Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - DƯ ÂM NGÀY CŨ

13 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 97336)
Nguyễn Anh Tuấn - DƯ ÂM NGÀY CŨ

Dư Âm Ngày Cũ

 

Ra khỏi nhà, trời mù sương. Vùng Bay Area lúc nào cũng vậy, mùa hè, nóng khoảng một tháng, rồi trời mát trở lại. Có lẽ vì lý do đó mà thành phố San Francisco đầy du khách khi trời vào hạ. Lái xe trong sương mù ban sáng có những cái thú của nó. Nhìn cây cỏ còn chìm đắm trong sương mai, tôi nhớ đến bài tập đọc năm xưa Anatole France tả cảnh thơ mộng của vườn Luxembourg trong cuốn "Cours de Langue et de Civilisation Françaises" của Mauger. Không biết mấy bạn học ban Pháp Văn còn nhớ không? Mà tưởng mình là Anatole France, nhưng tôi không lạc vào vườn Luxembourg, mà đang đi vào những con đường mù sương buổi sáng mùa hạ của đất trời Cali.

blank

Toản ơi, mầy có nói "tiếng Pháp khó học hơn tiếng Anh, mà tại sao mình chọn Pháp Văn làm sinh ngữ chính". Có lẽ mình bị ảnh hưởng văn hóa chung quanh mình. Pháp đô hộ mình 80 năm nên dù muốn dù không nền văn hóa mình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của Pháp, mà tiếng Tây là tiếng được dùng nhiều nhất sau tiếng Việt trong đại học, các cơ quan hành chánh trước khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam. Đàn anh mình hay thế hệ mình ai cũng mơ mộng đi học bên Tây, được ngồi bên dòng sông Sein thơ mộng, nhìn mặt trời lặn qua La tour Eiffel của Paris, kinh thành ánh sáng. Bạn có nhớ không, trong cuốn "Đời Phi Công ", mà Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh ghi lại trong những ngày đầu ông đến Pháp đi học làm phi công:

"Anh viết thơ nầy cho em trong một quán rượu giữa khu Latin, một buổi chiều thu buồn về chầm chậm. Có qua Ba Lê và lạc vào khu sinh viên nầy em mới có thể hiểu được rằng tại sao người ta có thể ngồi viết thơ trong một quán rươu. Dọc theo hai bên đại lộ St. Michel từ đầu song Sein tới vườn Luxembourg người ta chỉ thấy quán rượu, hiệu sách và sạp bán báo. Nói là quán cà phê thì đúng hơn vì thường thì ai cũng chỉ gọi cà phê hơn là gọi rượu. Vào trong quán tìm một bàn trong một góc kín đáo nhất, gọi một tách cà phê rồi trầm ngâm nhìn thiên hạ là một trong những cái thú của người sinh viên ở Ba Lê."

Hoặc Thanh Tâm Tuyền trong "Dạ Khúc":

"Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ"


Có lẽ lãng mạn nhất và ảnh hưởng nhất đến tôi là bài thơ "Chưa bao giờ buồn thế" của nhà thơ Không Quân Cung Trầm Tưởng, bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc thành "Tiễn Em". Ông làm bài thơ nầy khi ông đi học trường Không Quân bên Pháp khoảng thập niên 1950.

“Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng

Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em. khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học
Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em...

Ôi đêm nay
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tàu em đi tuyết phủ
Toa anh lạnh gió đầy
Làm sao anh không rét
Cho ấm mộng đêm nay
Và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy!

Trời em mơ có sao
Mình anh đêm ở lại
Trời mùa đông Paris
Không bao giờ có sao

Trời mùa đông Paris
Chưa bao giờ buồn thế!

(http://www.youtube.com/watch?v=RJn4iRethEo)

Lãng mạn như thế, tình tự như thế thì làm sao "Ga Lyon đèn vàng", làm sao "Trời mùa đông Paris" không có trong chúng ta được. Và vì thế tôi đã chọn học Pháp Văn như là một defaul.

blank

Nói chuyện với Toản đến gần nữa đêm. Toản đã gọi cho tôi vào buổi chiều thứ tư. Hai ngày gặp nhau ở miền nam Cali chưa đủ để hàn huyên sau 42 năm trời xa cách. Nói chuyện với Toản để thấy cả một trời kỷ niệm dồn dập trở về trong tôi. Khung trời Salt Lake City nơi Toản ở, có lẽ hôm nay trời thật xanh với những mây trắng lững lờ như đời sống thanh thản của Utah, và nơi tôi ở, trời đang mù sương của miền Bắc Cali đầy lãng mạn. Dù không gian bàng bạc có khác nhau, nhưng hình ảnh ngày xưa của sân trường cũ, của Biên Hùng, của Trịnh Hoài Đức, của Nguyễn Hữu Cảnh vẫn còn trong mỗi chúng ta.

Toản cũng nhắc đến những hoa khôi của lớp 1A2 lúc đó như Nguyễn Thị Sang, Phụng, Trần Thị Kim Ngân, Lan Phương, Nga, Lương Thị Nuôi . Dễ thương đến nỗi có người học ở lớp khác như 1A1 chạy qua làm quen (làm bộ mượn tập mặc dù học khác thầy, khác lớp). Toản có hỏi tại sao dạo đó tôi được nhiều cô trong lớp nói chuyện. Tôi thành thật trả lời vì tao không có tịch nên ai cũng tự nhiên đến nói chuyện mà không có gì để ngại ngùng. Còn tụi bây thì mặc dù bề ngoài rất hiền lành, nhưng trong bụng thả dê, các cô cảm thấy như thế nào đó. Kết quả "Địch rút lui , ta bỏ chạy".

blank


Trước cảnh đời đa đoan, xuôi ngược trong cuộc sống mà quên bẳng lứa tuổi thần tiên của 42 năm trước. Ai lớn lên mà không một lần xao xuyến trước một tà áo trắng, trước một mái tóc thề, một chiếc nón lá nghiêng nghiêng bên làn tóc xõa. Một thời mới lớn và ngu ngơ trong sân trường ngày đó. Xin được thương tặng các bạn vài câu thơ mà tôi cảm xúc làm sáng hôm nay cho những ngày xa xôi đó.

Em áo trắng, trong sân trường ngày ấy
Tôi học trò, chỉ biết trộm nhìn em.
Áo trắng quá,
... mà tôi thì khờ khạo
Áo trắng đi rồi
.. tôi ngơ ngẫn nhìn theo.


Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của cà ri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.

À Bientôt.

Thung Lũng Hoa Vàng
Ngày Tháng Hạ
July 10, 2010

Nguyễn Anh Tuấn

21 Tháng Chín 2011(Xem: 50166)
Tình thân Ngô Quyền dưới góc cạnh nào và bất cứ lúc nào cũng êm đềm như dòng Đồng Nai hiền hòa một thùa nào ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa.
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125066)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138443)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 104697)
Ngô Quyền ngói đỏ ngôi trường Tìm về kỷ niệm nắng vương sợi hồng Lớp xưa ánh mắt sáng trong Đường xưa tà áo bay vòng ngày xa
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 114456)
Sau khi công việc xong, nhóm thường ghé quán bún riêu gần nhà Tùng để cùng chung vui. Từ đó hình thành Nhóm Bún Riêu
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120728)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43571)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 96418)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86504)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96244)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95474)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 45449)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101157)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
08 Tháng Hai 2010(Xem: 40292)
C hưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ, nhất là các anh chị đã từng là vận động viên của trường Ngô Quyền luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của trường xưa.
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32570)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
11 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 95511)
Nhớ về quê hương, nhớ thời thơ ấu, dưới mái trường xưa, con đường ngập lá vàng rơi, nhớ chúng mình một thời rong chơi. Cuộc đời đổi thay, chúng ta mỗi người mỗi ngả, đối với tôi, đời sống thế nào? Ngày tháng phôi pha, xứ người xa lạ, lòng luôn ngóng về quê hương, nhớ từng nơi ngày đó chúng tôi đã đi qua, nhưng bây giờ cảnh cũ không còn và các bạn xưa cũng không còn, biết lưu lạc nơi nao?
28 Tháng Năm 2009(Xem: 12704)
Thế mà đã một năm trôi qua. Cũng đúng vào thời gian này như năm ngoái - để tiếp nối truyền thống từ bao năm qua - trưa Chúa nhật ngày 1 tháng 7, 2007 một buổi họp mặt của Hội Ái Hữu CHSNQ Biên Hòa đã được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom ở thành phố Anaheim / Nam Cali