Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - SINH HOẠT HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI ĐỜI TÔI

08 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 10231)
GS. Lê Quý Thể - SINH HOẠT HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI ĐỜI TÔI


SINH HOẠT HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI ĐỜI TÔI

GS. Lê Quý Thể


 thaythe2-large-content

 Nếu một giáo sư ngày dạy 8 tiếng, hết lớp này chạy qua lớp khác, hết trường này chạy qua trường khác, giảng đi giảng lại một bài năm lần bảy lượt trong một tuần thì cuộc đời của giáo sư thật đáng chán.

 Cuộc đời giáo sư của tôi không phải như vậy. Dạy học để được trả lương là một phần, một phần khác không kém quan trọng là hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong những sinh hoạt học đường. Phụ trách sinh hoạt học đường không được trả lương lại mất rất nhiều thì giờ nên hầu như không có giáo sư thật sự tham dự, đa số chỉ có hư danh mà thôi.

 Trong suốt mười hai năm, từ 1962 đến 1974, tôi đã bỏ rất nhiều thì giờ, có lúc cả những ngày thứ bảy và chúa nhật để hướng dẫn học sinh về ngành thể thao. Tôi đã cùng vui chơi và sống gần gũi với học sinh. Tôi đã đem nhiều học sinh giỏi về thể thao ở các trường tư thục vào trường công lập. Tôi đã hướng dẫn học sinh tranh đua thể thao với các trường bạn hay các trường thuộc các tỉnh khác. Ngay từ niên khóa đầu tiên tôi đã gây nhiều sóng gió ở Biên Hòa.

 Sau hơn bốn mươi năm, nhiều học sinh các trường Châu Văn Tiếp Bà Rịa và Ngô Quyền Biên Hòa qua những bài viết đăng trên các đặc san hay trên mạng đã hãnh diện ghi lại những thành tích về thể thao của trường và những kỷ niệm khó quên dưới sự hướng dẩn của tôi. Khi tôi rời trường Châu Văn Tiếp hay trường Ngô Quyền thì sinh hoạt thể thao của các trường này hoàn toàn chìm hẳn, hay nói theo một vài vị trong ban giám đốc trường "không có tôi, trường có trật tự hơn".

thaythe5-large

 Tuy là một giáo sư mới ra trường, năm đầu tiên tôi đã được giao phó hướng dẩn thể thao cho học sinh trường Châu Văn Tiếp Bà Rịa. Sau một thời gian tuyển chọn, đầu năm 1963 tôi và một giáo sư, sau này là lính biệt kích, hướng dẫn phái đoàn học sinh tỉnh Phước Tuy về Biên Hòa tham dự Đại hội Thể thao Học sinh khu Ba. Đó là Quân khu Ba gồm bảy tỉnh Biên Hòa, Long An, Tây Ninh, Phước Long, Bình Tuy, Long Khánh và Phước Tuy. Tỉnh giao cho tôi 15 ngàn đồng để lo ăn ở và di chuyển cho 40 học sinh. 40 học sinh nầy là những học sinh ở Bà Rịa, Vũng Tàu và trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Tôi cũng xin thú thật có vài thanh niên đội lớp học sinh, đó là những cậu ở tuổi học trò vì gia đình nghèo phải bỏ học đi làm. Chỗ ở là hai phòng học trên lầu thuộc dãy trước của trường Ngô Quyền và hành lang là nơi tôi tạm trú. Chỗ ăn là quán ăn bên hông trường. Ăn uống đầy đủ ba bữa mỗi ngày

 Học sinh tỉnh Phước Tuy nhất là đám học sinh Vũng Tàu rất nhiệt tình tranh giải, chúng đoạt huy chương vàng và bạc hầu hết các môn. Nhất bóng chuyền thanh niên, nhất bóng bàn thanh thiếu niên, nhất nhiều giải điền kinh. Sáng ngày cuối cùng là trận chung kết bóng tròn giữa hai đội Biên Hòa và Phước Tuy. Vì sự tranh đua làm cho tình hình càng ngày càng căng thẳng, học sinh Phước Tuy bị nhiều hăm dọa nên ông hiệu trưởng trường Ngô Quyền bắt học sinh đi học sáng đó, tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh trốn học đi xem trận banh chung kết này. Đám học sinh này đứng phía sau gôn của đội nhà. Mỗi lần cầu thủ Phước Tuy dẫn banh xuống, đám học sinh này dùng nạng thun bắn vào chân những cầu thủ Phước Tuy. Tôi có khiếu nại với trọng tài nhưng chỉ yên được một chút rồi đâu trở lại đó. Cuối cùng đội Phước Tuy vẫn thắng được một bàn. Như vậy đội Phước Tuy vô địch Khu Ba nhưng tình hình lại càng thêm nghiêm trọng.

 Tôi vội vàng cho học sinh ăn cơm trưa và tụ họp chúng lại ở trong phòng. Ông hiệu trưởng trường Ngô Quyền ra lịnh đóng cửa trường và cho học sinh nghỉ học chiều hôm đó. Vào khoảng 1 giờ trưa một em học sinh Biên Hòa cầm dao nhảy hàng rào vào trường, tôi đứng ra cản em này lại, em quơ dao định chém tôi, ba học trò của tôi không biết chúng đứng sau lưng tôi hồi nào nhảy ra đè tên này xuống và cướp dao. Học trò Biên Hòa ở ngoài hàng rào nhìn thấy, chúng la ó vang trời. Số học trò bên ngoài hàng rào tụ họp càng lúc càng đông và một xe chở đầy cảnh sát dã chiến xuất hiện và họ đẩy đám học sinh qua bên kia lề đường.

 Ông hiệu trưởng cho tôi biết vì tình hình quá lộn xộn nên không phát cúp vô địch cho đội Phước Tuy. Tôi trả lời ai cũng biết đội Phước Tuy vô địch còn phát cúp hay không điều đó đối với tôi không quan trọng.

 Hai xe đò đến đón chúng tôi đúng hẹn. Một trận mưa đá đổ lên hai xe đò nầy, cảnh sát phải vất vả lắm mới hộ tống hai xe này vào sân trường. Các học sinh theo lệnh của tôi lên xe một cách trật tự, các em nhỏ ngồi trong, các em lớn ngồi ngoài. Các cửa và màn đều được kéo xuống. Trước khi xe chạy ra cổng tôi còn ra lệnh cho các em lần cuối "dù bất kể chuyện gì xẩy ra tất cả các em phải ngồi yên trong xe". Cảnh sát dồn học sinh ngoài đường về phía bên trái và hai xe đò rẻ phải hướng về phía nhà thương điên Biên Hòa. Tôi lái xe vespa của anh giáo sư chạy theo sau. Tài xế hai xe đò quá cẩn thận, họ làm một vòng qua gần Hố Nai trước khi rẻ vào ngả ba Vũng Tàu. 

 Hôm sau ông Phó Tỉnh Trưởng Hành chánh tỉnh Phước Tuy kêu tôi vào. Vừa bước vào cửa văn phòng ông Phó liệng trước mặt tôi một đống báo Saigòn. Báo nào cũng đăng biến cố ở Biên Hòa hôm trước trên trang nhất. Mỗi báo trường thuật biến cố một cách khác nhau. Ông Phó ra lệnh cho tôi viết một bài trường thuật đầy đủ một cách chi tiết những gì đã xẩy ra và ông gởi cho các báo. Ngày kế đó các báo Saigòn đều đăng bài viết của tôi, có báo ở trang nhất, có báo ở trang hai hay ba. Tôi nhớ câu kết luận của bài viết là "”chuyện đáng tiếc xẩy ra là do một số nhỏ học sinh vô kỷ luật của cả hai bên".

 Một tháng sau Biên Hòa gửi ra hai giáo sư, trước là trao cúp vô địch Khu Ba cho Phước Tuy, sau là hướng dẫn đội bóng tròn và các em học sinh khác của Phước Tuy đi tranh giải Đại hội Thể thao Học sinh Toàn quốc. Đại hội này tập trung các em học sinh đoạt giải nhất các bộ môn thể thao ở các Quân khu Một, Hai, Ba, Bốn và Quân khu Thủ đô gồm Saigòn và Gia Định. Không cho tôi hướng dẫn nhưng không cấm được tôi đi thăm và khuyến khích các em học sinh của tôi ở sân Cộng Hòa Saigòn.

 Câu chuyện cuối cùng vẫn là câu chuyện bóng tròn. Sau hơn một tuần tranh giải đội bóng tròn học sinh Phước Tuy vào chung kết với một đội bóng tròn của một trường ở Gia Định. Tôi không nhớ tên của trường này mà chỉ nhớ là một trường tư thục rất nổi tiếng về thể thao hồi đó và hiệu trưởng là một linh mục. Trận chung kết diễn ra tại sân Hoa Lư Saigòn vào buổi chiều cuối cùng của Đại hội. Hai giáo sư Biên Hòa và tôi ngồi trên khán đài theo dõi trận đấu. Phước Tuy làm bàn trước, gần cuối hiệp nhất đội kia gở lại 1 đều. Qua hiệp hai Phước Tuy dẫn 2-1, đến phút cuối cùng đội kia lại gở lại 2 đều. Trọng tài quyết định đấu thêm giờ thì trời sụp tối. Tôi đề nghị hai anh giáo sư Biên Hòa xin chấm dứt trận đấu và nhường cho đội kia thắng. Hai anh giáo sư làm đúng theo ý của tôi. Sau một lúc linh mục hiệu trưởng qua máy phóng thanh khen ngợi cả hai đội bóng tròn đã giao tranh trong tinh thần thể thao và lấy lý do đội Phước Tuy luôn luôn dẫn trước nên đội Phước Tuy xứng đáng là đội vô địch toàn quốc. Thế là học trò của tôi vô địch toàn quốc và được lảnh huy chương vàng.

 Ba năm liên tiếp sau đó tôi vẫn hướng dẫn học sinh Châu Văn Tiếp về Biên Hòa tranh giải Thể thao Học sinh Khu Ba, nhưng không khí không còn căng thẳng như năm trước, một phần nhờ ban tổ chức rút kinh nghiệm đã đề phòng và ngăn ngừa mọi sự đụng chạm, phần khác vì tình hình chính trị không được ổn định giải Thể thao Học sinh Toàn quốc bị hủy bỏ.

 Niên khóa 1966-1967, tuy không phải là giáo sư thuộc ban sinh hoạt học đường, tôi vẫn phải hướng dẫn học sinh trường Cần Đước về Tân An để tranh giải Thể thao Học sinh cấp tỉnh Long An.

 Từ năm 1967 trở đi tầm hoạt động của tôi ở trường Ngô Quyền được mở rộng hơn. Tôi được ban giáo sư bầu làm Hiệu đoàn phó phụ trách mọi sinh hoạt thể thao, văn nghệ, báo chí của học sinh. Thật sự chức vụ này chả có gì to tát cả mà chỉ là một giáo sư chịu trách nhiệm những công việc không lương.

thaythe3-large-contentthaythe4-large-content

 Tôi trực tiếp phụ trách thể thao, một giáo sư sau này thuyên chuyển qua bộ Thông tin giúp tôi lo về văn nghệ, một giáo sư khác giúp tôi phụ trách báo chí. Chúng tôi hoạt động không ngưng nghỉ và bận rộn nhất vào những ngày tất niên trước Tết. Những giải thể thao cấp tỉnh, cấp khu, những trận bóng tròn, bóng chuyền, bóng bàn giao hữu giữa các trường trong tỉnh hay giữa các tỉnh lân cận được tổ chức nhiều lần trong năm. Những buổi văn nghệ có bán vé để gây quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai hay để uỷ lạo chiến sĩ, nhất là văn nghệ tất niên đều được tổ chức nhiều lần. Ban văn nghệ học sinh trường Ngô Quyền được thu hình và chiếu trên đài truyền hình Saigòn. Năm nào cũng có báo Tết được sự bảo trợ của nhiều cửa hàng trong tỉnh và được phổ biến qua nhiều tỉnh lân cận. Hội chợ có rút số được tổ chức hàng năm với nhiều giải thưởng có giá trị.

 Hai đội bóng chuyền của trường Ngô Quyền và trường Khiết Tâm là hai đội mạnh nhất trong tỉnh. Nhiều trận đấu giao hữu giữa hai đội này được tổ chức tại sân trường vào giờ nghỉ đã được đông đảo học sinh xem và cổ vũ. Có lúc thắng lúc thua nhưng từ ngày tôi xin cho anh học sinh trường Khiết Tâm chơi giỏi nhất vào học trường Ngô Quyền thì đội bóng chuyền trường Ngô Quyền trở nên mạnh nhất tỉnh.

 Bóng tròn là môn thể thao hấp dẫn nhất, thường thu hút rất nhiều học sinh tham dự hoặc là cầu thủ hoặc là khán giả nhưng cũng là môn thể thao nhiều đụng chạm. Hướng dẫn học sinh tôi phải chịu trách nhiệm về sự an toàn cho chúng trong lúc di chuyển cũng như trong lúc giao đấu, vì vậy những sự đụng chạm gây thương tích làm cho tôi lo lắng nhiều nhất. Tôi nhớ có một lần em thủ thành đội Ngô Quyền bị cầu thủ trung phong của đội bạn đá gảy xương vai, tôi sợ điếng hồn, vội vàng chở em vô bịnh viện Biên Hòa để nắn lại xương. Một lần khác em trung phong của đội Ngô Quyền bị thủ thành của đội Long Thành nhảy lên và đạp bàn chân vào ngực làm em này ngất xỉu một lúc, trận cầu này diễn ra ở Tân Vạn do ông xã trưởng Tân Vạn làm trọng tài. Cần nói thêm em trung phong này sau trở thành tuyển thủ quốc gia đá cho đội Ngân Hàng và đội Công Nghệ Thực Phẩm. Cũng may trong suốt mười hai năm không có điều gì đáng tiếc xẩy ra.

 Có năm trường Vũng Tàu tổ chức cấp Khu, tôi lại phải dẫn học sinh Biên Hòa ra Vũng Tàu tranh giải. Trận bóng tròn chung kết giữa Biên Hòa và Vũng Tàu cũng rất nhiều căng thẳng nhưng may không xẩy ra những lộn xộn như trận cầu hơn mười năm về trước. Trận này trường Ngô Quyền đoạt giải vô địch cấp Khu Ba.

 Tôi có thể nói tôi đã mang lại nhiều thành tích về thể thao cho hai trường Châu Văn Tiếp và trường Ngô Quyền. Nhờ đâu mà có được những thành tích đó, có phải tôi là một huấn luyện viên thể thao giỏi không? Hoàn toàn không phải, tôi chỉ là một giáo sư hướng dẫn không phải là một huấn luyện viên. Vì tài chánh quá nghèo nên bộ Giáo dục không có những huấn luyện viên ở các trường và cũng không có ai nghĩ đến sự cần thiết của những chương trình huấn luyện thề thao, văn nghệ hay báo chí cho các em học sinh. Những lớp nhỏ có 1 giờ nhạc và 1 giờ thể dục tượng trưng. Một số các ông hiệu trưởng, giám học hay tổng giám thị cũng không hưởng ứng chương trình sinh hoạt học đường vì đối với họ sinh hoạt học đường chỉ tạo nên những vụ ẩu đả làm mất trật tự và vì họ cần có thì giờ để dạy trường tư.

 Với những khó khăn như vậy tại sao tôi lại thành công? Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh. Có em có khiếu về bóng tròn, có em có khiếu về bóng bàn, có em thích ca hát và hát hay, có em thích viết văn. Tôi chỉ là người tạo môi trường cho các em thi thố những tài năng non nớt đó mà thôi. Các em cùng vui chơi, cùng thi đua với nhau, cùng phát triển tài năng của mình theo tuổi lớn dần. Còn nền giáo dục Việt Nam không có phương tiện để làm cho những tài năng đó phát triển lên một trình độ cao hơn. Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.

 Không hãnh diện vì trường Ngô Quyền là trường lớn nhất miền Đông có số học sinh cao nhất nên từ việc học hành đến việc tranh đua thể thao trội hơn các trường khác là chuyện đương nhiên. Tôi buồn vì Trường Ngô Quyền chỉ có một tuyển thủ quốc gia trong lúc trường có nhân tài để được đào tạo thành nhiều tuyển thủ quốc gia đủ mọi bộ môn.

Lê Quý Thể

(N.H.Hạnh chuyển)


 

 

03 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 9401)
Nhưng tôi luôn nhớ mãi hình ảnh Thầy Cô khi đứng trên bục giảng, dùng bảng đen phấn trắng để truyền bá kiến thức, khơi gợi và thắp sáng cho chúng tôi những ước mơ, những hoài bão,
23 Tháng Mười Một 2022(Xem: 10088)
Em thành thật tri ân các Thầy Cô đã cho chúng em được là học sinh của một nền giáo dục nhân bản VNCH.. Chúng em kính chúc các thầy cô một lễ Tạ Ơn vui vẻ, sức khỏe, hạnh phúc an lạc bên gia đình, con cháu.
10 Tháng Tám 2022(Xem: 14357)
Cùng với Hoàng Mai, em kính lời tri ân đến cô Nguyễn Khoa Diệu Dung và cô Hoàng Minh Nguyệt.
31 Tháng Bảy 2022(Xem: 10594)
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
31 Tháng Bảy 2022(Xem: 12495)
Tôi thật sự quá xúc động với chuyến phiêu lưu đến North Carolina - Miền Đông nước Mỹ cùng Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai…
17 Tháng Bảy 2022(Xem: 5761)
Nam Cali nắng ấm rạng rời Mừng thầy, đón bạn tiếng cười đoàn viên Biên Hòa trường cũ Ngô Quyền Đồng Nai tiếng gọi nối liền bờ vui.
31 Tháng Năm 2022(Xem: 5420)
Nguyện ơn trên gia hộ cho thầy cô sức khỏe, an lạc và hạnh phúc. Xin tri ân những vị đã lái con đò trí tuệ dẫn dắt chúng em vào đời.
03 Tháng Tư 2022(Xem: 8629)
Cám ơn cô Trí đã đỡ đầu cho thế hệ Ngô Quyền chúng em và tiếp nối. Kính mừng sinh nhật cô.
07 Tháng Hai 2022(Xem: 12134)
Xin ghi lại lần ăn Tết, họp mặt gần nhất của chs NQ ở Mỹ để thấy màu của Tết và tình nghĩa Ngô Quyền vẫn đậm đà, dù thời gian vẫn vô tình lấy đi nhiều Thầy Cô, đàn anh, đàn chị của chúng tôi.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 10915)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
01 Tháng Sáu 2021(Xem: 13420)
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy đã truyền cho tôi những kiến thức
29 Tháng Tám 2020(Xem: 9529)
Đang mùa dịch Covid 19 phải giãn cách, hạn chế đi lại gặp nhau, mà các Thầy Cô và các em hs Ngô Quyền đã đến viếng tang lễ rất đông, gia đình chúng tôi rất cảm kích!!
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9708)
Tôi tin rằng với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, các em cựu học sinh Ngô Quyền không bao giờ quên công lao của những “người đưa đò” dù hiện còn hay đã mất.
13 Tháng Tám 2020(Xem: 10475)
Cô Kim Dung cũng xin chuyển đôi lời cám ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô và các cựu học sinh khắp nơi đã dành tình cảm cho Thầy Hà Tường Cát và gia đình cô.
06 Tháng Tám 2020(Xem: 9556)
Cô Đào Thị Nga là giáo sư Anh văn của trường ta. Hồi trước tôi học lớp Pháp văn. Nhưng học sinh trường Ngô Quyền đều biết cô. Thời gian mấy năm gần đây, tôi có hân hạnh được mấy lần họp mặt cùng cô.