Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Phú - NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU (Kỳ 2)

27 Tháng Hai 20151:54 SA(Xem: 19637)
GS. Nguyễn Văn Phú - NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU (Kỳ 2)


 

Ngày xuân rỉ rả câu Kiều

 

TỪ BÓNG MA ĐẠM TIÊN...

ĐẾN MƯU MA HỒ TÔN HIẾN

 
truyen kieu

 

Hồi Một (Kỳ hai)

 

 

Bạn,

 

Các nhà phê bình văn học xếp Truyện Kiều của Nguyễn Du vào loại "tiểu thuyết luận đề". Trong loại tiểu thuyết nầy, trước hết, tác giả nêu lên một luận đề nhất định, rồi sau đó, trong suốt quá trình diễn biến của câu chuyện, các nhân vật sẽ thể hiện tâm lý, hành động... sao cho phù hợp, nhằm giải thích, chứng minh cho luận đề tác giả muốn đưa ra. Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".

 

   Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

   Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng,

   Lạ gì bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

 

Nguyễn Du còn không ngần ngại đưa ra lời cảnh cáo:

 

   Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

 

Xem ra, câu chuyện cái ông nhà thơ du tử... "thiên tài", gặp gỡ chàng thi sĩ... "thiên tai", gây ồn ào trên các diễn đàn suốt mấy tuần qua, biết đâu, lại chẳng là...định mạng. Ông lái (chìm) đò bèn có thơ rằng:

 

Trời cao đã đẻ... thiên tài,

Còn sanh thêm "chú"... thiên tai làm gì?

Xuân xanh xấp xỉ... nhị tì,

Hận lòng chưa giải, lấy gì làm khuây.

Tay vung ngọn bút... bầy nhầy,

Khoét mồ lịch sử, toan xây lâu đài?

Miền Nam đất rộng, sông dài,

Hột cơm "Xiếu Mẫu" còn cài kẻ răng.

Sao đành dở thói lăng nhăng,

Chê dân "tỉnh lẻ", mấy "thằng"... nhà quê.

Âm dương mấy nẻo đi, về?

Gieo chi oan nghiệt, thêm tê tái lòng.

Một đời "du tử", long bong,

Trăm năm, trăm tuổi, trăm lòng, hỏi ai?

 

Con nai uống nước... Đồng Nai,

Đi xa còn nhớ... "thương hoài ngàn năm"....

 

Ông Địa ơi! tôi lại đi lạc mất rồi. Xin tha cho một lão già lẩm cẩm. Giờ xin trở lại đề bài.

 

Tôi vốn không tin vào mấy cái thuyết mơ hồ quái quỉ ấy, nhưng khổ nỗi, xin chàng Kim Trọng tha cho, tôi lỡ say mê nàng Kiều ngay từ thời Trung học, nên cứ "ôm ấp" mãi trong lòng cho đến hôm nay, khi mái tóc đã thay màu, ít tiêu, nhiều muối...

 

Chính vì vậy mà, như tôi đã nói với bạn hôm qua, mỗi lần nhắc tới chuyện Thúy Kiều "nhắm mắt đưa chân", tôi lại thấy có cái gì không ổn, khiến tôi mãi ấm ức trong lòng. Để "có ba trăm lạng" cứu cha và em, bộ không còn thứ gì để bán hay sao, mà cứ phải nhất định đem cái... ngàn vàng ra bán? Bạn sẽ hỏi tôi: "Không bán cái... ấy, thì bán cái gì đây?". Mèn ơi, bạn quên sao? Cha nàng dù sao cũng là một ông "viên ngoại" mà, tức là một ông nhà giàu ở địa phương, được người người kính nể, không phải sao? Tuy rằng cụ Nguyễn Du chỉ mô tả gia thế ông ta một cách khiêm nhường:

 

   Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.

 

Nhưng bạn thử nhìn kỷ coi cái "nhà viên ngoại họ Vương" ấy sinh sống ra sao: phong lưu, đài các, êm đềm, trướng rũ, màn che, quanh năm lễ lạc... tưng bừng:

 

   Ngày vừa sinh nhật ngoại gia,

Trên hai đường, dưới nửa là hai em.

   Tưng bừng sắm sửa áo xiêm,

Biện dâng một lễ xa đem tấc thành.

 

Chưa hết đâu. Ở trong nhà (bếp), lúc nào cũng đầy ấp cao lương, mĩ vị, mùa nào thức ấy, "thời trân thức thức sẵn bày". Còn gì nữa? Con trai thì theo đòi nghiên bút, "nối dòng nho gia"; con gái thì :

 

Cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm.

   Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

   Khúc nhà tay lựa nên xoang,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

 

Ôi, cái tài danh ấy, nếu sinh vào thời đại ngày nay, đâu có thua gì những Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng..., hoặc, ít ra, cũng sánh ngang với cậu... Trúc Hồ.

 

Họ Vương chắc chắn phải là một đại gia tộc. Đó là điều không thể phủ nhận. Không biết toàn bộ của chìm, của nổi của họ tổng cộng bao nhiêu, nhưng chỉ tính riêng ngôi biệt thự họ đang sinh sống, nếu bán đi, cũng không phải là con số nhỏ. Đó là một ngôi biệt thự rộng lớn, hai tầng, chí ít cũng tới ba phòng ngủ, hai phòng tắm... rưởi. Biệt thự có lầu, có tường cao, vườn rộng bao quanh. Trong vườn trồng toàn hoa đào, không thèm trồng cây ăn trái. Bên trong nội thất "trướng rũ màn che", huy hoàng, rực rỡ. Chủ nhân một ngôi nhà sang trọng như vậy, chắc chắn phải là một con người phong lưu, nhàn hạ, "thế ngoại đào viên". Bạn không tin? Xin cùng tôi đọc lại mấy dòng thơ miêu tả sau đây:

 

   -Thâm nghiêm kín cổng cao tường,

Cạn dòng lá thắm, ngăn đường chim xanh.

 

  -Mấy lần cửa đóng, then cài,

Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?

 

  -Lấn theo tường gấm dạo quanh,

Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.

 

  -Vội vàng lá rụng hoa rơi,

Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang

  

  -Thời trân thức thức sẵn bày,

Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường.

 

  -Cửa ngoài vội rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

 

Mảnh vườn đào ở đây, chắc phải rộng tới cả ngàn square feet. Từ thềm nhà ra tới bờ tường, cô Kiều phải chạy "xăm xăm, phải "gót sen thoăn thoắt" mới tới được. Bạn làm việc trong ngành địa ốc (Real Estate)? Xin làm ơn định giá sơ sơ coi ngôi nhà ấy đáng bao nhiêu "cây"? Chắc không dưới năm trăm cây đâu, phải không? Vậy mà lúc gặp cơn gia biến, cha và em bị hàm oan, "một giây oan nghiệt buộc hai thâm tình", chỉ cần "có ba trăm lạng việc nầy mới xong", nàng Kiều tội nghiệp của chúng ta đã  "vội vàng lá rụng hoa rơi", quyết định bán mình cái rụp, không cần tính toán, nghĩ suy chi ráo, cũng không thỉnh ý hai bên nội ngoại, mà phần chắc, cũng là những phú hộ, đại gia...Bạn nghĩ coi, đem cái của... ngàn vàng ra bán đổ, bán tháo, bán "clearance sale" như vậy, có phải đáng... ấm ức hay không?

 

Tội lỗi nầy phải trách ai đây, nếu không đổ lên đầu cái bóng ma quái ác của nàng kỷ nữ Đạm Tiên và cái "Hội Đoạn Trường"... chết tiệt. Nói thật tình, tôi rất muốn đâm đơn kiện cái Hội... ma, chuyên môn lừa đảo nầy lắm, với tội danh "dụ dỗ gái tơ vào đường trụy lạc". Nhưng khổ nỗi, nó đã đăng ký hợp lệ với... Diêm Vương rồi, biết nộp đơn ở đâu đây. Các tòa án thế gian, kể cả Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, chắc không ai dám thụ lý. Đành chịu thôi!

 

Nhưng mà bạn ơi! Nói chuyện cho đỡ buồn chút thôi. Chớ bán thì cũng đã... lỡ bán rồi. Mà cái gì khác bán đi còn có thể mua lại được, chớ đem bán cái... kia rồi thì, dẫu có trở thành triệu phú, tỉ phú... đô la, cũng đành bó tay thôi.

 

Ứ hự!...

 

Chiêu Dương Nguyễn Văn Phú

 


Xin bấm vào link dưới đây để xem lại Ngày Xuân rỉ rả câu Kiều Kỳ 1:

http://ngo-quyen.org/a873/gs-nguyen-van-phu-ngay-xuan-ri-ra-cau-kieu

http://ngo-quyen.org/p79a873/3/gs-nguyen-van-phu-ngay-xuan-ri-ra-cau-kieu

22 Tháng Tám 2015(Xem: 23175)
“ Ai trên đời này mà không cần có một bà Mẹ, những người không còn mẹ nữa, lại cần hơn ai hết phải không? Từ ý tưởng vàng ngọc này, xin được một đời kính mến cô Đặng Thị Trí với Bàn Tay Người Mẹ.
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 18451)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 10305)
Dẫu biết “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 23683)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20113)
Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 21228)
Tôi đưa đôi “bạn thân xưa” của thầy Lê Quí Thể đến điểm hẹn, vừa kịp lúc bên sông Sài Gòn nhạt phai màu nắng. Gió từ lòng sông chưa làm rối nổi mái tóc ngắn của tôi, nhưng cũng đủ làm không gian quán ven sông dịu mát.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 27385)
Tôi hằng mong ước mong “ kho tư liệu trường xưa” này ngày càng phong phú hơn, đong đầy hơn với muôn vàn “ kỷ niệm học trò” do các cựu học sinh NgôQuyền Biên Hòa cùng chung tay vun vén …
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16928)
Dò tìm trong danh sách Ban giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa ( 1956 – 1975), tôi được biết thầy Dương Hồng Duyệt từng là giáo sư môn Toán và Nhạc trường tôi từ năm 1961 đến 1965.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23480)
Dù rất mong thầy cô chúng tôi có nhiều cơ hội gặp nhau, nhưng xem ra việc đi lại của thầy cô – dù cư ngụ cùng thành phố – vẫn là điều không đơn giản.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21031)
... cám ơn mái trường Ngô Quyền Biên Hoà đã thu nhận tôi, cám ơn thầy Lê Quý Thể đã đưa tôi về, thầy Phạm Đức Bảo cùng các thầy cô đã dạy dỗ tôi nên người hôm nay,
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12435)
Tôi điện thoại mời quí thầy cô: Đinh Thị Hòa, Nguyễn Thế Văn, Nguyễn Kim Linh, Đinh Hữu Quyến, Trần Thái Hùng, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn và Trịnh Hồng Hải … cùng điểm tâm và café sáng Thứ Bảy với học trò.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13020)
Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 69249)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48717)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
25 Tháng Mười 2014(Xem: 10935)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.