Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phong Châu - NGÀY LỄ CHIẾN SĨ TRẬN VONG

26 Tháng Năm 20241:10 SA(Xem: 2566)
Phong Châu - NGÀY LỄ CHIẾN SĨ TRẬN VONG



Nhân Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong

image002

Tháng năm có hai ngày lễ diễn ra trên toàn liên bang Hoa Kỳ. Trung tuần có ngày lễ Mẹ – Mother’Day. Hạ tuần có ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong – Memorial Day. Theo dõi sinh hoạt trên thị trường buôn bán và dịch vụ tôi thấy hình như ngày lễ Mẹ có phần xôm tụ hơn là ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong.

Chỉ nói riêng về phe ta – tức là phe nói tiếng Việt Nam thì trong cả tháng trước ngày lễ Mẹ đã ra rả 24 trên 24 để rao xeo (sale) đủ thứ, thượng vàng hạ cám gì cũng xeo xeo để cho những người con hiếu thảo có cơ hội mua tặng Mẹ hiền. Đối tượng của các vụ xeo này là Mẹ. Chỉ có Mẹ mà thôi…

  Hôm lễ Mẹ tôi có viết chuyện “trên trời dưới đất” để xiển dương tinh thần của các vị chuyên bán dược thảo vì nhân dịp lễ Mẹ, họ đã để lộ ra lòng từ bi bác ái nên “vừa bán vừa cho” “vừa bán vừa tặng” “vừa bán vừa biếu” đủ tloại thuốc trị bá bệnh. Trong khi phe nói tiếng Anh tức là mấy anh chị Mỹ chính gốc cũng có đủ thứ mặt hàng để xeo nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy họ xeo các loại thuốc chữa bệnh bao giờ. Nếu mấy anh chị Mỹ bắt chước các vị thầy “đông y” (đông đúc y như nhau) thì phe bệnh nhân sẽ mừng biết mấy! Suy ra thì thấy mấy anh thuộc ngành dược phẩm Huê Kỳ thiếu lòng từ bi bác ái so với mấy anh mấy chị chuyên ngành “thuốc cỏ” Việt Nam. Cỏ cũng thuộc loại quý! Quý như cộng cỏ khô của ông sư bự chùa Ba Vàng mà đáng nhẽ phải đặt tên là “chùa Ngàn Vàng” mới đúng. Một cộng cỏ không thôi mà đã thu của thập phương bá tánh đến hàng tỉ tỉ, nhưng cái lạ hơn cả là thiên hạ tranh nhau đến cúi đầu đảnh lễ với cộng cỏ khô. Lịch sử Phật Giáo có hơn hai mươi lăm thế kỷ nhưng chưa thấy ở một quốc gia Phật Giáo nào có vụ lấy cộng cỏ biến thành Xá Lợi Phật để hốt bạc. Không biết mấy ông sư ở chùa Ba Vàng có vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Mác Lê để biến cọng cỏ thành xá lợi Phật hay không? Chắc là có vì mấy vị sư này thuộc giáo hội quốc doanh nên kinh kệ Mác Lê phải rành sáu câu…

Giờ thì sắp đến ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong nhưng tôi không nghe phe nói tiếng Việt quảng cáo để bán và tặng thuốc dán, thuốc tiểu đường, thuốc trị ung thư, thuốc trị tim trị gan…để tặng cho “Chiến Sĩ Trận Vong” gì cả. Chắc vì lý do: Chiến Sĩ Trận Vong từ lâu đã không còn có mặt trên thế gian này nữa nên chẳng còn bệnh tật gì, lý nào người thân lại đi mua dược thảo để đem đốt theo vàng bạc nhang khói cho những người nằm dưới mồ thọ hưởng? Nhưng đừng có lo! Họ không mất mối đâu! Đến tháng sáu tới, họ sẽ đổi chữ “Mẹ” thành ra chữ “Cha”… và nhạc khúc “bán tặng bán biếu bán cho…” lại râm rang nghe vui tai lắm…

Trở lại ngày Chiến Sĩ Trận Vong như tiêu đề, tôi nhớ thời Việt Nam Cộng Hòa có ngày lễ này để nhớ đến những chiến sĩ đã “vị quốc vong thân” để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc. Nếu trí nhớ của tôi không tệ thì ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong rơi vào thượng tuần của tháng 11, ngày nào thì tôi không nhớ chính xác nên không dám ghi ra đây. Chiến sĩ là chữ gọi chung những người lính – lính Việt Nam Cộng Hòa, từ anh binh nhất binh nhì cho đến các vị tướng lãnh đã cầm súng xông pha trận mạc nhằm đem lại sự an bình cho dân chúng và bảo vệ bờ cõi Việt Nam trước họng súng của quân xâm lược. Ngày xưa khắp Miền Nam, đi đến đâu tôi cũng thấy có đài “Tổ Quốc Ghi Ơn” và vào ngày lễ này thấy có khói hương nghi ngút.

Sau ngày 30 tháng tư – 1975 đa số những đài “Tổ Quốc Ghi Ơn” đã bị đập phá, số còn lại được biến thành đài “Tổ Quốc Ghi Công”. Chữ “Ơn” biến mất, chữ “Công” thế vào. Sao là Ơn? Sao là Công? Theo tôi: Ơn là biểu tượng của tinh thần như Ơn tổ tiên, Ơn cha mẹ, Ơn chiến sĩ…chữ Ơn không có biên giới. Còn chữ Công là gì? Đơn giản: Công là là biểu tượng của vật chất, công có biên giới và có tính sòng phẳng như một anh cắt cỏ được trả tiền công. Người bỏ công cắt cỏ và người trả tiền sòng phẳng thì sau đó không ai nợ ai, chấm dứt quan hệ. Chữ “Công” trên các đài “Tổ Quốc Ghi Công” có ý nghĩa như thế. Không hơn không kém.

        
image003                

Lúc được định cư tị nạn ở Mỹ tôi biết đất nước tự do này có những ngày lễ rất ý nghĩa trong đó có ngày “Memorial Day” vào tháng 5 và ngày “Veterans Day” vào tháng 11. Cả hai ngày này liên quan đến những người lính. Memorial Day để nhớ đến binh sĩ đã bỏ mình trong các cuộc chiến trong nước như cuộc nội chiến Nam – Bắc 1861 – 1865 và trước đó là cuộc chiến giành độc lập trong tay người Anh từ 13 thuộc địa. Veterants Day để nhớ đến những người lính còn sống sót sau các trận chiến trong và ngoài nước trong đó có cả những chiến binh đã từng tham dự vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Ngày lễ Memorial Day đầu tiên tưởng niệm quân nhân miền Bắc đã tử trận trong cuộc nội chiến thời tổng thống Abraham Lincoln. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày lễ này được mở rộng để tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong các cuộc chiến khác nhau trong và ngoài nước. Từ năm 1971 ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong chính thức trở thành ngày lễ liên bang ở Hoa Kỳ. Vào ngày này người Mỹ đến viếng thăm các nghĩa trang và các đài kỉ niệm; lá cờ Mỹ được treo rủ cho đến trưa. Vào ngày này tôi thường thấy các em Hướng Đạo Sinh trong những bộ đồng phục chỉnh tề đã đến cắm những lá cờ Hoa Kỳ trên các mộ phần chiến sĩ. Trước đây có vài lần tôi cũng đến nghĩa trang thành phố nơi tôi ở để cắm cờ cùng các em Hướng Đạo Sinh Việt Nam. Xúc động và miên man nghĩ đến mộ phần của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nơi có bức tượng “Thương Tiếc” của đại úy điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Phe được gọi là “thắng cuộc” đã vô cùng sợ hãi cả những người đã chết. Nói cho đúng là lòng dạ của họ chất ngất những hèn hạ và vô nhân tính…


image005

Giờ điểm qua lịch chút lịch sử của ngày Chiến Sĩ Trận Vong tại Hoa Kỳ. Ngày 5 tháng 5 năm 1868, ba năm sau cuộc nội chiến kết thúc, tổ chức cựu chiến binh liên bang miền Bắc có tên “Grand Army of the Republic” thành lập “Ngày Trang Trí” là ngày để trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ hy sinh trong chiến tranh. Thiếu tướng John A. Logan, người lãnh đạo tổ chức “Grand Army of the Republic” chọn ngày 30 tháng 5 để cử hành lễ này. Người ta tin rằng vào ngày đó hoa đang nở rộ khắp nước Mỹ. New York là tiểu bang đầu tiên công nhận ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong năm 1873. Đến năm 1890 thì hầu hết các tiểu bang miền Bắc Hoa Kỳ công nhận trong khi các tiểu bang ở miền Nam có ngày Memorial Day riêng để tưởng niệm các chiến sĩ của họ đã hy sinh trong cuộc nội chiến. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918, ngày này được mở rộng để tưởng nhớ tất cả các quân nhân tử trận trong các cuộc chiến mà nước Mỹ đã tham gia. Năm 1971, quốc hội liên bang Hoa Kỳ tuyên bố Memorial Day rơi vào ngày Thứ Hai cuối cùng của Tháng 5.

Chỉ còn hai hôm nữa là đến ngày lễ Memorial Day mà người Việt gọi là ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong để tưởng nhớ đến các chiến binh đã hy sinh trong các trận chiến để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập tự do, trong đó có gồm Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa và tại đất nước chúng ta đang cư ngụ, các chiến binh Hoa Kỳ đã có mặt khắp nơi để chiến đấu bảo vệ nền Độc Lập Tự Do cho nhân loại.

Tôi có người em tử trận tháng giêng năm 1971 khi em mới 25 tuổi và một số bạn bè đã hy sinh trong cuộc chiến vệ quốc. Tôi nhớ em. Tôi nhớ các bạn. Xin thắp nén hương để tưởng nhớ đến các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có bạn bè và em tôi.

Phong Châu                                                                                                 
Memorial Day 2024

 

02 Tháng Bảy 2009(Xem: 80295)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 97019)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 90425)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 61173)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 81750)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 78881)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 86502)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
24 Tháng Tư 2009(Xem: 72009)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 92847)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 74703)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 68338)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 66760)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 68205)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64719)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 67857)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 67893)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 66042)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
25 Tháng Hai 2009(Xem: 66409)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 71201)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 70711)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …