Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - CÔ “BẮC KỲ NHO NHỎ” BÂY GIỜ RA SAO?

07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 44327)
Diệp Hoàng Mai - CÔ “BẮC KỲ NHO NHỎ” BÂY GIỜ RA SAO?

 ntn_-_oanh_1-large-content

Đôi mắt tròn, đen, như búp bế
Cô đã nhìn anh rất... Bắc Kỳ

(1973)

 

CÔ “BẮC KỲ NHO NHỎ” BÂY GIỜ RA SAO?

 

Thuyết phục mãi, chị Hoàng Thị Kim Oanh – nguyên mẫu trong bài thơ “ Cô Bắc kỳ nho nhỏ” của nhà thơ quá cố Nguyễn Tất Nhiên – mới đồng ý chia sẻ với tôi những hoài niệm tuổi học trò… Chị kể khi xưa chị hiền lành, nhưng không khờ khạo đến mức, không biết có nhiều cây si trước ngõ nhà mình. Nhưng điều đó, chỉ khiến chị mỗi lúc một ngại ngùng giao tiếp. Dần dà, chị sống khép kín tựa cô chim non trong chiếc lồng son. Ba mẹ của chị đông con, nhưng các con của ông bà rất thuận hòa, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Với suy nghĩ non nớt lúc bấy giờ, như vậy đã quá đủ cho cuộc sống riêng của chị.

 

Thật ra, chị Oanh không thuộc tuýp người lãng mạn. Ngoài tình thương yêu của ba mẹ và anh chị em trong gia đình, chị gần như không có nhu cầu tình cảm nào khác.

Hỏi chị khi xưa, có biết “Oanh là nguyên mẫu trong bài thơ của anh Hải?..”

Chị cười hiền lành: “Chị có biết, nhưng hồi đó chị sợ muốn chết luôn… ”

Biết chị thích đọc sách, anh Hải mang tặng chị nhiều quyển sách bìa cứng bọc gáy vàng rất đẹp. Anh cũng tặng chị nhiều cánh thiệp xinh xinh vào những dịp lễ, và cũng có khi anh tặng thiệp chỉ vì… thích vậy thôi! Và đặc biệt, anh Hải luôn tặng chị Oanh những bài thơ tình còn… nóng hôi hổi của anh, ngay khi thơ xuất hiện trên các trang tạp chí học trò. Tuy nhút nhát và kiệm lời, nhưng cô tiểu chủ cà phê Ca Dao luôn cư xử đúng mực với khách hàng đến quán.

Trước ngày sang Pháp, anh Hải mang đến cho chị Oanh một va-li đầy sách quí “ Em giữ sách cho anh…” Sau khi anh Hải ra đi, một phụ nữ trẻ tìm đến và đưa cho chị Oanh bức thư tay, bảo do anh Hải gửi. Nội dung thư, anh Hải nhắn chị giao va-li sách cho người cầm thư. Chị thoáng băn khoăn, vì nét chữ trong thư không giống nét chữ anh Hải thường xuyên gửi chị. Nhưng vốn cả tin, chị đã giao va-li sách của anh Hải cho người phụ nữ – mà đến tận bây giờ, chị vẫn chưa biết rõ – cô ấy là ai và từ đâu đến? Chị đã để lạc mất những quyển sách quí, như món quà từ biệt của anh Hải trước ngày anh xa xứ. Chỉ vì “cô Bắc kỳ nho nhỏ” ngày xưa ấy, nào biết chi “toan tính chuyện lọc lừa”, như anh Hải từng lên án… một người con gái Bắc khác.

 

 ntn_-_oanh_2-large-content

 

Tôi có cảm giác, thời gian quá thiên vị nguyên mẫu “ Cô Bắc kỳ nho nhỏ” trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Không còn trẻ nữa – Tất nhiên rồi! – nhưng chị Oanh vẫn giữ nguyên vẻ đẹp thánh thiện thời con gái. Chị hứa một ngày đẹp trời, sẽ cho tôi xem lại những bút tích học trò của nhà thơ tài hoa bạc mệnh Nguyễn Tất Nhiên. Các con của chị, từ lâu cũng tò mò và vòi vĩnh mẹ Oanh cho xem “kho kỷ vật” từ lâu chị trân trọng giữ gìn. Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan”… một cô Bắc kỳ khác…

Tháng 11/2013

Diệp Hoàng Mai

 

 

Phụ đính:

Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ

 

 

Đôi mắt tròn, đen, như búp bế

Cô đã nhìn anh rất ... Bắc Kỳ

Anh vái trời cho cô dễ dạy

Để anh đừng uổng mớ tình si

 

Anh vái trời cho cô thích mộng

Để anh ngồi kể chuyện nằm mơ

"Đêm qua có một chàng bươm bướm

Nguyện chết khô trên giấy học trò "

 

Anh chắc rằng cô sinh trong nam

Cảnh tượng di cư chắc lạ lùng ?

Khi nghe ai luyến thương Hà Nội

Chắc cô nghe bằng tim dửng dưng

 

Anh vái trời cho cô dửng dưng

Coi như Hà Nội - xứ hoang đường

Để anh còn dắt cô đi dạo

Còn rủ cô vào rạp cải lương

 

Anh vái trời cô thích cải lương

"Thích kẻ anh hùng diệt bạo tàn"

Mốt mai thê thảm quanh đời sống

Cô sẽ còn đôi chút lạc quan

 

Đôi mắt tròn, đen, như búp bế

Cô nhớ nhìn thiên hạ lận lường

Mà hãy nhìn anh cay lắm chuyện

Nhưng còn con trẻ chuyện yêu đương

Nguyễn Tất Nhiên (1973)

 

28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47750)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
04 Tháng Tám 2010(Xem: 102465)
Tiếc thương thi sĩ vắn đời Thiên thu về lại với người thiên thu Tay cầm lưu luyến vần thơ Bóng anh còn đó chưa mờ thời gian
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30135)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
14 Tháng Tư 2010(Xem: 24948)
Nhưng điều mà tôi ấn tượng về người bạn chốc lát này là lúc anh ngẩng mặt và vung tay về phía cái sân vắng lặng: “Năm ngoái, Nguyễn Tất Nhiên đứng ở nơi đây”.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72910)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
16 Tháng Ba 2010(Xem: 6985)
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43304)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27426)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 9617)
Sau những ngày đọc kỹ bài viết của ông Du Tử Lê, và các bài phản biện của những người bảo vệ những điều Đúng, có Nhân – Nghĩa, tôi thực sự không ngờ ông Du Tử Lê lại “dựng lên” nhiều vấn đề không chính xác đúng như bài viết của Thủy và nhiều bạn khác đã nêu.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 12479)
(Trích website báo Người Việt số ra ngày Monday, February 01, 2010)
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65263)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79935)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91346)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84346)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.