Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Sáo lý Luận Diệp Hoàng Mai - GẤU HĂNG DẪN LỐI ĐƯA ĐƯỜNG

13 Tháng Mười Hai 20199:59 CH(Xem: 16154)
Sáo lý Luận Diệp Hoàng Mai - GẤU HĂNG DẪN LỐI ĐƯA ĐƯỜNG

GẤU HĂNG DẪN LỐI ĐƯA ĐƯỜNG

 
1_Thay Dinh Huu Quyen_2014



Hơn ba năm không “đua” xe máy, Sáo gần như mất định hướng đường đi lối lại ở Sài Gòn. Ghi địa chỉ nhà Gấu hăng Đinh Hữu Quyến cho người bạn học, Sáo phó mặc bạn miệt mài nhờ Google map dẫn đường. Chỉ hơn 10 cây số từ quận trung tâm đến quận Tân Bình, mà thời gian buổi trưa ngày 06/12/2019 dài như bất tận – Nắng nóng, bụi bặm, ồn ào, chật chội, chen chúc, chậm chạp… do ách tắc giao thông, khiến hai học trò trung học Ngô Quyền – Biên Hòa xưa choáng ngộp.

Bạn của Sáo phải cắt đường, vòng vèo qua những lối tắt quanh co để tìm lối thoát. Mất cả giờ đồng hồ, bạn mới đến được con hẽm rẽ vào nhà thầy Đinh Hữu Quyến. Thiệt hú hồn:

- Tới đây yên chí lớn, tui nhớ đường rồi…


4_Thay Dinh Huu Quyen_20153_Thay Dinh Huu Quyen_20132_Thay Dinh Huu Quyen_2012

Nhưng mà, khi đến đúng vị trí căn nhà của thầy rồi thì… người xưa đâu thấy – tất nhiên rồi – mà nhà xưa cũng chẳng thấy đâu? Hai đứa học trò già  “… tít mù quanh lại vòng quanh ơ…” năm hồi bảy hiệp, nhưng vẫn không tìm thấy bảng số nhà quen thuộc của thầy Đinh Hữu Quyến mới kỳ. Bên cạnh vuông đất trống trơn, một ngôi trường mẫu giáo mới toanh mới mọc. Đang giờ học của các cháu, Sáo không tiện gõ cửa hỏi han.

Hai đứa học trò loay hoay như gà mắc tóc, bàn bạc một hồi rồi Sáo bang đại qua đường hỏi thăm hú họa:

- Cháu ơi, cho cô hỏi thăm nhà bác Quyến?...

- Dạ, nhà của bác Quyến bán cho chủ mới rồi…

- Oh, lâu chưa cháu?

- Hơn cả năm rồi cô…

Cảm ơn cậu thanh niên, Sáo quay trở lại cho bạn biết tin hỏng vui:

- Tiêu táng đường rồi bạn, ngoài số phone cố định của anh Gấu hăng, tui không giữ số liên lạc nào khác với người thân của thầy Quyến.

- Thôi thì thua, lên xe tui chở bạn ra trạm buýt…

Ngần ngừ thêm một lúc, Sáo cũng đành trang bị khăn áo mũ, khẩu trang… cho lượt quay về. Bất chợt, có tiếng gọi với bên kia đường:

- Cô ơi cô, người nhà của bác Quyến ở căn thứ hai dãy phố bên kia kìa. Cô đến đó hỏi thăm…

 

Úi chu cha ơi, có manh mối rồi. Rối rít cảm ơn cậu thanh niên tốt bụng, Sáo cùng người bạn chạy ngay đến căn nhà theo hướng dẫn:

-  Ah, bác sĩ Đinh Hữu Vân Quỳnh, con gái của thầy Quyến đây mà!...

Hai cánh cổng nhà của bs.Vân Quỳnh đóng im ỉm, Sáo nhanh nhẹn bước đến bấm chuông, đợi một lúc Sáo bấm chuông thêm lần nữa… Hồi lâu vẫn không có người, Sáo vừa nhìn qua cánh cổng vừa trao đổi với bạn:

- Cửa bên trong mở, có chiếc xe máy dựng trước nhà kìa, nhưng không có người...

Hai đứa học trò từ thất vọng chuyển sang hy vọng, và bây giờ bắt đầu tuyệt vọng vì chủ gia đi vắng. Không còn ý kiến ý cò gì được nữa, người bạn nổ máy và Sáo đã yên vị trên xe. Bất ngờ một giọng nói trong trẻo vang vang, từ góc công viên khu phố bên kia đường:

- Cô ơi, cô cần gửi gì cho bs. Quỳnh thì gửi cho chú Minh ở nhà bên đây nè! Giờ này vợ chồng bs. Quỳnh đi làm hết rồi, không có ai ở nhà đâu…

Sáo lại xuống xe, băng qua đường gặp người phụ nữ bán café vĩa hè:

- Nhà cô ở tận Biên Hòa, cô đến đây chỉ muốn thắp nhang cho bác Quyến nhân ngày nhà giáo. Nhưng tiếc quá cô Quỳnh vắng nhà, nhờ em nhắn lại với cô Quỳnh lần sau cô đến…        

- Chú Minh có giữ chìa khóa nhà bs. Quỳnh đó cô, cô cứ đến hỏi chú ấy đi…

- Vậy hả? Để cô hỏi Minh, cô cảm ơn em nha…

Bước qua nhà Minh, Sáo nói lý do muốn vào nhà bs. Vân Quỳnh. Cậu Minh đọc số phone của Quỳnh, Sáo alo cho Quỳnh và bật loa để Minh cùng nghe:

- Quỳnh hả? Chị là Hoàng Mai ở Biên Hòa, cũng là dân hướng đạo với Gấu hăng đây. Chị Mai muốn vào nhà thắp nhang “thăm” bố Quyến của em...

Sáo chuyển phone cho Minh nói chuyện với bs. Vân Quỳnh. Quỳnh dặn dò Minh mở cửa nhà, đưa Sáo lên lầu là nơi đặt bàn thờ của anh Gấu hăng – thầy Đinh Hữu Quyến.

Thấy mọi việc đã ổn, Sáo thở phào nhẹ nhỏm. Bất thình lình, Sáo giật mình bởi tiếng kêu thảng thốt của Minh:

- Chết rồi cô ơi, chìa khóa nhà cô Quỳnh vợ em nó giữ, mà nó đi chợ chưa về…

- Không sao đâu Minh, cô đợi được.

Vợ của Minh về, em dùng phone của mình gọi điện cho bs. Vân Quỳnh để xác nhận thêm lần nữa. Sau đó em mới mở cửa nhà, đưa chúng tôi lên lầu thắp nhang cho Gấu hăng Đinh Hữu Quyến. Bài vị và ảnh thờ của anh Gấu sau ngày mãn khó, đã được chuyển đến bàn thờ chung của họ tộc.

6_Thay Dinh Huu Quyen_20176_Thay Dinh Huu Quyen_20165_Thay Dinh Huu Quyen_2019

 

Suốt quãng đường về, người bạn của Sáo lặng lẽ một cách bất thường:

- Có chuyện gì vậy bạn già?..

- Mai có cảm nhận điều gì hơi khác thường không?

- Ông đang nghĩ, thầy Quyến đưa lối dẫn đường cho mình gặp ổng chứ gì?

- Y chang, tui linh cảm vậy. Thú thiệt, lúc nãy tui thất vọng cùng cực. Đinh ninh, chuyến đi chắc chắn về không. Đâu ngờ, mọi việc xoay vần y như chong chóng. Tui nổi da gà, dợn tóc gáy từ nãy đến giờ…

- Thầy đùa với học trò chút vậy mà, có chi đâu nà?

Nhưng xâu chuổi mọi việc, Sáo thầm công nhận linh cảm của bạn mình dường như là thật. Ở một nơi xa lạ của đất Sài thành vàng thau lẫn lộn, tự dưng hai học trò già liên tục gặp người tốt bụng không biết không quen hướng dẫn rất tận tình – hơi mệt nhưng cũng vui nha anh Gấu hăng thân mến, cho dù anh chuyển “nơi cư trú” không thèm thông báo – nhưng không bõ công hai cựu hđs.Bh cứ đi “theo lối này” của một trò chơi Hướng Đạo, để cuối cùng cũng gặp được và thắp nhang viếng thăm Gấu hăng – thầy giáo Đinh Hữu Quyến.

Tabtt cả nhà,

Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai

Tháng 12/2019

 

Nguồn: DHM Site

30 Tháng Mười 2012(Xem: 186750)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 10958)
Những lần gặp nhau, tôi và các bạn của tôi vẫn nhắc vẫn nhớ “dáng Thầy đi, giọng Thầy nói, tiếng Thầy cười…” cho dù Thầy đã bình yên về chốn vĩnh hằng mười sáu năm qua …
29 Tháng Tám 2012(Xem: 247069)
Một đêm vui cùng với các đàn anh cựu học sinh Ngô Quyền khóa 1, trong niềm hạnh phúc “Gặp lại Thầy xưa”
10 Tháng Tám 2012(Xem: 221015)
... cô em “mười ba” tình nguyện nối lại nhịp cầu, để các anh chị ở khắp nơi thỉnh thoảng “gặp” lại nhau trên sân “ngo-quyen.org” của CHS.NQ Biên Hòa cho … đỡ nhớ nhau.
30 Tháng Bảy 2012(Xem: 146290)
Không còn ranh giới lớp chín- hai- ba- bốn- năm-sáu-bảy gì nữa, tất cả bạn bè cùng nâng ly chúc mừng ngày hội ngộ với Luân.
20 Tháng Tư 2012(Xem: 85804)
Dưới đây là địa chỉ nhà Thầy, khi nào Thầy xuất viện các anh chị CHsNQ có thể ghé thăm Thầy: Thầy Hoàng Đức Bào: 33/9A Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, HCMCĐT 08-3840 5564
12 Tháng Tư 2012(Xem: 54816)
Những lời dông dài ở trên của chúng tôi với đôi chút lãng mạn chỉ để góp nhặt nối tiếp vào việc các bạn như Phan Thanh Hoài, Hoàng Phùng Võ, Kiều Vĩnh Phúc, Nguyễn Thanh Hoàng, Hà Tường Cát… và các em cựu học sinh Ngô Quyền hải ngoại
27 Tháng Hai 2012(Xem: 82131)
Tình cảm được lưu lại trong lòng mọi người là cảm tưởng của thầy Nguyễn Phi Long” Tôi đã đi nhiều nơi, đã có nhiều buổi họp mặt, nhưng chưa lần nào tôi có được cảm xúc và vui như ngày hôm nay”
10 Tháng Hai 2012(Xem: 77951)
Trên đường về những đèn xe nối dài trên xa lộ 22, những ánh đèn chỉ lối trong đêm, tôi nhớ đến những Thầy Cô còn lại. Thầy Nguyễn văn Phố, Thầy Hoàng Phùng Võ, Cô Đặng Thị Trí. v.v. Tôi chợt nghĩ ngày vui sẽ qua mau và thời gian không còn nữa…
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 200231)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109383)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124743)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120766)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 137006)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.