Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

LPQ - MƯA THÁNG TÁM VÀ MỘT CHÚT NHỚ VỀ NGUYỄN TẤT NHIÊN

23 Tháng Mười 20142:15 SA(Xem: 15076)
  • Tác giả :
LPQ - MƯA THÁNG TÁM VÀ MỘT CHÚT NHỚ VỀ NGUYỄN TẤT NHIÊN


MƯA THÁNG TÁM VÀ MỘT CHÚT NHỚ VỀ NGUYỄN TẤT NHIÊN

-Nguyen_Tat_Nhien_02-contentNhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Tranh: Đỗ Duy Ngọc.

Tôi và Nguyễn Tất Nhiên là người Biên Hoà, cùng sanh tại Xã Bình Trước, Quận Đức Tu. Chúng tôi học chung trường Trung học Ngô Quyền, anh trên tôi hai lớp. Tôi nhớ không quên là tôi gặp anh vỏn vẹn có bốn lần, nhưng mỗi lần gặp nhau đều là những kỷ niệm khó phai .


Lần đầu, cuối năm 1970, anh mang tập thơ Thiên Tai vào trường Ngô Quyền để giới thiệu, khi đó tôi đang học lớp Đệ Tam và cũng là lần đầu gặp "đàn anh NTN", lũ học trò mới lớn chúng tôi nhiều đứa mê thơ cùng góp tiền mua "Thiên Tai" và chuyền nhau đọc, trong đó có tôi. Vài tháng sau tôi bắt đầu nghe trên radio những bài hát của Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy phổ từ tập thơ Thiên Tai như : Vì tôi là linh mục, Thà như giọt mưa, Em hiền như masoeur, Cô Bắc kỳ nho nhỏ, Hai năm tình lận đận... Và như thế tôi đọc đi đọc lại tập thơ Thiên Tai không biết bao lần, ngâm nga hát: "Vì tôi là linh mục, không mặc chiếc áo dòng, nên không là thánh thần, nên tín đồ đi hoang", "Đưa em về dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa, đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa" trong sân trường, hành lang lớp học... và từ đó mến thơ anh!


Lần thứ hai giữa năm 1972, tại quán cà phê Ca Dao ở Vườn Mít chỉ cách nhà tôi dăm bước chân. Một buổi trưa chúa nhật sau khi sinh hoạt Hướng Đạo xong thì anh Hồ văn Lưu cùng là huynh trưởng HĐ, cùng sinh hoạt phong trào Du Ca kéo tôi theo: "Đi Ca Dao cà phê, hôm nay có anh Nguyễn Đức Quang lên, có hẹn Nguyễn Tất Nhiên nữa". Quán cà phê nầy nổi tiếng ở Biên Hòa vì một lý do là các chị em chủ quán quá dễ thương khiến các anh hay lui tới trồng cây si, nhất là giới văn nghệ hay hẹn nhau gặp gỡ, trong đó có NTN với nhiều bài thơ tình học trò dành cho mối tình si cô chủ nhỏ Hoàng thị Kim Oanh của quán cà phê Ca Dao nầy. Lần đó, tôi không quên bao giờ nụ cười to sảng khoái cuả NTN khi anh hỏi thăm tuổi tôi và câu nói vui của anh: "Hahaha... hai thằng mày-tao cùng sanh tháng 5, xanh xanh màu Salem" (thuốc lá đầu lọc Salem thời ấy).


Hai lần gặp nhau sau là buổi họp mặt Tất niên Tết 1973, khi ấy tôi là Trưởng Khối Văn Nghệ - Báo Chí của Trường, sau khi phát hành tờ Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền Quí Sửu 1973 xong thì có mời anh về dự chung vui với đám đàn em . Và lần gặp cuối là Hè 1974, chúng tôi cùng về Trường Ngô Quyền tổ chức buổi Thuyết trình Đường Vào Đại Học cho các em lớp Đệ Nhất đang chuẩn bị thi Tú Tài II và vào Đại Học. Lần nào gặp nhau, Nguyễn Tất Nhiên vẫn với mái tóc bồng bềnh, nụ cười to hiền và thi thoãng nhếch môi rất "đậm" chất thiên tai!


Nhắc lại anh dài dòng trên để nhớ một chút về con người của anh, nhưng cái đáng nhớ hơn là thơ anh, thơ Nguyễn Tất Nhiên, một nhà thơ trẻ nổi tiếng của miền Nam, trong bão táp của chiến tranh nhưng thơ thì lại hiền hòa như sông nước Đồng Nai bốn mùa xuôi chảy:

... tâm hồn tôi có một dòng sông
bên cạnh nhà cô bạn chung trường
chiều sông dâng sóng miên man gió
bay tóc bay hồn tôi thanh tân...

Tài hoa nhưng bạc mệnh, có lẽ một lần nào đó anh đã ra bờ sông Đồng Nai làm thơ nhớ người mình yêu và mơ một ngày khi tóc đã muối tiêu sẽ còn gặp lại nhau, nhưng ngày nầy đã không đến, anh ra đi khi vừa 40 tuổi .

... em hãy ra bờ sông nhìn nắng trải
nhớ cho mình dáng dấp người yêu
lỡ dòng đời tóc điểm muối tiêu
còn giây phút chạnh lòng như mới lớn...

Sau 75, cuộc sống rơi vào khó khăn cho bao người, bao gia đình ... không ngoại trừ anh, nên NTN đã từng chua chát thốt lên:

... ta có gì đâu ngoài khốn khổ
ngoài vết thương thấm thía u tình
yêu ai ta quấn dây oan nghiệt
mặc sức nhân gian siết bạo tàn...

Những năm 78, khó khăn kinh tế và thiên vị chính trị ngày càng chồng chất, anh cảm thấy bất lực cho tương lai mịt mù, bó tay NTN nhìn về phương xa như tìm thấy mặt trời :

... như con chim mới tập chuyền
bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra
mặt trời rực rỡ phương xa
ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương
những đôi mắt ngó lườm lườm
những nanh vuốt thú ẩn trong dáng người...

Sau 75 tôi không còn được gặp lại anh, nghe bạn bè nói khoảng 1980 anh cùng gia đình sang Pháp. Nguyễn Tất Nhiên lập gia đình với Nguyễn thị Minh Thủy là bạn học đồng lứa cùng khối lớp với tôi (năm 72-73 Minh Thủy là Trưởng Ban Biên Tập Giai phẩm Xuân Ngô Quyền). Anh đã bỏ lại sau lưng bao nhiêu tình thơ mộng mơ như những thề thốt dại khờ :

... hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá
nên tị hiềm nhen nhúm giữa ngây thơ
nếu em còn chút đỉnh mộng mơ
xin rộng lượng thứ dung người lỡ dại ...

Bây giờ là tháng tám, những cơn mưa giông bất chợt ùa về khiến tôi nhớ đến Nguyễn Tất Nhiên. Anh tự vẫn trong chiếc xe hơi cũ đậu dưới bóng cây sân chùa ở  California vào đầu tháng 8/1992 . Nụ cười chấm dứt trên môi anh, hồn thơ anh bay bổng nhẹ nhàng nhưng cuộc đời anh lại là chuỗi ngày nặng nề như trăm năm đá tảng :

... nụ cười giữ được bao lâu
nhân sinh là một giòng sầu miên man
sông dài rồi cũng chia phân
tình bao nhiêu lớn cũng tàn phai phôi
tôi đam mê siết thân người
hay đâu đá tảng đeo đời trăm năm ...!

Nguyễn Tất Nhiên! anh đã biết anh sẽ ra đi sớm như là thiên định, nên đã gửi trả lại thời gian, tạ từ không gian đã phân chia hai lối :

... đường không gian đã phân ly
đường thời gian đã một đi không về...

Còn lại chăng? :

... tình đã theo em về dĩ vãng
buồn tôi như lịch nhẩn nha rơi
mỗi ngày thiên hạ nhuần tay xé
lịch mới, như tờ thương - nhớ - tôi ....

Tôi viết những dòng nầy vào ngày cuối tháng 8, tháng định mệnh ra đi của Nguyễn Tất Nhiên ,như một nén hương tưởng nhớ anh. Như những người con đất Biên Hòa, một thời hoa tím học trò đã tập tành uống cà phê đen, làm thơ tình trên giấy trắng ...

GIỌT MƯA XANH MẤY TUỔI NÀNG
TÔI NGHE LÁ RỤNG NHƯ VÀNG ÁO XƯA...

Mưa tháng tám, 2014 .

LPQ

 

28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47752)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
04 Tháng Tám 2010(Xem: 102471)
Tiếc thương thi sĩ vắn đời Thiên thu về lại với người thiên thu Tay cầm lưu luyến vần thơ Bóng anh còn đó chưa mờ thời gian
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30137)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
14 Tháng Tư 2010(Xem: 24951)
Nhưng điều mà tôi ấn tượng về người bạn chốc lát này là lúc anh ngẩng mặt và vung tay về phía cái sân vắng lặng: “Năm ngoái, Nguyễn Tất Nhiên đứng ở nơi đây”.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72913)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
16 Tháng Ba 2010(Xem: 6985)
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43308)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27427)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 9618)
Sau những ngày đọc kỹ bài viết của ông Du Tử Lê, và các bài phản biện của những người bảo vệ những điều Đúng, có Nhân – Nghĩa, tôi thực sự không ngờ ông Du Tử Lê lại “dựng lên” nhiều vấn đề không chính xác đúng như bài viết của Thủy và nhiều bạn khác đã nêu.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 12481)
(Trích website báo Người Việt số ra ngày Monday, February 01, 2010)
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65266)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79936)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91353)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84349)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.