Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huýnh Công Ân - CHUYẾN ĐI VỀ PHÍA NAM BÁN CẦU: ĐI THĂM NƯỚC ÚC

21 Tháng Ba 202311:38 CH(Xem: 3922)
GS. Huýnh Công Ân - CHUYẾN ĐI VỀ PHÍA NAM BÁN CẦU: ĐI THĂM NƯỚC ÚC


CHUYẾN ĐI VỀ PHÍA NAM BÁN CẦU: ĐI THĂM NƯỚC ÚC

Du ký Huỳnh Công Ân

 

Tôi đi du lịch khá nhiều nơi trên thế giới. Tôi từng ở hay đi qua Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ, Mexico; Âu Châu: Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Áo, Bỉ, Hòa Lan, Thuỵ Sĩ; Á Châu: Việt Nam, Cambodia, Malaisia, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore. Tất cả các nước tôi đến đều ở bắc bán cầu

 

Lần nay, nhân chuyến về Việt Nam tôi quyết định đi thăm một nước ở nam bán cầu: nước Úc.

 
image002

Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.

 

Diện tích 7.596.666 km2

Dân số: 25.793.011 người

Thủ đô: Canberra

Ngôn ngữ : Tiếng Anh

Đơn vị tiền tệ: Đô la Úc (AUD)

 

Tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc bao gồm:

 

* Tiểu bang

    * Queensland

    * Victoria

    * New South Wales

    * Nam Úc 

    * Tây Úc 

    * Tasmania

 

* Lãnh thổ nội địa

    * Lãnh thổ Bắc 

    * Lãnh thổ Thủ đô Úc 

    * Lãnh thổ vịnh Jervis 

 

* Lãnh thổ hải ngoại

    * Quần đảo Ashmore và Cartier

    * Đảo Norfolk

    * Đảo Christmas

    * Quần đảo Cocos (Keeling)

    * Quần đảo Coral Sea

    * Đảo Heard và quần đảo McDonald

    * Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc

 

Các thành phố lớn:

 

1. Sydney 3.774,894 

2. Melbourne 3,384.671

3. Brisbane 1,683,999  

4. Perth 1.234,364 

5. Adelaide 1,018,557 

 

Cuối tháng 8 năm ngoái 2022, tôi đặt vé trước với hãng máy bay Jetstar chuyến đi 14 ngày đến Melbourne vào ngày 3/3/2023, như vậy giá sẽ rẻ. Dù biết Jetstar thường delay các chuyến bay để dồn khách, nhưng với ngân sách khiêm tốn của người già chúng tôi không có chọn lựa nào khác hơn: giá vé khứ hồi từ Sài Gòn đi Melbourne chỉ có 500 USD cho mỗi người.

 

Năm 1986 khi đang ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, tôi có dạy toán bằng tiếng Anh cho trường High School do sister Carol làm cố vấn. Bà cố vấn Úc này hỏi tôi có muốn đi định cư ở Úc không, nếu muốn khi về phép ở Úc bà sẽ kiếm người sponsor cho tôi. Nhưng, em gái tôi lúc đó đã định cư ở Canada nói với tôi rằng dân Úc kỳ thị người di dân nên tôi từ chối lời đề nghi của sister Carol để đi Canada.

 

Sau này bà xã tôi trách tôi sao không xin định cư ở Úc, bảo lãnh gia đình nhanh, gần việt Nam (chỉ cách 8 giờ bay) và ấm áp hơn xứ Canada lạnh giá. Tôi nhủ thầm âu là do duyên số.  

 

Đúng như mọi người đã biết, trước ngày khởl hành một ngày, tôi nhận được email của Jetstar cho biết chuyến bay tôi bị dời lại một ngày nhưng cùng giờ bay. Thời gian hành trình đi Úc của tôi mất một ngày nghĩa là chỉ còn có 13 ngày thay vì 14 ngày.  

 

Hai người học trò cũ của tôi là Hai và Thanh đón chúng tôi ở cửa ra phi trường Melbourne và đưa tôi ghé cửa hàng supply nail của một người học trò khác rồi cùng đến nhà hàng Cố Đô ở Sunshine ăn trưa. Xong, chúng tôi về ở nhà Hai ở thành phố ngoại ô Springvale cách phi trường 50 km đường xe.

 

Ngày hôm sau, người học trò đưa tôi ra chợ Á Châu ở Springvale để mua sim cho điện thoại dùng ở đây và ăn sáng. Bà xã tôi và vợ của người học trò đi chợ chuẩn bị cho buổi tiệc họp mặt chiều nay ở nhà.

 

Buổi chiều, một chục người đa số là học trò cũ tôi ở Trà Vinh cùng nhau nhắc nhở chuyện xưa hơn nửa thế kỷ qua và ăn uống vui vẻ.

 image004

 

Ngày thứ ba ở Úc, một số cựu học sinh Trà Vinh ở nơi khác đến nơi tôi ở để thăm vợ chồng tôi. Để đáp lại, chúng tôi mời mọi người một bữa ăn trưa tại một quán ăn Việt Nam ở chợ Springvale.

 

Ngày thứ tư, sau bữa ăn sáng chúng tôi đi đến chocolate factory ở Yarra Valley. Ở đó có một cơ sở sản xuất các loại chocolate thật ngon và các món kem đủ mùi. Chúng tôi nếm thử các ly kem tuyệt vời ở đó. 

 

image006

 

Rồi chúng tôi chạy đến nhà hàng  Rochford Wines Yarra Valley để dùng bữa trưa  có rượu nho sản xuất tại chỗ . Tiếc thay, chúng tôi đến đó quá trễ nên chỉ còn món pizza. Ăn xong chúng tôi ra ngoài thăm vườn nho bạt ngàn ở đây. Những chùm nho màu đỏ tuy trái nhỏ xíu nhưng nếm thử rất ngọt nằm trên cành của những cây nho chỉ cao ngang đầu.

 

Ngày thứ năm ở Úc,  chúng tôi lên đường đi Ballarat để vào Sovereign Hill xem khu vực ngày xưa người ta tìm vàng.

 

image008

 

Sovereign Hill là một bảo tàng ngoài trời ở Golden Point, ngoại ô của  thành phố Ballarat.

 

Bảo tàng này trình bày lịch sử của thành phố Ballarat như là nơi mà người ta đổ xô tìm vàng như miền viễn tây của Hoa Kỳ cũng trong cùng một thời kỳ. Vàng đã tìm thấy ở nơi đây vào năm 1851 dấy lên phong trào tìm vàng. Và cũng như ở Hoa kỳ, những người đầu tiên đến tìm vàng là người Hoa.

 

Trong bảo tàng mở này người ta tìm thấy mô hình cảnh khai thác vàng, đãi vàng, đúc vàng, làm nữ trang bên cạnh những cửa hiệu bánh ngọt, rèn móng ngựa, chụp hình, nhà băng cũng như những căn chòi của người tìm vàng. Ở đây du khách có thể bỏ một ít tiền để ngồi trên cỗ xe ngựa đi một vòng quanh viện bảo tàng. Du khách cũng có thể chụp ảnh chung với những phụ nữ trong y phục thời đi tìm vàng.

 

Ngày thứ sáu, chúng tôi và thêm một vài người bạn đi đến thành phố Richmond ăn mì xủi cảo tại tiệm Vĩnh Ký rồi đi viếng công viên Fitzroy Gardens . Trong công viên người ta trồng rất nhiều loài hoa rất đẹp. Chúng tôi được thấy ngôi nhà của James Cook, nhà thám hiểm đã tìm ra lục địa Úc Châu.

 

image010

 

James Cook (7/11/1728-14/2/1779) là nhà thám hiểm người Anh, hoa tiêu, người vẽ bản đồ và thuyền trưởng của Hải quân Hoàng Gia Anh. Ông nổi tiếng qua 3 cuộc du hành giữa các năm 1766 và 1779 ở Thái Bình Dương đến Tân Tây Lan và Úc. Ông đã từng tham gia trận đánh với quân Pháp chiếm đồi Abraham ở Québec, Canada. Trong chuyến du hành thứ ba ông bị thổ dân trên đảo Hawaii giết chết.

 

Sau đó, chúng tôi đi viếng viện bảo tàng Shrine of Remembrance ở Melbourne. Trong đó người ta trình bày hình ảnh các cuộc chiến tranh mà quân đội Úc có tham dự: thế chiến thứ I, thứ II, chiến tranh Cao ly, chiến tranh Việt Nam…

 

image012

 

Cuối cùng chúng tôi đi thăm vườn bách thảo của thành phố Melbourne.

 

5 giờ chiều ngày thứ bảy, vẫn là hai người học trò bữa đầu đưa chúng tôi trở lại phi trường Melbourne để đi Sydney.

 

Một em học trò Trà Vinh ở Sydney đón chúng tôi tại phi trường và đưa chúng tôi về nhà một em học trò khác ở thành phố St Johns Park.

 

Sáng ngày thứ hai ở Sydney, một nhóm học sinh nhờ một người đến chỗ tôi ở để chở chúng tôi đến trạm xe lửa Cabramatta. Từ đó, nhóm này cùng chúng tôi đi xe lửa tới Pabramatta rồi lấy xe bus đến bến phà để đi phà tới Opera House.

 

Tới đây, chúng tôi ăn trưa nhanh trong tiệm Mc Donald rồi đi chụp ảnh.

 

Xong chúng tôi lấy phà đi tới khu bãi cát. Người ngồi nghỉ trong công viên, kẻ uống bia tươi.

 

Đoạn, chúng tôi đi phà trở lại Opera House rồi lên cầu Harbour Bridge đi từ bên này cầu qua bên kia cầu.

 image014

 

Opera House là một kiến trúc độc đáo hiện đại của thế kỷ 20. Đặc điểm của lối kiến trúc này đặt nền tảng trên sự không song song của thiết kế và xây dựng. Việc hoàn thành công trình xuất sắc và tân tiến này tạo ra một kiểu mẫu kiến trúc nồi tiếng trên toàn thế giới. Những vỡ nhạc kịch và hài kịch danh tiếng đã được diễn ở đây.

 image016


Harbour Bridge là cây cầu sắt 1 nhịp lớn nhứt thế giới. Nó được hoàn thành bằng 53 ngàn tấn thép và 6 triệu con đinh tán vặn bằng tay. Cầu này được khánh thành năm 1932.


Sau khi qua cầu, chúng tôi đi xe lửa về trạm Cabramatta và vào nhà hàng Bún bò Huế Đông Ba ăn tối.

 

Ngày thứ ba ở Sydney, Trung, em học trò chủ nhà chúng tôi đang ở đưa chúng tôi ra khu chợ Việt ở Cabramatta trước khi đi làm..

 image018

 

Sau khi ăn sáng ở đây, chúng tôi lên xe lửa xuống ga Town Hall rồi đi vào các trung tâm mua sắm Westfield, Myer, Galaries và Queen Victoria Building. Nhưng vì giá cả hàng hoá bên đây mắc hơn bên Canada và Mỹ nên chúng tôi không mua được gì ngoại trừ một túi xách để đựng thêm hành lý và vài hộp bánh cho mấy đứa cháu.  

 

Sau một ngày tự túc thăm khu downtown của Sydney, chúng tôi đáp xe lửa trở về Cabramatta gặp lại Trung và thầy trò ăn tối tại đây trước khi về nhà.

 

Ngày thứ tư ở Sydney, vợ chồng anh Công, trước kia là giảng nghiệm viên trường đại học khoa học, cũng là người Trà Vinh, hai người em của anh là là học trò cũ của tôi, đến đón chúng tôi chở đi xem bờ biển Kurnell. 

 

Kurnell là ngoại ô của Sydney cách Sydney 33km đường xe, nằm về phía đông của vịnh Botany. Kurnell là một địa danh lịch sử nổi tiếng vì tháng tư năm 1770 nhà thám hiểm James Cook đặt chân và cắm trại tại đây trong chuyến du hành khám phá Thái Bình Dương.

 image020

 

Cảnh trí  thật đẹp tuy nhiên vì trời mưa lớn nên bớt phần thi vị. Ngoài khơi thấp thoáng những chiếc tàu, sát bờ là một nền đá có nhiều tầng do thiên nhiên tạo ra nhưng người ta có cảm tưởng như là nhân tạo.

 

Chúng tôi chạy trên con đường dọc bờ biển ngắm nhìn những nhà máy lọc dầu và những ống dẫn dầu to lớn cũng như nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt dùng khi hạn hán.

 

Anh chị Công còn đưa chúng tôi đến thành phố Bankstown, khu chợ Việt viếng di ảnh khắc trên đá của ngũ hổ tướng VNCH chết theo thành, tượng thuyền nhân và trống đồng. 

 

 image022


Trong ngày này, tôi gặp lại vợ và con gái lớn của người bạn đã mất, anh Lâm Võ Huỳnh tại chợ Việt ở Cabramatta.

 

Ngày thứ năm ở Sydney, chúng tôi đáp máy bay trở lại Melbourne và về nhà của Hai ở Springvale.

 

Hôm sau, các học trò của tôi cùng những người bạn mới ở Melbourne, trong đó có anh Long (cùng tuổi với tôi, cho biết là học trò cũ của thầy Lê Quý Thể ở trường Châu Văn Tiếp, Bà Rịa) và vài người trong gia đình của Hai tổ chúc một bữa tiệc tạm biệt vợ chồng tôi.

 

Ngày thứ sáu 17/3, hai người “học trò già” vừa gặp lại sau 56 năm đưa chúng tôi ra phi trường Melbourne để trở lại Sài Gòn.

 

Xin cảm ơn các em học trò cũ và các người bạn cũ và mới của tôi, đã mang lại cho chúng tôi sự ấm áp trong tình thầy trò và bạn hữu và đã đưa tôi đi xem  những danh lam, thắng cảnh của nước Úc trong những ngày lưu trú nơi đây. Nếu có dịp, chúng tôi lại sẽ đến thăm nơi đầy ấp nghĩa tình này.

 

Sài Gòn, ngày 21/3/2023

Huỳnh Công Ân

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76192)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76783)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73832)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73929)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72671)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72012)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75541)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74213)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74080)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75836)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69095)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73735)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69340)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66514)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73070)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65424)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76742)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!