Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lương Thị Khá - Nhớ Về Thầy Cô Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957)

19 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 42248)
Lương Thị Khá - Nhớ Về Thầy Cô Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957)

 

 

Nhớ về Thầy Cô Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957)

 

                                                     Lương Thị Khá

 

Kính Thưa Quý Thầy Cô,

 

Con luôn nhớ đến công ơn những Thầy Cô đã dạy dỗ con từ những ngày con bắt đầu bước chân vào học lớp vỡ lòng cho đến những Thầy Cô đã dạy con những năm cuối của tuổi học trò. Giờ đây, ngồi viết về công ơn Thầy Cô thì không bút mực nào tả hết được. Hôm nay, sắp đến ngày kỹ niệm 50 năm ngày thành lập trường, con xin phép Quý Thầy Cô cho con được viết đôi dòng về những Thầy Cô đã dạy chúng con trong năm Đệ Thất B1 (1956-1957) cách đây đúng 50 năm.

 

Kính thưa Quý Thầy Cô,

Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.

 

Chúng con nhớ đến Thầy Đinh Văn Sái dạy Toán Lý Hóa, Thầy Nguyễn Văn Huệ dạy Việt Văn, Thầy Dương Hòa Huân dạy Sử Địa, Thầy Phạm Văn Mẩn dạy Vẽ, Cô Trần Ngọc Anh dạy Nữ công, Thầy Trần Văn Lộc dạy Nhạc, Thầy Phạm Kim Tiếng dạy Pháp Văn, Thầy Trần Minh Đức dạy Anh Văn.

 

Giờ đây Thầy Sái, Thầy Huệ, Thầy Huân, Thầy Tiếng đã thực sự về sống nơi thế giới mới, nhưng những kỷ niệm và hình ảnh của các Thầy Cô không thể xóa mờ trong trí của chúng con. Một điều mà con nhớ gần nhứt là trong năm 1989, 1990 con còn sống ở quê nhà, con đã được nhiều lần nói chuyện với Thầy Sái trong vấn đề Thầy nên ra đi hay ở lại Việt Nam khi tuổi Thầy đã lớn, và cuối cùng Thượng Đế đã sắp xếp Thầy ở lại vĩnh viễn với quê hương Việt Nam.  Con nhớ hoài hình ảnh của Thầy với chiếc xe Thầy vẫn chạy, mỗi khi Thầy ghé lại nghĩ chân chổ con bán hàng trước khi Thầy tiếp tục đi về Tân Uyên. Ngày còn nhỏ học với Thầy con sợ Thầy bao nhiêu, tuổi lớn lên con càng thương kính Thầy bấy nhiêu.

 

Về Thầy Tiếng, con không đủ giấy để viết về công ơn và những kỷ niệm mà con có từ Thầy. Nếu không có Thầy Tiếng con sẽ không có tên trong danh sách của những học sinh lớp Đệ Thất B1(1956-1957), và không có sự thành công trong đời con.

 

Chúng con xin kính cẩn cuối đầu cầu nguyện cho linh hồn các Thầy luôn yên vui và bình an nơi cõi niết bàn.

 

Cô Trần Ngọc Anh và Thầy Trần Văn Lộc hiện giờ đang sống ở Việt Nam. Riêng Thầy Đức được coi như một Thầy trẻ nhất lúc bấy giờ.Thầy chỉ dạy chúng con trong năm Đệ Thất B1, và sau đó Thầy không tiếp tục dạy tại trường Ngô Quyền nữa, từ đó chúng con không có dịp gặp lại Thầy.   Chúng con không thể quên được hình ảnh của một người Thầy trẻ nhưng lúc nào cũng tận tụy với học sinh của Thầy.  Chúng con không thể quên được những buổi Thầy dạy thêm cho chúng con tại nhà Thầy vì tiếng Anh được coi như môn học mới của những học sinh lớp Đệ Thất lúc bấy giờ.

 

Sau 50 năm, tuổi đời chồng chất lên những học sinh lớp Đệ Thất bé nhỏ ngày nào. Các Thầy Cô cũng đã cộng thêm 50 năm tuổi nữa, nhưng một điều chắc chắn không thay đổi là chúng con luôn kính yêu Thầy Cô như những ngày chúng con còn nhỏ, và luôn mong mỏi được sự dẩn dắt của Thầy Cô.

 

Chúng con luôn hy vọng và mong rằng ngày Hội Trùng Phùng sớm đến để được gặp lại Thầy Cô của chúng con.

 

Xin cầu nguyện ơn trên cho Thầy Cô và bạn bè chúng con có đầy đủ sức khỏe và trở về họp mặt trong ngày Hội Trùng Phùng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

 

                                                                        Boston, ngày 28/02/2006

 

07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 69576)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48866)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
04 Tháng Tư 2014(Xem: 76315)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87046)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
06 Tháng Hai 2009(Xem: 23741)
Đây cũng là một công trình kết hợp tuyệt vời của quí Thầy Cô và bè bạn khắp năm châu nhằm làm sống lại thật nguyên vẹn hình ảnh của trường Trung Học Ngô Quyền từ giai đoạn khởi đầu cho đến lúc phát triển.
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91129)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39480)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88214)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35689)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75744)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40000)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 41162)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 84015)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47384)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82318)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .