 7718)
Mẹ đã thanh thản đi về cõi vĩnh hằng trong một giấc ngủ muộn vào chiều ngày lễ Memorial Day năm 2018, để lại cho con cháu niềm tiếc thương vô hạn cùng tấm gương rực sáng ...
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8100)
Bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi...Tôi không tìm thấy lại một Sài Gòn thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8639)
Cựu học sinh Ngô Quyền Houston hôm Sunday 5/20/21 tổ chức một buổi họp mặt chào đón cô Ma Thị Ngọc Huệ cùng phái đoàn đến từ California.
23 Tháng Năm 20212:33 SA(Xem: 7555)
Là người dân của Mỹ cũng may mắn như được làm con nhà giàu. Nếu được làm con nhà giàu thì phải biết mở lòng để giúp những người kém may mắn.
23 Tháng Năm 20211:42 SA(Xem: 3095)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
21 Tháng Năm 20211:41 SA(Xem: 7175)
Như đã thông báo trước, chúng tôi tổ chức viếng tang vào lúc 14 giờ ngày 19.05.2021. Tôi và Trần Văn Thông đến nơi tổ chức tang lễ đúng hẹn.
21 Tháng Năm 20211:16 SA(Xem: 6316)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
21 Tháng Năm 202112:45 SA(Xem: 4663)
Bài tập quan trọng nhất của bộ môn khiêu vũ Xin mời thưởng thức: Kỹ thuật đôi chân của vũ điệu International Latin Biên tập: Vũ sư Thanh Lam
17 Tháng Năm 20212:38 SA(Xem: 12910)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÃ LỠ DUYÊN RỒI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Văn Vĩnh
17 Tháng Năm 20211:34 SA(Xem: 9959)
Tìm nhau năm mươi năm Năm mươi mùa Đông lạnh Đường hun hút xa xăm Chim Thiên Đường mỏi cánh.
17 Tháng Năm 20211:30 SA(Xem: 7838)
Sau năm 1975, trong thời gian khó khăn, nhà không có TV mỗi lần có tranh cúp Mondial, tôi phải sang nhà người học trò bên cạnh xem ké trận đấu.
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 4541)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 3391)
Chườm lạnh trên các vết thương đau cấp tính viêm sưng. Chườm nóng trên các cơ bắp đau kinh niên, cứng cơ. Trên lớp vải mỏng khoảng15-20 minutes.
17 Tháng Năm 20211:15 SA(Xem: 10129)
Những dấu chân mòn mỏi Mẹ đi qua. Nhiều khi Mẹ không ngoái đầu nhìn lại Sương Tấm trên vai ướt mềm áo vải Nắng nhuộm đen đôi gót nhỏ chai sần
17 Tháng Năm 20211:03 SA(Xem: 10259)
Anh nói với em chỉ một điều Hai ta giữ mãi một tình yêu Cho nhau nồng ấm như ngọn lửa Dù cả hai ta đã xế chiều.
16 Tháng Năm 202110:42 CH(Xem: 8947)
Mẹ ơi! Ơn nghĩa sinh thành biết chừng nào con đền đáp được. Con nguyện cầu cho mẹ khỏe mạnh, an lạc để sống đời với con.
16 Tháng Năm 20212:03 SA(Xem: 8652)
Tháng năm phượng đỏ sân trường Ve sầu rền rĩ điệu buồn âm vang Xuân trôi nắng hạ về ngang Đốt hồn cây cỏ hong vàng tóc ai.
16 Tháng Năm 202112:46 SA(Xem: 8468)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔNG NGÂM - Thơ Thy Lệ Trang - Nhạc Bằng Giang Hòa âm Vũ Thế Dũng - Trình bày Tâm Thư
11 Tháng Năm 202110:53 CH(Xem: 11197)
Nắng đã lên bầu trời đẹp lạ Ôm vào lòng bao nỗi ước mơ Bây giờ ta đếm từng giờ. Chờ cả thế giới hoàn toàn mở cửa.
09 Tháng Năm 202112:18 SA(Xem: 11631)
Ngày Mother's Day đừng bỏ lỡ Một cú phone và một món quà Hay em lái xe qua. Ôm lấy mẹ hôn trên đôi má
08 Tháng Năm 202111:34 CH(Xem: 9348)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TIẾNG GỌI MẸ - Thơ Trần Kiêu Bạc LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền - Ca sĩ: LệThanh Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202110:56 CH(Xem: 8829)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ TÔI - Nhị Hà: sáng tác - Hòa Âm: Ngô Nguyên Ca sĩ: Như Hương - Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202112:08 SA(Xem: 8494)
Hạt tốt ươm mầm... tâm tĩnh lặng Hoa lành nẩy giống... trí an ngơi Công ơn từ mẫu con chưa vẹn Mẹ đã lìa xa cõi thế rồi!
04 Tháng Năm 20214:12 CH(Xem: 9298)
Thời gian che lấp thương đau Vãng sanh lạc quốc Mẹ vào thiên thai Xong rồi ân trả nợ vay Tám tám mùa nắng mưa phai cuộc đời Tháng Năm Buồn Nhớ Mẹ Ơi...
04 Tháng Năm 20212:25 CH(Xem: 7703)
Năm 1969, tôi được đổi về dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 km....Tôi chỉ ở lại Biên Hòa đêm thứ hai, những ngày còn lại tôi ở Sài Gòn.
04 Tháng Năm 20212:12 CH(Xem: 11306)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
02 Tháng Năm 20218:07 CH(Xem: 10824)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 20219:24 CH(Xem: 7663)
Trong nỗi buồn sâu lắng mỗi cuối tháng 4. chúng tôi vẫn tin sẽ có một ngày quê hương sẽ có tự do, dân chủ, để không còn một em bé Việt Nam nào bị cướp mất thời mới lớn như chúng tôi
30 Tháng Tư 20218:11 CH(Xem: 11677)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 20214:57 CH(Xem: 11897)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
30 Tháng Tư 20212:16 CH(Xem: 10500)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "VIỄN XỨ CA" - Nhạc: Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Elvid Phương - Kiều Oanh thực hiện youtube
29 Tháng Tư 20219:29 CH(Xem: 13078)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
24 Tháng Tư 202111:30 CH(Xem: 9423)
Tuy tôi sinh ra ở tỉnh Bình Dương nhưng tôi sống phần lớn cuộc đời ở thành phố Sài Gòn, ngoài một thời gian ngắn đi dạy học ở Trà Vinh. Ngay trong 6 năm dạy học ở Biên Hòa, mỗi tuần tôi chỉ ở lại đó có một đêm.
24 Tháng Tư 202111:04 CH(Xem: 9300)
Ngô Quyền trang web đậm đầy Biên Hòa Ái Hữu vòng tay gọi mời Thơ Thầy đều khắp mọi nơi Tình thơ lắng đọng dẫu thời gian trôi.
20 Tháng Tư 20216:03 CH(Xem: 13685)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
19 Tháng Tư 20211:27 SA(Xem: 9290)
Chán thật! Nhưng Mất cell phone bây giờ là mất đời em, đời anh, đời chúng ta, đời mọi người phải không?
18 Tháng Tư 202111:34 CH(Xem: 10067)
Mẹ đi xa hay sắp về rồi? Con còn chờ Mẹ ngóng xa xôi Lá rụng bao nhiêu tàng lá rụng Là bao dấu lệ nhớ thương Người!
18 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 10451)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 202111:15 CH(Xem: 10211)
"NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA" Thơ: Nguyễn T. Thanh Dương Văn Sơn Trường phổ nhạc; Tiếng hát: Hiếu Trang Video clip: Kiều Oanh
18 Tháng Tư 202110:38 CH(Xem: 12101)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
18 Tháng Tư 20211:01 SA(Xem: 10316)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔI BỜ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Hà Thanh
13 Tháng Tư 20219:21 CH(Xem: 12019)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 20218:04 CH(Xem: 9238)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11349)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 20217:13 CH(Xem: 10538)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 20217:24 CH(Xem: 12388)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 20216:27 CH(Xem: 8657)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 202111:10 CH(Xem: 9331)
Ông thề trước bàn thờ tổ tiên rằng nếu ông chết đi mà không trả được mối thù này thì con cái ông phải trả cho ông, đứa nào không trả được thì coi như là con bất hiếu, không xứng đáng được hưởng gia tài ông để lại,
06 Tháng Tư 202110:03 CH(Xem: 10118)
Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: May mà có em đời còn dễ thương.
06 Tháng Tư 20216:04 CH(Xem: 11932)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11607)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 20213:18 CH(Xem: 10985)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 20213:11 CH(Xem: 11891)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 20213:07 CH(Xem: 11828)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 11253)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ TÔI VÀ EM - Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: YCH Văn Vĩnh trình bày
03 Tháng Tư 20215:37 CH(Xem: 9128)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 20215:32 CH(Xem: 11366)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 202111:00 CH(Xem: 8776)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TÌNH TỰ MÙA XUÂN" -- Nhạc Sĩ: Từ Công Phụng - Song ca: Đèo Văn Sách & Kim Phụng
02 Tháng Tư 20211:21 SA(Xem: 11970)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
02 Tháng Tư 20211:18 SA(Xem: 8557)
Tao còn đoạ kiếp trần gian Tử qui sinh ký đeo mang ấn phù Đêm nằm Bên Khúc Niệm Ru Tuổi đôi mươi khóc gật gù ghé thăm...
31 Tháng Ba 20216:31 CH(Xem: 12958)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 202111:40 CH(Xem: 8996)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
27 Tháng Ba 20211:22 SA(Xem: 5372)
Họ càng tôn thờ ta thì cái cục danh dự mà họ phong cho ta càng lớn. Ta dồn quá nhiều năng lượng trông coi cái cục danh dự ấy, luôn luôn sợ nó mất sáng mất đẹp mà quên đi mất việc chính của mình là phải tu tâm
24 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 7603)
Người Việt mình, khi đặt tên cho con cái, thường chọn tên có ý nghĩa hoặc gửi gắm theo tình yêu thương với niềm mơ ước, nhưng cũng lắm khi…. “đời không như là tên”.
20 Tháng Ba 202110:11 CH(Xem: 12340)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 20219:34 CH(Xem: 7902)
Ở tuổi lên 9, Clara đủ khôn để biết đại dịch đã ảnh hưởng đến các em như thế nào, và những giọt nước mắt hạnh phúc được trở lại trường, sẽ theo em suốt quãng đời còn lại.
20 Tháng Ba 20217:38 CH(Xem: 9909)
Phụ nữ Việt Nam luôn luôn tự hào là hậu duệ con cháu của nhị nữ Trưng Vương, làm tốt mọi vai trò được giao phó.
20 Tháng Ba 20217:25 CH(Xem: 14288)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 20217:20 CH(Xem: 14571)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.
18 Tháng Ba 202110:16 CH(Xem: 11823)
Nền độc lập hoàn toàn tự chủ Sau gần hai thế kỷ gông xiềng Vẻ vang chiến thắng đầu tiên Nữ anh hùng kiệt lưu truyền ngàn sau
15 Tháng Ba 20218:11 CH(Xem: 9228)
Kiều Oanh cảm tác qua nhạc phẩm “Đừng Bao Giờ Hứa” Sáng tác: Lê Tín Hương Mời Quý Vị thưởng thức qua tiếng hát Kim Phụng
15 Tháng Ba 20211:27 SA(Xem: 11590)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức THU VỀ ĐÂU - Thơ: Tưởng Dung - Nhạc: Phạm Trung Trình bày: KaNa Ngọc Thúy
14 Tháng Ba 202112:43 SA(Xem: 5361)
Bốn mươi năm thủa đầu Công Nguyên Tô Định nhà Đông Hán tập quyền Áp bức Giao Châu, trăm họ Việt Hai bà Trưng Trắc, Nhị vùng lên
13 Tháng Ba 202110:56 CH(Xem: 7951)
Nhưng cuối cùng Cậu Mợ lại có nhau, cùng nằm bên nhau, cùng hàn huyên với nhau, và cùng nhau phù hộ cho con cháu. Mợ ra đi rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020, 4 ngày sau lệnh đóng cửa, cách ly các nhà dưỡng lão.
13 Tháng Ba 20219:35 CH(Xem: 7023)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
13 Tháng Ba 20214:11 CH(Xem: 16036)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
13 Tháng Ba 20211:01 SA(Xem: 11467)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới để xem youtube: MÙA THU VÀ CÔ GÁI MIỀN NAM - Thơ: Võ Đình Tuyết - Nhạc: Nguyễn Thiện Lý - Hòa âm: Quang Đạt - ca sỹ: Diệu Hiền