Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NGUYỄN LƯƠNG VỴ - GẶP DUYÊN NHỚ NGUYỄN TẤT NHIÊN

02 Tháng Mười 201612:16 SA(Xem: 9298)
NGUYỄN LƯƠNG VỴ - GẶP DUYÊN NHỚ NGUYỄN TẤT NHIÊN

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

GẶP DUYÊN NHỚ NGUYỄN TẤT NHIÊN

 
-Nguyen_Tat_Nhien_02-content















1.

 

khi gặp duyên nhớ nguyễn tất nhiên

thiên tai thảng thốt buổi đầu tiên

ta ngoắc mòn tay thời trung học

gió trên sông lạc giọng cuồng điên

 

2.

 

sao thiên thu không là xa nhau

không là bài thơ rướm sắc màu

cột đèn gẫy gập nhiên đứng lặng

con đường quen là vũng đêm sâu

 

3.

 

sao thiên thu không là đường chim

không là bài thơ bay đi tìm

tường vôi luống tuổi chiều câm nắng

hồn lang thang trên một lối im

 

4.

 

sao thiên thu không là thiên thu

không là bài thơ bay xa mù

người từ trăm năm còn nuối mộng

dẫu muốn làm linh mục đi tu

 

5.

 

duyên ngồi đây mà nhiên đã xa

nhớ thương chàng thi sỹ tài hoa

bạc mệnh hay tự hủy cho khỏe

tài hoa lắm tai họa vậy mà

 

6.

 

duyên ngồi đây đôi mắt nữ sinh

giọng bắc kỳ tỏa nắng lung linh

hình như trong đôi mắt sáng ấy

có cái nhìn nhiên đang... đứng hình

 

 

7.

 

nhiên vẫn ngồi chờ ở quán quen

thơ chép hoài chỉ có một tên

chiều xám chuông nhà thờ vọng lại

khuất dần người con gái tên duyên

 

8.

 

quán gypsy nắng đã lên cao

râm ran câu chuyện cũ hanh hao

nhiên ngơ ngác phương nào vậy nhỉ

đang nhíu mày... cà lăm thiệt sao

 

9.

 

và chắc không đành quên khổ đau

nhớ bạn hít một hơi lắng sâu

tâm dung rung nhẹ trên chiếc lá

khói thuốc bay hay là chiêm bao

 

05.2016

Ghi chú:

- Thi sỹ Nguyễn Tất Nhiên (tên thật: Nguyễn Hoàng Hải. 30.05.1952 - 03.08.1992), quê quán: Châu Thành, Biên Hòa. Tác phẩm đã ấn hành: 7 tập thơ và một tập nhạc.

- Duyên (Bùi Thị Duyên), bạn học cùng trường (Ngô Quyền - Biên Hòa), "nàng thơ" của Nguyễn Tất Nhiên.

- Thiên Tai: Tập thơ thứ 3 của Nguyễn Tất nhiên, ấn hành năm 1970.

- Tâm Dung: Tập thơ của Nguyễn Tất Nhiên, NXB Người Việt ấn hành năm 1989.

- Những chữ thơ, câu thơ in nghiêng, trích từ bài thơ Thiên Thu, trong tập thơ "Thiên Tai".

 

 

28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47750)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
04 Tháng Tám 2010(Xem: 102465)
Tiếc thương thi sĩ vắn đời Thiên thu về lại với người thiên thu Tay cầm lưu luyến vần thơ Bóng anh còn đó chưa mờ thời gian
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30135)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
14 Tháng Tư 2010(Xem: 24948)
Nhưng điều mà tôi ấn tượng về người bạn chốc lát này là lúc anh ngẩng mặt và vung tay về phía cái sân vắng lặng: “Năm ngoái, Nguyễn Tất Nhiên đứng ở nơi đây”.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72909)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
16 Tháng Ba 2010(Xem: 6985)
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43303)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27426)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 9617)
Sau những ngày đọc kỹ bài viết của ông Du Tử Lê, và các bài phản biện của những người bảo vệ những điều Đúng, có Nhân – Nghĩa, tôi thực sự không ngờ ông Du Tử Lê lại “dựng lên” nhiều vấn đề không chính xác đúng như bài viết của Thủy và nhiều bạn khác đã nêu.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 12479)
(Trích website báo Người Việt số ra ngày Monday, February 01, 2010)
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65262)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79933)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91346)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84345)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.