Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Lạc Tiếp - NHỮNG NÉT TINH HOA CỦA ĐỜI SỐNG

02 Tháng Mười Hai 20239:20 SA(Xem: 3004)
Phan Lạc Tiếp - NHỮNG NÉT TINH HOA CỦA ĐỜI SỐNG

NHỮNG NÉT TINH HOA CỦA ĐỜI SỐNG...


NguyendinhToan


Kính thưa quý vị trưởng thượng,

Kính thưa toàn thể quý vị và các bạn.

Người xưa có nói “ Thất thập cổ lai hy”, bảy mươi tuổi xưa nay hiếm. Câu nói ấy với chúng tôi và anh Nguyễn đình Toàn có lẽ không còn đúng nữa. Ví anh Toàn sinh năm 1936, còn 4 năm nữa tròn 80, và chúng tôi, người đang thưa chuyện cùng quý vị đây, chúng tôi hơn anh Toàn 3 tuổi. Dù có cố trốn tránh cách nào đi nữa, chắc chắn anh em chúng tôi không còn trẻ nữa.

Chúng tôi quen nhau từ năm 1949, khì Hà Nội vừa im tiếng súng. Chúng tôi tử vùng tản cư trở về, cùng đi học lại, gặp nhau và tập tễnh làm văn nghệ văn gừng. Ở lứa tuổi non trẻ ấy, chúng tôi tạm quên những vần thơ của thời tiền chiến và đang ngỡ ngàng, ngưỡng mộ những ngôi sao mới như Quang Dũng, Yên Thao…

Anh Nguyễn đình Toàn quê ở Gia Lâm, sát Hà Nội. Làng anh nằm bên tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn con sông huyền thoại của Hoàng Cầm:

“Sông Duống trôi đi một dòng lấo lánh…

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ…”

Vùng đất ấy xưa gọi là Kinh Bắc, với chùa chiền, lăng miếu thờ Lý Bát Đế còn rải rác đó đây, là cái nôi của Hội Lim, quan họ tình tứ. của “liền anh, liền chị”. Trong những ngày sơ giao ấy, lấy bút hiệu là Tô hà Vân, Nguyễn đỉnh Toàn cũng có những câu thơ rất trữ tình đậm mùi đồng nội :

Ngày em về thăm quê tôi

Xóm làng gặp kỳ mở hội

Chim rủ nhau về ăn cưới

Hoa thanh bình yêu nắng mùa xuân



Nhưng những ngày tháng yên lành, mơ mộng ấy của chúng tôi không được bao lâu.. Mấy năm sau tiếng đại bác đêm đêm đã vọng về Hà Nội. Điện Biên Phủ, một địa danh xa tít bỗng tràn ngập mặt báo Hà thành. Cuộc đi Nam ào ạt. Tình bạn của chúng tôi cũng tan theo, tưởng không bao giờ gặp lại.

Nhưng trong miền đất mới, Sài Gòn, chúng tôi  tình cờ lại gặp được nhau và trở nên thân thiết. Nhưng bạn tôi thì đau ốm, không biết sẽ “buông tay” ngày nào. Nguyễn đình Toàn bị bịnh lao phổi. Bịnh này trong thời gia ấy coi như bất trị. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ của người chị, mái lá cong lên dưới nắng hanh, Toàn có một căn phòng vách nứa riêng biệt ở miệt ngoại ô, gần Tân sơn Nhất, hàng ngày nghe thấy tiếng chuông từ nghĩa trang Bắc Việt vọng về. Ở đấy Toàn đã thả thời gian vô định miệt mài đọc, viết, làm thơ và lững lờ sống như chờ đợi phút cuối của đời mình, như chính anh đã viết:

Anh nằm đấy buổi trưa và tiếng nắng

Mặt đất mềm bước chân em chợt nặng

Lá tre vàng dồn thổi muà thu đi

….

Một người con gái chẳng hề ngần ngại, không sợ lây lan, đã nhiều lần đến thăm Toàn với những nụ hồng tươi thắm. Thật lạ. Những hôm trời nắng, Toàn ngồi dựa lưng vào đống chăn gối, búng những nốt đàn buồn và tiếp tục đọc những câu thơ của mình  như một lời tạ từ, tiếc nuối :

Em đừng khóc, đừng buồn, đừng nhìn nữa

Cứ cúi đầu, cứ thế, rồi ra đi

Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết

Và dấu giày mai sẽ lá sương che

Cô bé như nuốt hết những lời ca, nốt nhạc và cả tiếng nắng hanh trên mái lá vào lòng.. Cô  như muốn bắt chiếc người con gái đang nổi tiếng ở bên Tây, F Sagan “Buồn ơi chào mi”, và cô đã có những câu thơ liều lĩnh, thật lạ và vui:

Nếu mà con rắn cuốn chân tôi

Thì tôi ngửa mặt vỗ tay cười.

Chính trong thời gian này NĐT đã thái nghén và viết cuốn truyện đầu tay của anh, cuốn Chị Em Hải.

Sau người con gái ấy đi đâu, tôi không biết nữa ( Xin bà Toàn đừng buồn, hãy coi đây như một áng mây mỏng bay qua cửa sổ. Mà lúc ấy bà Toàn còn nhỏ, chúng tôi chưa biết. Và như chúng tôi còn nhớ, khi bà và NĐT gặp nhau, bà còn gọi chúng tôi là chú. Chúng tôi cũng từng từng nghe bà nói, chỉ cần anh Toàn sống dược 3 năm  là đủ hạnh phúc rồi. Nay cuộc hôn nhân ấy đã gần 50 năm, và ông bà Toàn đã sẵn sàng đón nhận cháu gọi mình là cụ, vì cháu nội ông bà Toàn đã lập gia đình). Một hôm chúng tôi đến thăm Toàn, đọc mấy trang bản thảo Chị Em Hải, thấy lạ. Chữ viết đẹp như múa Tôi mượn cả cuốn bản thảo đem về đọc và khoe với ông anh tôi, Phan lạc Phúc. Ông anh tôi đọc suốt đêm, rồi  ngỡ ngàng, bảo: “ Cái này ở đâu ra?” Tôi bảo “Của bạn em.” Ít ngày sau một chương sách của NđT xuất hiện trên nhật báo Tự Do. Tôi mang chút tiền còm bản quyền cho Toàn với lời nhắc của thi sỹ Hà thượng Nhân : “ Anh này viết lạ lắm, bút pháp rất mới, in dược đấy”. Hà thượng Nhân lúc đó là một trong những người chủ trương cơ sở xuất bản Tư Do và cùng làm việc với ông anh tôi tại Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu. Sau ông làm Tổng Giám Đốc đài phát thanh Sài Gòn. Chị Em Hải nhờ đó được Cơ Sở Tư Do in phát hành vào năm 1960.

Trước khi cuốn sách được in, ông anh tôi đề nghị tác giả “ Bỏ bút hiệu Tô hà Vân mà lấy tên thật làm bút hiệu.Tên mới này nó mạnh mẽ hơn, mời gọi hơn.” Từ đó Văn Học Miền Nam, trên nửa thế kỷ qua, có một nhà văn, một thy sỹ và một nhạc sỹ được  mọi người biết đến và yêu mến là Nguyễn đình Toàn.

Như thế chính Chị Em Hải còn là “người đưa lối” cho Toàn làm biện tập viên cho đài Sàn Gòn do Thiếu Tá Phạm xuân Ninh, tức thi sỹ Hà thượng Nhân làm Tổng Giám Đốc.

Bịnh tinh của Toàn như trôi đi theo những ngày trưởng thành của VNCH.

Cuộc xâm lăng Miền Nam do Bắc Việt phát động bùng lên. Động viên toàn quốc. Toàn bình phục đủ sức để  làm công chức, nhưng không đủ sức để nhập ngũ. Mục Nhạc Chủ Đề do Toàn phụ trách và đích thân đọc lời giới thiệu và dẫn giải được đón nhận nồng nàn. Và cũng chính thời gian này anh viết Những Kẻ Đứng Bên Lề. Sau đó là Ngày Tháng, Áo Mơ Phai, mang những nét nhớ nhung về Hà Nội. Tác phấm này năm 1970 được trao giải Văn Học Toàn Quốc. Sau nữa là tập thơ Mật Đắng…

Ngày 30 tháng 4 ùa tới, tình bạn của chúng tôi lại một lần nữa cách chia.

Ở lại với Sài Gòn, để ngâm ngùi với “ thành phố đã mất tên” và những ngày tù tội, hơn 10 năm sau mới tới được Hoa Kỳ và NĐT đã có cơ may cầm bút lại.

Mấy năm trước đây, nhân buổi ra mắt cuốn Bông Hồng Tạ Ơn tại San Jose, thi sỹ Hà thượng Nhân, lúc này đã ngoài 90, rất yếu, đi xe lăn tới dự. Nhiều người lên nói về cuốn sách, có người nói đặc biệt về Chương Trình Nhạc Chủ Đề, về giọng nói êm đềm tha thiết mở đầu bằng câu “ Em yêu dấu…” Diễn giả tha thiết nói “ Chúng tôi mê mệt đón nghe tiếng nói ngọn ngào của người giới thiệu chương trình, hơn là nghe tiếng hát…”Lời phát biểu ấy vừa dứt, Hà trưởng Môn dơ tay, và máy vi âm đươc chuyển tới ông. Ông nói : “  Khi  hồ sơ ( xin việc) của anh đến tay tôi, tôi thuận nay và mời anh làm cho đài. Tôi quá bận ,không có thì giờ theo dõi kỹ việc anh làm. Tôi cũng không biết anh có nhiều tài năng như thế. Tôi…, tôi thành thực xin lỗi anh”. Lời “ xin lỗi”ấy ông nói rất từ tốn, dõng dạc, thận trọng, mọi người hiện diện không ngờ và bàng hoàng. Chúng tôi ngồi cạnh Toàn, chúng tôi cũng bàng hoàng. Toàn đứng lên, chấp tay đa tạ.

Tất cả hội trường như lặng đi trong không khí tương kính ít có giữa những người đã làm xong việc đời, nhưng vẫn giữ vẹn toàn khí tiết và trách nhiệm.

Chẳng bao lâu sau, Hà trưởng Môn mất

Vài nét như thế tưởng cũng tạm đủ về thân thế tác giả Nguyễn đình Toàn.

Và bây giờ chúng ta trở lại với bộ sách mới của anh : Bông Hồng Tạ Ơn, viết thêm và tái bản.

***

Nếu phải tìm một cuốn sách nào phản ảnh được đầy đủ, ngập tràn sinh động của VNCH từ những ngày còn trứng nước, rồi trưởng thành, trên dưới 20 năm cho đến những phút cuối cùng tan giã, chúng tôi nghĩ, không có cuốn sách nào viết về VNCH, bằng cuốn Bông Hồng Tạ Ơn của Nguyễn đình Toàn.

Một bộ 2 cuốn,  tổng cộng 1308 trang, không kể bìa, nói về  234 tác giả, những người làm văn học, nghệ thuất của Miền Nam.

Sao vậy?

Vì nói về quê hương, xét cho kỹ không phải là nói về đất đai, cảnh trí, mà là con người.

Chính con người làm nên quê hương, tình quê hương.

 

Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60 cho đến khi Sài Gòn sụp đổ, kéo theo những ngày dài tan hoang, tù tội, chia lià, nhung nhớ và chất ngất tiếc thương.

Nên, viết về những kỷ niệm của một người bạn anh đã gặp, một lời nói anh đã ghi, ngắn thôi, như còn rộn rã âm vang của một khung trời ngày cũ.

Nói một cách khác, từng con chữ của anh trong bộ sách này, như một chìa khóa diệu kỳ làm thức dậy trong ta lung linh cả một cảnh trời quê hương, dù chất ngất đắng cay nhưng vẫn rất thân thương, tiếc nuối.

Tác giả đã viết lịch sử bằng cả tâm hồn thương quý với ngôn ngữ của thi ca.

Cụ thể hơn, bộ sách chỉ nói về sinh hoạt văn học của Miền Nam mà thôi.

Tuy chúng ta cũng bắt gặp một số tác giả ở bên kia vỹ tuyến 17 hay những người đã có những sinh hoạt trước năm 1954 như Lưu trọng Lư, Thơ Thơ, Phạm Quỳnh, Phan Khôi… Nhưng bản chất của các bài viết ấy, nói về những người ấy, như để làm sáng, làm rõ những khác biệt giữa hai miền, hai chế độ.

Hãy nhìn đám tang cùa cụ Phan Khôi thì rõ dưới sự ghi nhận của Tô Hoài mà ông đã trích dẫn : “ …từ trên một căn lầu, nhìn qua của sổ xuống đường, thấy đám ma ông Phan Khôi đi qua, đằng sau chỉ chỉ có một mình chị Hằng Phương đi đưa…”

Chỉ đơn giản thế, chỉ vài giòng, ta đã thấy rõ sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc.

Cụ thể hơn, đặc tính của bộ sách là sự phóng khoáng, tự nhiên như Lời Thưa của sọan giả. “Đây không phải là cuốn sách nghiên cứu hay phê bình văn học nghệ thuật” mà chì là “nhằm chia xẻ chút hiểu biết về những gì còn nhớ đuợc về các tác phẩm, tác giả mà mình ưa thích…”.

Đúng thế thật,“những gì còn nhớ được” nên sự thiếu sót là lẽ đương nhiên, mọi sự cứ tự nhiên tuôn chảy, không theo một thứ tự nào. Kỳ phát hành đầu cách đây mấy năm là 190 và kỳ này lên đến 234 người đã được ghi nhận. Đa số họ là những người cùng thời với soạn giả, hay những người sinh hoạt truớc hay sau ông, nhưng liên hệ trực tiếp đền sự hình thành của Việt Nam Cộng Hoà.

Vì là sự ghi nhận “ những gì còn nhớ được”, nên người đọc cũng tuỳ ý mở ra bất trang nào, nói về bất cứ ai, đọc vẫn thất thú vị, không lệ thuộc vào bố cục của toàn cuốn sách.

Bên cạnh những nét tưởng như đơn giản trên lại là những nhận định thật sắc bén và vô cùng tế nhị. Tế nhị về người, về những nét đặc thù của những sáng tác.

Như khi nghe bài Còn Chút Gì Để Nhớ, thơ Nguyễn hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc, ông đã viết: “ không biết có bao nhiêu người ( nghe nhạc) đã ao ước được đến Pleiku”, và thán phục sự tinh tế của người soạn nhạc. Nhưng ở một chỗ khác, nhận định về Phạm Duy, ông viết : “ …Người ta có cảm tưởng những gì ông ( Phạm Duy) nói được thì ông làm được. Kể cả những điều ông làm cho người ta nhăn mặt”.

Có biết bao những nhận xét tinh tế như thế với hơn 200 tác giả, khiến ta tự hỏi  “Làm cách nào mà soạn giả đã ghi nhận được như vậy?”

Thật là hiếm quý. Cả bộ sách như một cuộc dong chơi mà vô cùng phong phú.

Đó là bộ sách ghi nhận những nét đặc thù, tinh hoa của đời sống sống một thời.

Hơn bao giờ hết, tôi thấy bạn tôi, Nguyễn đình Toàn là một người vô cùng giàu có. Ông đã không thủ đắc riêng mà đã trao gửi lại gia tài này cho mọi người, cho văn học, cho mai hậu. Bởi càng đọc càng thấy lạ, thấy hay, thấy thân quý vì đó chính là đời sống thân thương của chúng ta, của VNCH.

Và hơn bao giờ hết những “ Ngày Tháng” tưởng như dong chơi của bạn tôi, Nguyễn đình Toàn, bỗng trở nên vô cùng hữu ích..

Một nét đặ thù khác là suốt chiều dài của hơn môt ngàn trang sách, chúng ta hầu như  ít khi bắt gặp những nụ cười. Phải chăng đó là hậu ý của tác giả viết về một giai đoạn đau buồn, cực kỳ oan trái của dân tộc trong thế kỷ qua và vẫn còn tiếp diễn.

Một hậu ý của bao nỗi sót sa !

Nói một cách tổng quát,  Bông Hồng Tạ Ơn, là bộ sách to lớn nhất, “khoẻ mạnh” nhất so với những cuốn sách trước đây của chính Nguyển đình Toàn. Ông không còn là “Những Kẻ Đứng Bên Lề “ nữa. Ông đã nhập cuộc bằng tất cả rung động, cảm xúc,  ý chí và thân xác mình qua những ngày dài tù tội.

Xin cám ơn tác giả.

Xin đa tạ quý vị đã lắng nghe.

Phan lạc Tiếp

13 tháng 5 năm 2012.

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80793)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74260)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65819)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78680)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68885)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76299)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76934)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74005)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74105)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72831)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72197)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75624)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74423)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80572)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74261)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76050)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69393)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73982)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69564)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66746)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .