Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - ĐI SAO CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU

06 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 71952)
Hoàng Mai Đạt - ĐI SAO CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU

ĐI SAO CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU

 

hmdblog3-large-content


Westminster, 31 tháng Ba, 2013

Ngày xửa ngày xưa – ở tuổi ngũ tuần, đối với tôi thì những chuyện gì đã xảy ra trên một năm đều có thể được xếp vào folder quá khứ “ngày xửa ngày xưa” – tôi có đọc tác phẩm “Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất” của Phạm Công Thiện. Tính cho đến tháng Tư 2013 này, ông mất đã hơn một năm, để lại nhiều sách, bài viết thuộc hạng “cao siêu” vượt quá đỉnh đầu lưa thưa tóc bạc của tôi. Như nhiều người mà tôi từng có dịp nói chuyện, tôi chẳng hiểu ông Phạm Công Thiện viết gì trong những tác phẩm siêu phàm đó. Nói là siêu phàm vì đằng sau những câu văn, lời viết cho dù khó hiểu của ông Thiện, tôi vẫn linh cảm những ý niệm đầy thi tính, đạo vị của ông ở một cõi khác, xa lắc xa lơ cõi ta bà này. Nãy giờ viết lòng vòng như vậy vì tôi có ý mượn tựa “Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất” của ông cho bài viết ngắn, rất ngắn này.

di-cho-het-dem-hoang-vu-content

“Đêm Hoang Vu” của tôi không có gì là siêu phàm, siêu nhiên, siêu thực hay bất cứ cái gì có thể gọi là “siêu” như của ông Thiện, một người được xem là một nhà thơ, nhà văn, nhà triết mà tôi được hân hạnh gọi là “Anh” trong những lần gặp gỡ những bậc đàn anh trong giới viết lách ở chốn Bolsa thời thập niên 1980. “Đêm Hoang Vu” của tôi là những đêm đi bộ của hai vợ chồng chúng tôi. Đã hơn một năm nay, tức là từ “thời xửa, thời xưa,” chúng tôi đi bộ mỗi đêm từ nhà đến một ngôi chùa ở đầu đường trong cùng một khu phố, xong quay về. Ngoại trừ những đêm mưa lớn hoặc xa nhà, chúng tôi “đi đêm” như vậy ngày này qua ngày khác, mùa hè qua mùa đông.

Nhà của chúng tôi “tọa lạc” gần góc đường Magnolia và Hazard, tức là ngay trong khu phố Little Saigon. Nơi đây chắc chắn không là chốn hoang vu, hoang dã khỉ ho cò gáy (hoang mang thì may ra vì nơi đây thường xảy ra lắm chuyện sôi nổi, đấu đá lung tung khiến người ta không biết đâu mà lường, mà hoang đàng thì đương nhiên không đúng, chưa đúng). Chúng tôi có phước, tôi tin vậy, vì được sống gần một ngôi chùa, một nhà thờ trong khoảng cách đi bộ chừng 15 phút. Có lẽ nhờ ở gần những nơi tâm linh như thế, lúc nào cũng thấy Phật, thấy Thánh Giá, chúng tôi luôn được gợi nhắc về một cuộc sống với giá trị đặt bên trên vật chất, được che chở trước những làn hung khí mà lúc nào cũng lăm le, đe dọa cuốn trôi tâm hồn vào những chốn sa đọa, ngục tối. Cũng trong vòng 15 phút đi bộ từ nhà, tôi có thể đi một hướng khác đến một quán cà phê nơi mà hầu như lúc nào (ban ngày) cũng có các “em” tiếp viên trên đôi mươi mặc đồ ngủ rất tươi mát. Một phần vì đã đứng tuổi, một phần vì không hợp với mùi cũng như khói thuốc lá, không chịu nổi những mẩu chuyện tào lao bên ly cà phê của mấy “anh” tóc bạc ngồi quán, nên tôi chưa đến quán cà phê đó bao giờ.

Trở lại với chuyện “đêm hoang vu,” tôi không nhớ rõ vợ chồng bắt đầu đi bộ mỗi đêm đến chùa từ lúc nào. Chỉ biết có một đêm chúng tôi muốn đi bộ để vừa tập thể dục, vừa ghé chùa để được thấy Phật. Lẽ đương nhiên ở đâu cũng có Phật, nhưng đến chùa dễ thấy Phật hơn. Bạn hãy tin tôi đi, đừng kiếm cớ để tránh đi chùa. Tuy không bị “khổ sai” quá đáng như những người bị nhốt trong tù cộng sản, hai đứa chúng tôi cũng “lao động” quần quật từ ngày này sang ngày khác vì chuyện cơm áo, rất hiếm khi có dịp rảnh để cùng nhau đi chùa tụng kinh. Đứa nào có thời giờ thì đứa đó tự lo đọc sách, nghe băng để hiểu thêm về đạo. Trong lãnh vực “tự tu” này thì tôi thua xa vợ. Không chỉ đã bắt đầu chạy trước tôi khá xa, nàng còn thông minh hơn, có trí nhớ khá, đọc đâu nhớ đó. Tôi thuộc dạng cảm nhận đạo nhiều hơn là hiểu đạo, đọc sách hôm trước quên hôm sau, nghe băng giảng năm ngoái năm nay quên tuốt luốt, nghe lại tưởng mới nghe lần đầu, tụng kinh mà thường khi không biết mình tụng cái gì cho dù miệng cũng ê a không thua các bác lớn tuổi. Chẳng hiểu mô tê vậy mà tôi cứ thích đi chùa, lễ Phật.

Với những lý do như vậy, những đêm khuya đi chùa là dịp cho chúng tôi cùng bước chung trên con đường đạo. Đó là dịp cho vợ chồng chia sẻ, giải tỏa những khổ đau, phiền não đè nặng trĩu xuống đôi vai suốt từ sáng sớm đến tối khuya. Công việc ở sở lúc nào cũng căng thẳng, phải đối phó với chủ với đồng nghiệp. Chuyện gia đình luôn có kẻ bệnh, người đau, đứa phá của, đứa báo đời. Đó cũng là thời gian chúng tôi trao đổi một thứ hạnh phúc của vợ chồng già. Hai đứa thường đàm đạo, nêu những thắc mắc, trao đổi, có khi gân cổ cãi cọ về chuyện đạo. Bạn có thể tưởng tượng một cặp vợ chồng ốm ròm, mặc áo ấm ba, bốn lớp, đầu đội nón len, quàng khăn che kín cổ, đi co ro trong cơn lạnh giữa mùa đông mà miệng lại hăng tiết luận bàn chuyện đạo, máu trong người nóng lên như đang thi đấu đô vật sumo.

“Anh thấy tu theo nguyên thủy mới đúng. Phật tu sao thì mình tu y chang vậy, thêm thắt chi cho rườm rà, phát triển kinh điển tùm lum tùm la, dễ trật đường rầy, chẳng bao giờ giác ngộ, giác nghiếc gì hết trơn.”

“Nghĩ vậy chưa chắc đúng à nhen. Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Có phát triển mới tạo nhiều cơ duyên cho thêm chúng sanh được tu. Tùy căn cơ mà mình chọn con đường cho thích hợp mà cuối cùng vẫn tới cùng một đích, cho dù gọi đó là vô ngã hay chân không cũng vậy.”

Ai đúng ai sai có lẽ không quan trọng trên con đường đi bộ từ nhà đến chùa của chúng tôi. Hiểu rằng trong muôn vạn kiếp luân hồi, được đi cùng con đường trong cùng một khoảng khắc quả là một hạnh phúc lớn, một phép mầu, huống hồ được đi nhiều đêm như vậy trong hơn một năm trời.

Thường thì chúng tôi bắt đầu đi bộ sau 9 giờ tối, có khi nửa đêm tùy công việc của mỗi đứa. Cuộc đi bộ dài chừng nửa tiếng. Từ nhà nằm trên đường Jennrich, chúng tôi quẹo ở ngã ba đường đến chùa Giác Lý ở góc Titus – Hazard. Đúng ra đây là tịnh xá chứ không phải chùa. Sân trước tịnh xá không đóng cửa, người ngoài có thể bước vào bất cứ lúc nào, nửa đêm hay giữa trưa. Trước các tượng theo thứ tự Quán Âm, Địa Tạng Vương, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc, chúng tôi cung kính lễ lạy. Tôi không biết vợ khấn nguyện như thế nào, riêng tôi, mỗi lần thấy Phật hoặc Bồ Tát, ở tịnh xá này hay ở bất cứ nơi nào khác, tôi luôn tự nhắc mình hãy sống với lòng từ bi, nhẫn nhục, sống cho tha nhân, hãy quên mình, quên cái ngã luôn trỗi dậy để thống trị mọi ý nghĩ, việc làm trong ngày.

Sau khi ghé tịnh xá, lộ trình đi chùa đêm theo hướng kim đồng hồ của chúng tôi tiếp tục qua công viên Westminster. Dạo này thành phố cắt giảm ngân sách nên công viên bị tắt đèn điện vào ban đêm, khiến nơi đây không được sáng như lúc trước. Giữa công viên vắng vẻ, có những đêm chúng tôi vừa đi vừa nghe âm vang pháo bông bừng nổ trên công viên Disneyland từ xa vọng lại, đâu đó sau 9 giờ 30 tối. Có đêm giao thừa, chúng tôi nghe vang rền tiếng pháo đì đẹt của đồng hương đón mừng năm mới sau nửa đêm. Âm thanh và màu sắc của pháo, cho dù rực rỡ, huy hoàng trên không trung hay rộn ràng, hân hoan trước thềm nhà, chúng đều gợi nhắc những niềm hạnh phúc ngắn hạn của kiếp người.

Và cũng có nhiều đêm dưới ánh sáng mông lung hắt từ xe chạy ở góc đường, công viên chìm trong không trung hoàn toàn tĩnh mịch, trầm lắng, chỉ có bóng hai đứa tôi di chuyển đều đặn băng qua một quãng đường đi lại hằng đêm mà tưởng chừng như vô tận, đi hoài không hết. Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh. Đi từng đêm mà không mong cầu sẽ đến đích, chỉ nguyện được đi trọn với nhau chung một kiếp người.

Hoàng Mai Đạt

nguồn: "http://hoangmaidat.wordpress.com.
"


hmdblog3-large
17 Tháng Giêng 2010(Xem: 74085)
Hương bưởi ơi, tôi muốn dỗ dành Đồng Nai nước đục lại trong xanh Hương có bay đi xin trở lại Để mãi là hương của chúng mình.
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 74925)
Vạn dặm đường xa, vạn dặm xa Khói chiều vương vấn bóng quê nhà Lòng nặng lòng nghe hoàng hôn xuống Một khối tình em, một mẹ già
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71356)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75956)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74111)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75158)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32539)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76851)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74425)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74236)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 77232)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83399)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84484)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82688)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 86369)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 92254)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88572)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82565)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82601)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38887)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81075)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82373)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83612)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84701)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100183)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93874)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79795)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91407)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97202)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81969)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91482)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94620)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210264)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100343)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100829)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95850)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87484)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161978)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
10 Tháng Năm 2009(Xem: 68700)
THIỆP MỜI: Họp mặt truyền thống kỳ 8: July 5, 2009 Tại:      Seafood Kingdom Restaurant 9802 Katella Ave. Anaheim , CA - Tel: (714) 636-0398 Ngày:   Chủ nhật  05 tháng 7 năm 2009 từ 11:00 am  đến 2:30 pm
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 65751)
  Thiệp Chúc Tết Kỷ Sửu 2009 & Thư Mời họp mặt Tân Niên