Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 3)

05 Tháng Hai 20245:48 CH(Xem: 1339)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 3)


NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975

(Tiếp theo)

Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được. Là một người từng ở trong ngành giáo dục của miền Nam, nhìn thấy sự vong thân của hệ thống trường học xà hội chủ nghĩa ngày nay ở Việt Nam, tôi không thể nào không luyến tiếc những ngôi trường của miền Nam trước 1975 đã đi đúng ba mục tiêu trên . Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho. Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tuy nhiên các trường trung học ở các địa phương khác cũng hoàn thành nhiệm vụ không thua kém các trường được nêu tên.

Phần 3: Những trường chương trình Pháp giao lại cho Việt Nam (Các trung tâm giáo dục}

Hệ thống Trung tâm giáo dục (TTGD) của miền Nam trước năm 1975 gồm có năm cơ sở trên toàn quốc. Về mặt hành chính, tất cả các TTGD đều trực thuộc Bộ Giáo dục quản lý mà không chịu sự điều khiển của các ty giáo dục địa phương. Các TTGD này trước kia là trường theo chương trình Pháp, do Bộ Giáo dục Pháp điều hành, được chuyển giao cho Bộ Giáo dục Việt Nam vào năm 1967, gồm có:

1)TTGD Nguyễn Hiền ở Đà Nẵng, trước kia là Lycée Blaise Pascal

2)TTGD Hàn Thuyên ở Nha Trang, trước kia là Collège Français de Nha Trang

3)TTGD Lê Qúy Đôn ở Sài Gòn, trước kia là trường Jean Jacques Rousseau

4)TTGD Hồng Bàng ở Chợ Lớn, trước kia là École francaise de Cholon

5)TTGD Hùng Vương Đà Lạt, trước kia là Lycée Yersin

 

-Trung Tâm Giáo Dục Lê Quý Đôn, quận 3, Sài Gòn

image001

Trường được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754-1833).

Ban đầu, trường chỉ nhận các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng để nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp.. Trường chia thành hai khu riêng biệt: khu dành cho học sinh Pháp, gọi là Quartier Européen và khu học trò Việt gọi là khu bản xứ, nhưng hai nơi đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.

Năm 1954 Trường tiếp tục đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII) nhằm tránh gợi nhớ thời thuộc địa, nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt.

Tới năm 1967, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12.

Hiệu trưởng đầu tiên của Trung Tâm là thầy Phan Văn Huấn.

Những học sinh nổi tiếng của thế hệ trước: ông hoàng của Lào Phetsarath (1890-1959) ông Hoàng của Cao Miên Sihanouk, nữ sĩ Marguerite Duras (1914-1996) tác giả tiểu thuyết Amant, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, học giả Vương Hồng Sển, kỷ sư Lưu Văn Lang, học giả Trần Văn Ân đại tướng Dương Văn Minh, trung tướng Trần Văn Đôn, hoàng tử Vĩnh San con vua Duy Tân…

Những học sinh nổi tiếng thế hê sau: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Elvis Phương,nhạc sĩ Lê Hựu Hà, kịch sĩ Hồng Vân…

 

Trung tâm giáo dục Hồng Bàng, quận 5, Sài Gòn

image002

Trung tâm giáo dục Hồng Bàng được người Pháp xây dựng từ năm 1933 làm trường học nội trú cho trẻ em là con của những người Pháp đến Việt Nam làm việc và lập gia đình với người bản xứ.

Sau đó, trường trở thành một chi nhánh của Trường Jean - Jacques Rousseau tại Chợ Lớn . Đến năm 1967, người Pháp giao trường lại cho Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ thành lập Trung tâm Giáo dục Hồng Bàng.

TTGD Hồng Bàng được quản lý bởi Ban Giám đốc cùng các giáo sư và giáo viên người Viêt phụ trách dạy Việt ngữ và các giáo viên và giáo sư người Pháp do Trung Tâm Văn Hóa Pháp cung cấp ,dạy Pháp ngữ.

Giám đốc đầu tiên là Ông Nguyễn Khánh Hải , sau đó lần lượt thay đổi các Giám đốc Nguyến Ngọc Quang, Từ Chấn Sâm và Lâm Võ Huỳnh là vị giám đốc cuối cùng cho đến ngày 30/4/75.

Đầu năm học 74-75, tôi đang dạy trường Ngô Quyền ở Biên Hoà thì anh Lâm Võ Huỳnh, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở quận 5, Chợ Lớn gặp tôi hỏi tôi có muốn về dạy ở trường anh không? Gần mười năm dạy từ miền tây đến miền đông, đây là cơ hội để tôi dạy gần nhà. Tôi nhận lời. Anh nói tạm thời tôi dạy một số giờ toán lớp 12 của một đồng nghiệp môn toán ở trường anh đã lên đường tu nghiệp ở Pháp, rồi anh sẽ làm thủ tục cho tôi thuyên chuyển về đó.

Tới khoảng giữa niên học tôi mới nhận được sự vu lệnh thuyên chuyển về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng. Ngoài lớp 12 duy nhất của trường, tôi phụ trách toán cho lớp 10 và 11. Lớp 12 của trường chỉ võn vẹn có mười mấy em, toàn là con những nhà tai mắt ở thủ đô.

 

Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền, Đà Nẵng

image003

Khi TTGD NH được thành lập, vị giám đốc đầu tiên là Cô Nguyễn Thị Liêu, có thêm thầy Phục (?) làm phụ tá. Từ 1973 – 1975, giám đốc là thầy Sanh(?) thay thế cô Liêu nghỉ hưu. Ngoài ra còn có các Ban Giảng huấn, Giám thị và nhân viên Văn Phòng.

Tương tự các TTGD khác, TTGD Nguyễn Hiền Đà nẵng có một chương trình giảng dạy đặc biệt, trong đó học sinh phải thi tuyển vào ngay từ lớp 1 và được học miễn phí đến lớp 12. Học sinh được dạy hoàn toàn bằng chương trình Việt ngữ, nhưng song song đó Pháp ngữ được dạy ngay từ lớp 1 với những giáo sư được chính phủ Pháp gởi sang. Ngoài ra học sinh TTGD Nguyễn Hiền còn được học Anh ngữ ngay từ bậc trung học đệ nhất cấp.

Đội ngũ giáo chức được TTGD tuyển chọn về giảng dạy là các thầy-cô giáo đã chứng tỏ năng lực và sự tận tâm của mình ở các nơi khác. Thêm vào ưu điểm đó, nhờ sĩ số hạn chế (25 – 30) học sinh ở mỗi lớp nên học lực của học sinh của trường rất khá và đều.

So với các ngôi trường khác của Đà nẵng, nếu tính mốc thời gian cuối là 1975 thì TTGD NH được thành lập trể nhất, và có tuổi đời ngắn nhất. Từ niên khóa 1967-1968 đến 1974-1975, nếu tính chẳn thì chỉ vỏn vẹn 8 năm.  Từ chương trình trường Tây chuyển sang chương trình Việt, khóa các anh chị lớn nhất cũng chỉ dừng ở lớp 12. Chưa có niên khóa nào của trường được “lèo chỏng” đi thi mảnh bằng tú tài cả! Đó cũng là điều đáng tiếc. Tiếc cho ngôi trường đã có một chương trình đào tạo thật tốt, và tiếc cho chúng ta đã chịu thiệt thòi khi bị cuốn phăng theo buổi giao thời của lịch sử.

 

Trung tâm giáo dục Hàn Thuyên, Nha Trang

image004

Năm 1920, chính quyền Pháp tại Nha Trang mở một trường chuyên dạy tiếng Pháp cho con em quan chức người Pháp và một số con em những quan chức Việt gọi là Trường Tiểu học Pháp (Collège Francais de Nha Trang), dạy theo chương trình chính quốc, thường gọi là trường Tây.

Các hiệu trưởng College francais de Nha Trang từ 1948-1966:  Faure Jean, Hartmann Pierre.

Năm 1967 khi được bàn giao cho chính phủ VNCH thì trường lấy tên là Trung tâm giáo dục Hàn Thuyên.

 

Trung Tâm Giáo Dục Hùng Vương, Đà Lạt


image005

Trường được xây dựng trong vòng 8 năm, hoàn thành năm 1927 và mở cửa đón học sinh nội trú từ ngày 7 tháng 1 năm 1928. Tên gọi đầu tiên của trường là Petit Lycée Dalat, đây là nơi chuyên dành cho việc giảng dạy con em người Pháp và Châu Âu ở cấp bậc tiểu học và trung học.

Tuy nhiên sau đó Đà Lạt đã thu hút rất nhiều gia đình trong giới thượng lưu người Việt đến sinh sống. Từ đó trường cũng nhận luôn việc giảng dạy con em người Việt. Hoàng đế Bảo Đại hoặc quốc vương Kampuchea Norodom Sihanouk cũng đã từng có một thời gian học tại đây.

Năm 1932 trường được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường mang tên là Lycée Yersin. Tên gọi với mục đích để tưởng nhớ tới bác sĩ Alexandre Yersin - người đã có công tìm ra cao nguyên Lâm Viên để rồi sau đó khai sinh ra Đà Lạt.

Điểm nhấn của trường là dãy lớp học hình vòng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, còn mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp (nhưng sau đó đã được trùng tu lại nên mái ngói hiện giờ không còn là nguyên thủy).

Sau năm 1967, trường Lycée Yersin được giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương đến ngày 30/4/1975.

Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…

 

Tài liệu tham khảo:

-Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn

(http://www.thpt-lequydon-hcm.edu.vn/gioi-thieu/15/Lich-Su-Truyen-Thong-History-Of-Le-Quy-Don-High-School.html)

-Wikipedia tiếng Việt

-Blog : Lê Quý Đôn Khung Trời Kỷ Niệm

http://thaolqd.blogspot.com/2016/05/toi-xin-gioi-thieu-loat-bai-viet-ve_11.html?m=1

Trung Tâm giáo dục Nguyễn Hiền

http://trang-chu.net/ttgdnguyenhien/hinh-thanh/

Trung Tâm giáo dục Hàn Thuyên

https://truonghanthuyen.vietface.club/index.php/2018-nha-trang-2/

Facebook: Nha Trang ngày xưa

Facebook: Sài Gòn Xưa

Blog Văn Thơ Nhạc: Những trường học tại Nha Trang Xưa và Nay

http://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2014/06/nhung-truong-hoc-tai-nha-trang-xua-va.html?m=1

College de Nhatrang

https://www.collegefrancaisnhatrang.net/Text/cfnt0007.html

Trang nhà: Đà Lạt 360

https://360dalat.com/dia-diem/nhung-ki-uc-xua-cu-ve-ngoi-truong-lycee-yersin-o-da-lat-1753

(Còn tiếp)

 

 

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80783)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74239)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65807)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78571)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68874)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76290)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76877)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73917)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74024)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72750)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72107)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75616)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74314)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80568)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74156)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75918)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69272)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73862)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69441)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66623)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .