Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - MÙA ĐÔNG CỦA ANH

04 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 2896)
GS. Huỳnh Công Ân - MÙA ĐÔNG CỦA ANH

 

 

 

 

 

MÙA ĐÔNG CỦA ANH

Tuỳ bút

                                                          


image002

 


“Từng mùa đông theo qua

Anh đã quen với đỉnh đời băng giá”

(Mùa đông của anh-Trần Thiện Thanh)

 

Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.

 

Khi vượt biển đến trại tỵ nạn Pulau Bidong, Mã Lai trong người tôi có thẻ chứng chỉ tại ngũ, bảo đảm sẽ được định cư ở Hoa Kỳ, nhưng vì em gái tôi đi vượt biên trước tôi và đã định cư ở Canada nên theo quy định của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) ưu tiên định cư là đoàn tụ gia đình, nghĩa là tôi phải đi Canada đoàn tụ với em tôi trừ phi em tôi làm giấy “xù” ( không bảo lãnh) tôi vì lý do không đủ tài chánh thì tôi sẽ được phái đoàn Mỹ tái phỏng vấn. Tôi ngại thủ tục đó kéo dài thời gian ở đảo của tôi, lại nữa khi còn ở Việt Nam tôi thấy bạn tôi di tản sang Mỹ từ năm 1975 mà đến 10 năm sau (1985) vẫn chưa bảo lãnh được gia đình nên tôi chấp nhận đi Canada.

 

Trong thời gian ở đảo, tôi có dạy ở trường High School của phái đoàn thiện nguyện Úc và sơ Carole, cố vấn của trường có hỏi tôi muốn đi Úc không, bà sẽ về Úc kiếm người sponsor cho tôi, nhưng tôi cảm ơn bà và từ chối lấy cớ phải đi Canada đoàn tụ với em gái. Cho tới ngày nay, bà xã tôi thỉnh thoảng vẫn nhắc tới việc tôi từ chối đi Úc và trách tôi sao không chịu định cư ở đó, không quá lạnh như ở Canada, lại gần Việt Nam, chỉ cách nhau vài giờ đi máy bay. Mùa xuán vừa rồi vợ chồng tôi có đi du lịch Úc và tôi nhận thấy dù Úc không nằm trong nhóm G7 (7 quốc gia phát triển nhứt thế giới) nhưng đời sống ở đó không thua gì Canada nếu không nói là có phần hơn.

 

Tôi chấp nhận định cư ở Canada như là một định mệnh. Năm 1963, đang học năm thứ nhứt ở Đại Học Sư Phạm tôi được học bỗng đi du học ở École Poytechnique Montréal, Canada theo chương trình Colombo, nhưng tôi không đi vì gia đình đang khó khăn. Trớ trêu, 25 năm sau (1988) tôi đặt chân đến đây với tư cách là một người tỵ nạn.

 

Người ta nói trong tất cả thủ đô các nước trên thế giới có hai thủ đô lạnh nhứt đó là Oulan Bator của Mông Cổ và Ottawa của Canada. Tôi đã sống hơn 35 năm trong cái “tủ lạnh” Canada này. Tôi đã từng trải qua những lần nhiệt đô xuống tới -30 độ C (-22 độ F) mà dù đã mặc thật ấm người ta không thể ở ngoài trời quá 5 phút. Ở Canada, vào mùa đông nếu một người đi lạc vào rừng thì cầm bằng cái chểt. Tôi nghĩ nếu sau này, con người di cư lên ở mặt trăng thì người Canada dễ dàng thích ứng với cuộc sống ở trên đó.

 

Ngoài cái lạnh cắt da, ở Canada còn rất nhiều khó khăn ở đây trong mùa đông. Ngày nào lạnh quá, bình acquy xe hơi bị discharge, đề máy không nổ người ta phải nhờ xe khác câu bình hay gọi trả tiền cho xe tắc xi đến câu nếu không có mua bảo hiểm của CAA (Canadian Automobile Association). Người ta phải cào tuyết sân trước nhà và cả chiếc xe hơi của mình để chạy xe đi làm Suốt mùa đông, trong nhà phải mở sưởi bằng điện, gas hay đầu, thời gian này người ta tốn nhiều tiền nhứt để được ấm áp. Khi ngoài đường bị đóng băng, khách bộ hành thường bị té gãy chân, gãy tay, trong những ngày đó các bệnh viện đầy nghẹt bệnh nhân loại đó.

 

Dù rất nhiều bất tiện vào mùa đông, nhưng Canada thường được xếp trong top ten quốc gia hạnh phúc trên thế giới (năm nay, 2023 bị tuột xuông hạng 13). Người dân sinh ra được trợ cấp (gọi nôm na là tiền sữa) đến 18 tuổi. Đi học miễn phí đến hết bậc trung học, nếu nhà nghèo được phát phiếu ăn trưa ở trường (trường hợp hai đứa con tôi). Lên cao đẳng hay đại học thì ngoài tiền học bỗng, chính phủ còn cho mượn tiền chỉ trả với tiền lời nhẹ sau khi ra trường và có việc làm. Người dân mất việc thì lãnh tiền thất nghiệp, không tìm được việc làm thì lãnh trợ cấp xã hội (welfare). Khi ngoài 65 thì người dân được lãnh tiền già. Ai có thu nhập thấp được thuê nhà xã hội giá rẻ. Ngoài chính phủ có nhiều tổ chức từ thiện tư nhân giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn nhiều mặt: cung cấp quần áo, thực phẩm, chỗ ngủ…

Mùa đông đầu tiên của tôi ở Canada. hội nhà thờ bảo lãnh tôi đã cho tiền tôi đi mua áo manteau để mặc.

Về mặt y tế, người dân được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí. Học sinh, người già mua thuốc không phải trả tiền.

 

Dù ở một quốc gia có thời tiết khắc nghiệt và phải làm việc lao động khác với nghề nghiệp chuyên môn của mình để nuôi lớn hai đứa con đến khi chúng học hành đầy đủ và có việc làm vững chắc tôi thấy mình phải cảm ơn một đất nước và một dân tộc xa lạ đã cưu mang và giúp gia đình tôi có được cuộc sống hạnh phúc như bây giờ.

 

Montréal ngày 3/11/2023

Huỳnh Công Ân

 

28 Tháng Tám 2023(Xem: 3692)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3497)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3384)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3304)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3424)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4152)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3613)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3850)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4452)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 4101)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 3267)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 3081)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5825)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 8986)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 3149)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 9656)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5929)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 3123)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 3559)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3608)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng