Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - MÙA ĐÔNG CỦA ANH

04 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 8167)
GS. Huỳnh Công Ân - MÙA ĐÔNG CỦA ANH

 

 

 

 

 

MÙA ĐÔNG CỦA ANH

Tuỳ bút

                                                          


image002

 


“Từng mùa đông theo qua

Anh đã quen với đỉnh đời băng giá”

(Mùa đông của anh-Trần Thiện Thanh)

 

Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.

 

Khi vượt biển đến trại tỵ nạn Pulau Bidong, Mã Lai trong người tôi có thẻ chứng chỉ tại ngũ, bảo đảm sẽ được định cư ở Hoa Kỳ, nhưng vì em gái tôi đi vượt biên trước tôi và đã định cư ở Canada nên theo quy định của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) ưu tiên định cư là đoàn tụ gia đình, nghĩa là tôi phải đi Canada đoàn tụ với em tôi trừ phi em tôi làm giấy “xù” ( không bảo lãnh) tôi vì lý do không đủ tài chánh thì tôi sẽ được phái đoàn Mỹ tái phỏng vấn. Tôi ngại thủ tục đó kéo dài thời gian ở đảo của tôi, lại nữa khi còn ở Việt Nam tôi thấy bạn tôi di tản sang Mỹ từ năm 1975 mà đến 10 năm sau (1985) vẫn chưa bảo lãnh được gia đình nên tôi chấp nhận đi Canada.

 

Trong thời gian ở đảo, tôi có dạy ở trường High School của phái đoàn thiện nguyện Úc và sơ Carole, cố vấn của trường có hỏi tôi muốn đi Úc không, bà sẽ về Úc kiếm người sponsor cho tôi, nhưng tôi cảm ơn bà và từ chối lấy cớ phải đi Canada đoàn tụ với em gái. Cho tới ngày nay, bà xã tôi thỉnh thoảng vẫn nhắc tới việc tôi từ chối đi Úc và trách tôi sao không chịu định cư ở đó, không quá lạnh như ở Canada, lại gần Việt Nam, chỉ cách nhau vài giờ đi máy bay. Mùa xuán vừa rồi vợ chồng tôi có đi du lịch Úc và tôi nhận thấy dù Úc không nằm trong nhóm G7 (7 quốc gia phát triển nhứt thế giới) nhưng đời sống ở đó không thua gì Canada nếu không nói là có phần hơn.

 

Tôi chấp nhận định cư ở Canada như là một định mệnh. Năm 1963, đang học năm thứ nhứt ở Đại Học Sư Phạm tôi được học bỗng đi du học ở École Poytechnique Montréal, Canada theo chương trình Colombo, nhưng tôi không đi vì gia đình đang khó khăn. Trớ trêu, 25 năm sau (1988) tôi đặt chân đến đây với tư cách là một người tỵ nạn.

 

Người ta nói trong tất cả thủ đô các nước trên thế giới có hai thủ đô lạnh nhứt đó là Oulan Bator của Mông Cổ và Ottawa của Canada. Tôi đã sống hơn 35 năm trong cái “tủ lạnh” Canada này. Tôi đã từng trải qua những lần nhiệt đô xuống tới -30 độ C (-22 độ F) mà dù đã mặc thật ấm người ta không thể ở ngoài trời quá 5 phút. Ở Canada, vào mùa đông nếu một người đi lạc vào rừng thì cầm bằng cái chểt. Tôi nghĩ nếu sau này, con người di cư lên ở mặt trăng thì người Canada dễ dàng thích ứng với cuộc sống ở trên đó.

 

Ngoài cái lạnh cắt da, ở Canada còn rất nhiều khó khăn ở đây trong mùa đông. Ngày nào lạnh quá, bình acquy xe hơi bị discharge, đề máy không nổ người ta phải nhờ xe khác câu bình hay gọi trả tiền cho xe tắc xi đến câu nếu không có mua bảo hiểm của CAA (Canadian Automobile Association). Người ta phải cào tuyết sân trước nhà và cả chiếc xe hơi của mình để chạy xe đi làm Suốt mùa đông, trong nhà phải mở sưởi bằng điện, gas hay đầu, thời gian này người ta tốn nhiều tiền nhứt để được ấm áp. Khi ngoài đường bị đóng băng, khách bộ hành thường bị té gãy chân, gãy tay, trong những ngày đó các bệnh viện đầy nghẹt bệnh nhân loại đó.

 

Dù rất nhiều bất tiện vào mùa đông, nhưng Canada thường được xếp trong top ten quốc gia hạnh phúc trên thế giới (năm nay, 2023 bị tuột xuông hạng 13). Người dân sinh ra được trợ cấp (gọi nôm na là tiền sữa) đến 18 tuổi. Đi học miễn phí đến hết bậc trung học, nếu nhà nghèo được phát phiếu ăn trưa ở trường (trường hợp hai đứa con tôi). Lên cao đẳng hay đại học thì ngoài tiền học bỗng, chính phủ còn cho mượn tiền chỉ trả với tiền lời nhẹ sau khi ra trường và có việc làm. Người dân mất việc thì lãnh tiền thất nghiệp, không tìm được việc làm thì lãnh trợ cấp xã hội (welfare). Khi ngoài 65 thì người dân được lãnh tiền già. Ai có thu nhập thấp được thuê nhà xã hội giá rẻ. Ngoài chính phủ có nhiều tổ chức từ thiện tư nhân giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn nhiều mặt: cung cấp quần áo, thực phẩm, chỗ ngủ…

Mùa đông đầu tiên của tôi ở Canada. hội nhà thờ bảo lãnh tôi đã cho tiền tôi đi mua áo manteau để mặc.

Về mặt y tế, người dân được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí. Học sinh, người già mua thuốc không phải trả tiền.

 

Dù ở một quốc gia có thời tiết khắc nghiệt và phải làm việc lao động khác với nghề nghiệp chuyên môn của mình để nuôi lớn hai đứa con đến khi chúng học hành đầy đủ và có việc làm vững chắc tôi thấy mình phải cảm ơn một đất nước và một dân tộc xa lạ đã cưu mang và giúp gia đình tôi có được cuộc sống hạnh phúc như bây giờ.

 

Montréal ngày 3/11/2023

Huỳnh Công Ân

 

08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 142185)
Không biết từ bao giờ ngày Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ hội chung cho toàn thể mọi người, không hề có chuyện phân biệt tôn giáo nào… .
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 136293)
Thầy Trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt đầy ắp tình cảm ấm nồng trong một ngày vào Đông, với bao niềm vui và những nụ cười không dứt…
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 135267)
Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 130066)
CHIỀU BOLSA - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 131528)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 137230)
Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 210270)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 143165)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).
12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 134807)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 132607)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 133621)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 130668)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 109408)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 114759)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 121452)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 148437)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 137587)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 141474)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 132857)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 138238)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.