Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Sưu Tầm - Học Trò Thần Đồng.

02 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 66065)
Sưu Tầm - Học Trò Thần Đồng.

 

Học Trò Thần Đồng

 

            Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học.

Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học.

            Cô giáo dẫn bé Tèo lên văn phòng hiệu trưởng trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiệu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi bé Tèo một số câu hỏi về khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Tèo về kiến thức tổng quát, nếu bé Tèo trả lời đúng ông sẽ cho bé Tèo nhảy lớp.

 

- Hiệu trưởng: 25 lần 25 là bao nhiêu?

- Bé Tèo: Dạ là 625

- Hiệu trưởng: Công thức tính diện tích vòng tròn?

- Bé Tèo: Dạ là bình phương bán kính nhân Pi

- Hiệu trưởng: Nước bốc thành hơi khi nào?

- Bé Tèo: Dạ khi nước sôi ở 100°C

...

Sau gần 1 tiếng “tra tấn” bé Tèo, câu nào bé Tèo cũng đáp đúng hết, ông Hiệu trưởng rất hài lòng về kiến thức khoa học của bé Tèo và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát :

 

- Cô giáo: Con gì càng lớn càng nhỏ?

Ông Hiệu trưởng hết hồn nhưng bé Tèo trả lời ngay:

- Bé Tèo: Dạ là con cua nó có càng lớn và càng nhỏ.

- Cô giáo: Cái gì trong quần em có mà cô không có?

Ông Hiệu trưởng xanh cả mặt.

- Bé Tèo: Dạ là hai cái túi quần.

- Cô giáo: Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?

Ông Hiệu trưởng run lên!

- Bé Tèo: Dạ ở Phi Châu.

- Cô giáo: Cái gì cô có ở giữa hai chân của cô?

Ông Hiệu trưởng chết điếng người.

- Bé Tèo: Dạ là cái đầu gối

- Cô giáo: Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?

Ông Hiệu trưởng hốc mồm ra!!!

- Bé Tèo: Dạ là cái lưỡi.

- Cô giáo: Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?

Ông Hiệu trưởng ra dấu không cho bé Tèo trả lời nhưng bé Tèo đáp ngay:

- Dạ là cái giường ngủ?

- Cô giáo: Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng ra?

Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo…

- Bé Tèo: Dạ là dầu sơn móng tay.

- Cô giáo: Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?

Ông Hiệu trưởng gần xỉu.

- Bé Tèo: Dạ là cây cà lem.

Ông Hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với bé Tèo: “Thầy cho con lên thẳng đại học vì nãy giờ thầy đáp không trúng được một câu nào hết !!!”

 

04 Tháng Bảy 2009(Xem: 90017)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 80335)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 97068)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 90479)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 61203)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 81793)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 78927)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 86552)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
24 Tháng Tư 2009(Xem: 72041)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 92892)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 74745)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 68371)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 66793)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 68228)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64744)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 67888)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 67911)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
25 Tháng Hai 2009(Xem: 66431)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 71229)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 70744)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …