Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - THẦY CHU LÂM

29 Tháng Mười 20221:11 SA(Xem: 4990)
Phan Phú Hiệp - THẦY CHU LÂM

THẦY CHU LÂM


ThayChuLam

 

Vào những năm 1971-4/1975, phía bên trong chợ nhỏ Kỷ Niệm đối diện với trường Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa có một căn nhà nhỏ nằm ở góc ngoài bìa bên phải của dãy phố ngang. Trong phòng trước của căn nhà có kê 4 dãy bàn học, lúc nào cũng đông học sinh. Đó là lớp dạy Anh ngữ của Thầy Chu Lâm.

Thầy dạy Anh Ngữ theo bộ sách English for Today (EFT) từ lớp vỡ lòng Book 1 cho đến lớp nâng cao Book 5 theo sát với chương trình sinh ngữ chính bậc Trung học lúc bấy giờ. Tôi có theo học Thầy hai lớp Book 2 và Book 3.


EFT Books


Thầy có nhiều lớp học trong ngày, từ sáng đến tối. Mỗi lớp 2-3 giờ. Mỗi học sinh chỉ cần ghi danh tượng trưng cho một lớp và có quyền tham dự học tất cả các lớp khác của Thầy nếu có khả năng theo kịp. Do vậy, thời ấy có nhiều học sinh muốn trau dồi thêm tiếng Anh thường chọn cách học ”Thường Trực" , tức là học hết lớp này nối tiếp lớp khác từ sáng đến chiều, đặc biệt nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Thầy miễn học phí hoàn toàn với điều kiện duy nhất: phải siêng học.

Nhu cầu học tiếng Anh thời ấy rất cao, học trò của Thầy đa dạng với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau: học sinh trung học, sinh viên đại học, quân nhân, công chức, nhân viên làm việc tại các công sở ngoại quốc … trong tỉnh Biên Hòa.

Phương pháp dạy của Thầy là tập trung vào ngữ vựng (Vocabulary), luyện nghe (Listening), luyện cách phát âm (pronunciation) và đọc hiểu (Reading Comprehension).

Mỗi đầu giờ, Thầy cho cả lớp viết chính tả (Dictation) trích từ một đoạn trong sách EFT. Điểm đặc biệt vui nhộn là thầy đề ra qui định, nếu viết sai một từ, thầy “khẽ “ cho 2 cây thước bảng vào cánh tay (Tuy nhiên Thầy chỉ áp dụng cho các học sinh nhỏ bậc Trung học như tôi . Riêng các học sinh lớn tuổi hơn thì được Thầy cho miễn trừ). Tuy qui định nghiêm khắc như vậy, nhưng cả lớp đều vui vẻ không ai trách giận Thầy vì nhờ vậy họ nhớ từ và viết cẩn thận hơn cho đúng chính tả.

Sau đó thầy cho học một đoạn văn mới trong sách và học thêm nhiều thành ngữ có liên quan đến nội dung của bài học .Với từ mới, mỗi học sinh phải đọc và viết nhiều lần trên giấy. Vừa đọc vừa viết nhiều lần cùng lúc là phương pháp Thầy khuyến khích học sinh thực hiện để nhớ ngữ vựng, những câu thành ngữ hoặc những áng văn hay.

Tuy dạy Anh ngữ, nhưng Thầy luôn nhắc nhở học sinh phải giữ nề nếp, khuôn phép, lễ giáo, tôn ti trật tự theo tôn chỉ “Tiên Học Lễ, Hậu học Văn” từ trong gia đình, nơi chốn học đường cho đến ngoài xã hội. Trong lớp học có kê một bảng viết 3 chữ lớn: “Quân -Sư- Phụ “cách điệu theo kiểu Thư Pháp để nhắc nhở học sinh luôn giữ gìn truyền thống “Tôn Sư Trọng Đạo”.

Ngoài ra, Thầy hay kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về đời thường rất hay về lợi ích của việc học ngoại ngữ qua kinh nghiệm sống của Thầy và những tấm gương thành đạt trong thực tế.

Ngoài lớp học chính tại chợ Kỷ Niệm, Thầy còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các học sinh vùng quê ở Quận Dĩ An và Công Thanh (Tỉnh Biên Hòa), đồng thời, Thầy cũng dạy thêm tiếng Pháp theo bộ sách “Cours de Langue et de Civilisation Francaises” tại trường trung học Phan Chu Trinh (Đường Trịnh Hoài Đức-BH).

Đầu năm 1975, Thầy dự định mở một lớp luyện thi Proficiency Michigan để lấy chứng chỉ Anh ngữ có giá trị quốc tế cho một số học sinh của lớp nâng cao, nhưng dự định này đã không thành hiện thực khi miền Nam VN buộc phải chuyển sang một Chapter khác.

Vào những năm đầu thập niên 1990s, Thầy có dạy vài nơi tại các công ty và cơ quan nhà nước có nhu cầu bổ túc ngoại ngữ cho nhân viên.Tôi rất vui khi có duyên được học lại Thầy trong một lớp tiếng Anh tại Sở VHTT & TT Đồng Nai năm 1992.

Cho đến khi rời VN vào cuối thập niên 1990s, tôi không có cơ hội được gặp lại Thầy.

Ở hải ngoại, những tin tức về Thầy từ những người quen của tôi ở VN thường mịt mờ không rõ ràng.  

Tuy vậy, gần đây, tôi nhận được nguồn tin khả tín nhưng rất buồn từ một người bạn ở VN là thuận theo quy luật vô thường, Thầy đã rời bỏ cõi tạm, giã từ gia đình và tất cả các học sinh thân yêu để về yên nghỉ nơi chốn vĩnh hằng.

Xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một người Thầy khả kính, uyên bác, mẫu mực hết lòng thương yêu học sinh. Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thời gian qua nhanh nhưng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh uy nghi và giọng nói vang dội hào sảng, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương học trò của Thầy.

 

Hiep Phan-- 9/2022

14 Tháng Hai 2012(Xem: 122431)
Nhờ sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, nhờ trang Web ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền, bạn bè chúng tôi lại tìm về với nhau.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 132526)
Ngày nào cũng sang sông, cũng đưa đẩy mái chèo mà tôi không thấy chán. Vẫn thương da diết bến sông và con đò cũ kỹ.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 151526)
Khi anh thức giấc thì căn phòng đã ngập bóng tối. Anh gần như lạc hướng ở biên giới giữa ngủ và thức. Không gian và thời gian trộn trạo, nhập nhòa.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 147743)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
04 Tháng Hai 2012(Xem: 184986)
Gia đình chúng tôi rất cảm kích trước thư báo tang rất sớm của các Anh Chị trong Ban Chấp Hành, và những lời chia buồn chân tình của Quý Thầy Cô, và các bạn đồng môn trước sự ra đi của Thân Phụ chúng tôi.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 129745)
Chuyện nội bộ chúng tôi cũng chỉ như giòng chảy của một nhánh sông nếu Đại gia đình Ngô Quyền như là biển lớn.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 138391)
Có những người ra đi thoáng chốc đã đi vào quên lãng, nhưng cũng có người đi để lại tiếc thương và kính mến cho bao người.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 153020)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm : Đỗ Hải - Ca Sĩ : Thanh Hoa
02 Tháng Hai 2012(Xem: 148033)
Phạm Phúc Hải ơi, đến bây giờ bạn mới thực sự hết khổ hết buồn. Những dòng này thay nén nhang tôi vĩnh biệt bạn!....
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 157334)
... khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 131775)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Thơ : Từ Nguyễn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 135692)
Tết năm nay, khi đi dự hội Xuân, Em sẽ đội lên bộ tóc của anh, trang điểm thật đẹp… để thấy mình được trở lại thời thanh xuân, tràn đầy sức sống…
20 Tháng Giêng 2012(Xem: 128790)
“Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”. Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…
19 Tháng Giêng 2012(Xem: 135675)
Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 128133)
Hôm nay, qua khung cửa sổ sau nhà, những cánh đồng khô vàng úa bỗng trở thành một cánh đồng đầy hoa mai vàng rực rỡ. Thì ra những ngày xuân năm nào của tôi đang bắt đầu trở lại.
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 117566)
Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc. Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 126231)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 144148)
Tự nghĩ, Hương Xuân không còn đầy! Cảm nhận không còn ngất ngây! Do tuổi tác hay do tâm hồn mình "chai" đi mất!?
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 124506)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 103023)
Xin cám ơn tất cả! bắt tay chúc nhau một năm mới bình an và hạnh phúc cho mọi người.