Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Văn Xuân - TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

18 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 136972)
Nguyễn Văn Xuân - TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA


anh_xuan5-large

 

Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu. Tôi chợt nhớ đến Thầy Cô, bạn bè.

 

Nhớ đến các Thầy lớn tuổi: Thầy Phạm văn Tiếng, thầy Bùi Quang Huệ, thầy Đinh Văn Sái. Các thầy dạy dễ hiểu, rất hay. Khi hết giờ, cả lớp đều thuộc bài vì các Thầy luôn gọi học sinh nhắc lại các đoạn giảng của các Thầy

 

Nhớ Cô Nguyễn Thị Luông rất hiền, ăn chay trường. Cô luôn nhắc nhở học trò ngồi ngay ngắn, vòng tay ra sau để lưng được thẳng. Trong lớp, thường nghe lời giáo huấn của Cô, luôn luôn điệp khúc "Trước mắt ta có 24 giờ to rộng để làm tròn nghĩa vụ của người học sinh". Cô hiền như thế nhưng cuộc đời của Cô gặp nhiều bất hạnh.

 

Nhớ đến Thầy Phan Thanh Hoài cao lớn người với nụ cười rất hiền. Tôi rất thích học môn của Thầy dạy, trong lớp tôi không được đứng hạng nhất nhưng cũng hạng nhì, hạng ba.

 

Nhớ đến thầy Nguyễn Thất Hiệp là giáo sư hướng dẫn của tôi năm lớp Đệ Tứ. Lúc bấy giờ tôi được xếp hạng nhất lớp cuối năm học, nhưng phần thưởng xuất sắc lại rơi vào bạn Bí Văn Sanh (trưởng lớp). Tôi rất giận Thầy vì cho rằng Thầy Hiệp không công bằng. Sau nầy, khi trưởng thành mình mới hiểu ra phần thưởng xuất sắc không phải dành cho người học giỏi mà phải kết hợp với hoạt động trong lớp.

 

Nhớ Thầy Dương Hòa Huân dạy Sử Địa, bài giảng của Thầy thật gọn nhưng súc tích đầy đủ kiến thức để thi tốt nghiệp. Nhớ Thầy Hoàng Phùng Võ dạy Công dân. Tôi rất ngạc nhiên vì Thầy dạy rất hay môn Toán (hình học) ở trung tâm luyện thi vào ban đêm.

Thầy Phạm Minh Mẫn dạy vẽ, hơi ốm, nước da ngâm đen, nét chữ của Thầy thật tuyệt vời.

Thầy Trần Văn Lộc dạy nhạc, rất vui tính, hơi khôi hài.

Thầy Trần Minh Đức dạy Anh văn, đẹp trai, môn của thầy dạy rất dễ kiếm điểm, đầu giờ Thầy thường cho 20 từ tiếng Việt, trong vòng 5 phút phải dịch xong sang tiếng Anh, nếu chịu khó học bài thì chắc chắn sẽ được từ 18 đến 20 điểm.

Nhớ đến Cô Hồng dạy Việt Văn, Cô Võ Thu Thủy dạy Anh Văn. Hai Cô ở chung nhà trọ với tôi, hai cô rất thương tôi và cho phép tôi gọi là chị khi ở nhà.

Ở đây tôi chứng kiến mối tình thật đẹp giữa Cô Thủy và anh Xã cùng ở nhà trọ, làm lục sự ở Tòa Án Biên Hòa. Hai anh chị hiện đang sống với nhau rất hạnh phúc và sau nầy trở thành chủ nhân của một nhà hàng nổi tiếng, nhà hàng Quyết Thắng ở Biên Hòa .

Nhớ Thầy Tôn Thất Long rất trẻ, rất hiền, mỗi lần chuông reo các Thầy Cô xuống lớp, các học trò tinh nghịch la ó khi Thầy Long sánh bước cùng Cô Hường làm hai Thầy Cô này rất thẹn .

Bạn bè lúc bấy giờ có cặp bài trùng Lý Khánh Hồng, Trầm Hữu Tình học rất giỏi. Tôi cũng nhớ đến anh Sơn đen đẹp trai ở Hiệp Hòa và anh Vĩnh.

axuan1-large

axuan2-large

Những bông hoa thời bấy giờ của trường tôi rất ngưỡng mộ các hoa khôi như Phượng nước da ngâm đen ở Hiệp Hòa, và Dung, nước da trắng trẻo nhà ở trong con hẻm có tiệm mì chú Mừng nổi tiếng ở Biên Hòa.

Thầy Hoài có một cô em vợ tên Vân, nữ sinh Ngô Quyền, trông rất xinh ở cùng nhà trọ với tôi. Tôi rất nhát gan, không dám làm quen, bây giờ khi nhớ lại không biết cô ấy rời nhà trọ lúc nào!

Tôi có để ý đến một người tên H., học cùng trường ở tiệm vàng đối diện với nhà sách Thiên Tứ. Mỗi lần đi ngang qua tiệm của nàng, tôi chỉ dám liếc nhìn, yên lặng và để cho thời gian mãi mãi trôi đi. 

Thế là cuối cùng, tôi lặng lẽ rời ngôi trường thân yêu không một lời từ giã, hẹn hò, không một mảnh tình vắt vai.

 anh_nvxuan-large-content Nguyễn Văn Xuân

 Chs K2 NQ

 

28 Tháng Ba 2014(Xem: 7682)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 64512)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39145)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64437)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 73052)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17778)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9482)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74435)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30142)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64570)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7821)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19399)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30252)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6236)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21697)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.