Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thân Thị Ngọc Mai - Vui Ngày Họp Mặt.

27 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 14523)
Thân Thị Ngọc Mai - Vui Ngày Họp Mặt.

blank

 

VUI NGÀY HỌP MẶT

 

Những tưởng họp lâu thế thì ai cũng mệt mỏi, nhưng không, càng trễ lại càng vui hơn mới lạ chứ!

 

 

Chuẩn bị cho ngày họp mặt truyền thống CHS/NQ kỳ thứ 6 ở San José, một buổi họp mặt được nhóm ở nhà anh chị Thắng-Trang để bàn chuyện đi đứng cho chu đáo. Vì là ngày thứ bảy, một số anh chị em còn phải đi làm nên buổi họp đã kéo dài từ 1:00 trưa đến 9:00 tối. Những tưởng họp lâu thế thì ai cũng mệt mỏi, nhưng không, càng trễ lại càng vui hơn mới lạ chứ!

Đây đâu phải là lần đầu họp mặt mà bảo là tại lâu không gặp lại nên mới vui, chỉ vì bạn bè gặp lại nhau trong khung cảnh này, không ai nhớ mình đã là ông bà nội, ngoại, mà cứ tưởng đang ở độ tuổi mười sáu, đôi mươi! Nhìn qua thấy “con nhỏ” này hồi trước ăn vụng hết biết, ngó lại thấy “thằng” đó hồi xưa “cúp cua” có tiếng! Thế là tha hồ chọc ghẹo nhau, bao nhiêu kỷ niệm thuở thiếu thời mà khi nhắc lại, cứ tưởng như đang hiển hiện trước mặt. Từng hàng cây, gốc cột; biết bao nhiêu chuyện xưa, tích cũ được kể lại, hết chuyện mình lại đến chuyện bạn, chuyện thầy, cô.

Có người khi xưa chôn chặt trong lòng một mối tình câm, nay phô bày một cách xởi lởi vì người xưa nay đã có chồng và ta đà có dzợ:

- Em biết không, hồi đó anh thương cô bé P.M. ở lớp em đó. Chiều nào anh cũng đi bộ theo đuôi từ trường về tới nhà cổ, tuốt tận Cây Chàm”

- Rồi “nhỏ” biết không anh?

- Không biết cổ biết không, nhưng mỗi lần cổ quay lại thì anh mắc “đứng ngắm cái tượng mặc đồ tắm chưng trong tủ kiếng của tiệm may, hay quỳ xuống cạy viên sỏi dính vào đế dép!”

- Sao anh không chận “nhỏ” lại, nói thẳng vào mặt “nhỏ” là anh đã phải “thay tới mấy đôi giày”?

- Trời, lúc đó cổ chỉ ho một cái mà tim anh đã muốn rớt ra ngoài, em xúi anh nói thẳng chắc giờ này anh đã mồ yên, mả đẹp lâu rồi!

Lại còn chuyện động trời này nữa chứ: Sau khi ăn uống no nê, một anh rửng mỡ, tông tốc khai ra với thầy Hoài:

-Thưa thầy, hồi xưa thì thầy hỏi em, bây giờ thầy cho em hỏi thầy lại một câu nha thầy.

Một chị đứng cạnh vội xách cây chổi chà dúi vào tay thầy Hoài:

- Thầy cứ để cho nó hỏi, xong rồi thầy cho nó ăn “chả chồi” cũng không muộn!

- Thầy có công nhận là cô Lý đẹp không thầy?. Em nhớ không bao giờ quên: cổ hay mặc áo dài màu xanh; một tháng 30 ngày cổ luôn mặc cái quần màu trắng; cổ đi xe Vélo Solex, tà áo dài gài ở yên sau

Đến đây thì mắt anh bắt đầu mơ màng, mặt anh “đờ đẫn”. Mấy anh ngồi cạnh nhao nhao:

- Trời đất! Thằng này lậm tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng nặng quá tụi bay ơi.

- Ê! Mày có nói quá không đó? Ít ra mày cũng phải chừa lại 3 ngày cho cổ mặc quần đen chớ!

Đúng là “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò!” Thầy Hoài chỉ còn biết “móm mém cười ruồi”. Mấy chị thì hiền lành hơn:

- Mấy bà có nhớ cái bàn của tụi mình năm Đệ Tứ không? Số tui chắc đẻ bọc điều hay sao mà tự nhiên ngay chỗ tui ngồi, mặt bàn bị nứt một khe dài. Nhờ vậy mà mỗi lần thi, tui chỉ cần để cuốn sách trong hộc bàn rồi “thò tay xuống làm việc”

- Mày nhớ nhỏ L. không? Hồi đó thằng T. thương nó, viết thư nhờ tao đưa dùm mà nó không chịu nhận. Tao bèn đem về nhà mở ra xem thử coi thằng T. viết gì đặng chọc nó, vô phúc thằng em tao lục cặp thấy, đưa ngay cho má tao. Thế là tình ngay, lý gian, tao bị một trận đòn nứt đít!

Mọi người đều đã trở lại thời niên thiếu, thử hỏi có liều thuốc nào cải lão hoàn đồng được như thế? Nếu có, phải trả biết bao nhiêu tiền để mua lấy thời gian? Chỉ cần đến với nhau trong những buổi họp mặt thế này là chúng ta đã tìm lại được thời thanh xuân, thơ mộng. Vậy, những cựu học sinh NQ còn lưu lạc bốn phương, hãy tìm về đây để gặp lại mình, bạn và thầy, để sống lại thời gian êm đềm nhất của đời người.

 

chsNQ Thân Thị Ngọc Mai

24 Tháng Hai 2009(Xem: 32812)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68009)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35431)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
24 Tháng Hai 2009(Xem: 66882)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63108)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70133)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 69989)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 71887)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24414)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35482)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40964)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47229)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37856)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40394)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39193)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa