Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Phạm Ngọc Quýnh - ĐỌC CUỐN "NGỘ NHẬN" CỦA GS KIỀU VĨNH PHÚC

18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 117551)
GS Phạm Ngọc Quýnh - ĐỌC CUỐN "NGỘ NHẬN" CỦA GS KIỀU VĨNH PHÚC

 ĐỌC CUỐN NGỘ NHẬN CỦA GS KIỀU VĨNH PHÚC


bia_sach_ngo_nhan-content

 

 Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc.

 Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.

- Sách đã thể hiện sự cố gắng đáng quí và thiện chí vào việc đóng góp cho kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong nền văn học Việṭ Nam.

- Hình thức sắp xếp từng đề mục ngắn, gọn, lôi cuốn người đọc.

- Phần nội dung đã MẠNH DẠN đưa ra những sai lầm, có lẽ do hiểu lầm, hoặc dễ tin, không chịu suy xét, tìm hiểu những câu nói của cổ nhân và cứ như thế tiếp tục phổ biến, lan truyền trong nhân gian. NAY TÁC GIẢ MUỐN SỬA LẠI CHO ĐÚNG, bằng cách rât tế nhị l̀à trích dẫn những lời trong sách báo trước đây cũng như hiện nay, rồi giải thích thêm cho rõ ràng.

Thí dụ như:

Ngộ Nhận, trang 37: Cà cuống uống rượu la đà

 Tác giả chứng minh: Không phải là Cà cuống, một loài sinh vật sống dưới nước mà là con CÀ CƯỠNG, đó là con sáo sậu, một loài chim bay nhảy trên cây nên phải đ̣ọc là: 

  Cà cưỡng uống rượu la đà

Ngộ Nhận, tr. 59: Chân Quê 

Hoa chanh nở ở vườn chanh
Thày U mình vớí chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gíó nội bay đi ít nhiều


Được giới thiệu ngay trên đây là 4 câu trích từ bài thơ Chân Quê dài 16 câu ḷục bát của Nguyễn Bính và cho biết nhiều người đã không hiểu ẩn dụ của tác giả mà chỉ cho là lời trách móc của môt chàng trai quê không muốn người yêu đua đòi theo lối sống thị thành mà bỏ mất nét duyên dáng mộc mạc của thôn quê.

Thực ra Nguyễn Bính muốn mượn cả̀nh đó để đả kích phong trào thơ mới "lai căng" âu hóa đến mức lộ liễu lúc bấy giờ. Điều thú vị là Vĩnh Phúc trích dẫn cuộc đối thoại giữa Nguyễn Bính với các bạn thơ và Nguyễn Bính đã xác nhận ẩn ý này.

Ngộ Nhận, tr. 174: Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm

Thành ngữ quá quen thuộc với người Việt, đã được nhắc đến và sửa lại cho đúng là: Vắng chủ nhà gà VỌC NIÊU TÔM

Tác giả còn dí dỏm đi xa hơn, khi trích thêm đoạn văn châm biếm của Vũ Tṛọng Pḥung diễu đấng Mày Râu lúc lên cơn mất nết: "Cụ Ph́án Hiếu cũng cười trừ rồi thản nhiên nói tiếp: Đêm ấy mẹ chúng nó về quê. Con vú thằng bé cháu trông cũng hay hay! Vắng chủ nhà, lại sẵn niêu tôm, cố nhiên mèo phải vọc. Mình vào giường hỏi con, để bắc cánh tay qua ngực con vú mà sờ trán thằng bé" (Vũ Trọng Phụng - Vẽ Nhọ Bôi Hề, tr.98, nxb Hội Nhà Văn Hà Nội)

Trên đây tượng trưng cho những câu bị hiểu sai, nghe lầm, không chịu khó suy xét, kế tiếp là chuyện đổi lời, như nhạc sĩ Phạm Duy đã tự đổi trong ca dao có lẽ cho phù hợp với âm điệu để phổ nḥac.

Ngộ Nhận, tr. 99: Nguyên câu: Giúp em đôi chiếu em nằm 
Đôi chăn em đắp đôi trầm em đeo


đổi ra: Giúp em chiếc chiếu em nằm,
Chiếc chăn em đắp chiếc trâm em cài.


Nếu không có sự chú ý phân tích về sự đổi lời này, thì với thời gian, gịọng hát, lời ca dễ làm người ta hiểu sai lạc về phong tục cưới hỏi, vốn được coi trọng ở nước ta. Quà mừng đám cưới, nếu là chiếu để nằm thì cho một đôi. Bông tai, hoa tai, cha mẹ cho con hay đồ dẫn lễ phải là môt cặp, còn chuyện chiếc trâm em cài thì đúng là cương quá. Cô dâu, nhất là ở vùng quê không bao giờ cài trâm.

Không chỉ đổi lời của ca dao mà nhạc sĩ Phạm Duy còn đổi lời ngay cả trong Truyện Kiều, một tác phẩm vô tiền khoáng hậu trong văn học Việt Nam, thiết nghĩ là thiếu sự cẩn trọng.

Ngộ Nhận, tr. 76. Hai câu thơ của Đại Thi Hào Nguyễn Du khi tả tài sắc Thúy Vân, Thúy Kiều:

Vân xem trang trọng kh́ác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngàì nở nang. 


Vóc dáng trang tṛọng̣, khuôn mặt tròn, đầy đặn và lông mày có đậm, hơi to môt chút (nở nang). Đây là con người phúc hậu, đạo đức, "nét ngài nở nang" hoàn toàn nói về lông mày của Thúy Vân, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy đã không nhìn Thúy Vân như cụ Tiên Điền mà lại chú ý tới thân người của nàng qua tưởng̉ tượng nên đã đổi lại là ̀"nét ngườì nở nang". Thấy rằng "ý" hơi lộ liễu, không còn trang nhã nữa. Tác giả cũng không ngần ngại khi phân tích rât kỹ điểm này.

Đến đây tôi chợt tưởng hai câu:  Bất tri tam bách dư niên hậu 
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như 


Tiếp theo phần bị hiểu lầm, hiểu sai, và đổi lời thiếu sự tôn trọng, người đọc sẽ gặp những đề mục tác giả đưa ra có thêm dẫn chứng và giải thích cho phong phú, chẳng hạn như; Bóng Câu, Khuyển Nho, Động Phòng Hoa Chúc, Tai vách mạch rừng, Tiếng Chuông Thiên Mụ, Thư bất tận ngôn.

Ngộ Nhận, tr. 64: Tiếng Chuông Thiên Mụ

tác giả đã trân trọng giới thiệu "hai câu thơ trên đây đã từng là đề tài cho nhiều bài viết cũng như các cuộc tranh luận trong những buổỉ nhàn đàm văn chương hay trà dư tửu hậu từ xưa đến nay. Mục tiêu bàn cãi liên quan đến hai ngôi Chùa nổi tiếng; chùa Thiên Mụ ở Huế và chùa Trấn Vũ, hay Trấn Võ ở Hà Nội, và vấn đề được nêu lên là tiếng Chuông Thiên Mụ hay tiếng Chuông Trấn Võ ‘’.

Trong nhóm người chứng minh đó là tiếng Chuông Trấn Võ có giáo sư Vũ Quốc Thúc.

Đối lại, tham khảo theo "Tư Điển tiếng Huế " của Bùì Minh Đức, tr 443 và 445, nxb. Thuận-An năm 2001,

 và theo sách "Kiến Trúc Cố Đô Huế " của Nguyễn Châu và Đoàn văn Thông cũng như lá thư gần đây ngày 08 tháng 01 năm 2010 của cụ Võ Như Nguyện, nguyên Viện Trưởng viện Hán học Huế gửi cho tác giả thì tất cả chứng minh Huế có địa danh Thọ Xương, có Chùa Thiên Mụ,

nên lập luận "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương’’ là đúng.

Ngộ Nhận, tr 72.  Bóng câu qua cửa sổ 

 Trước nhất, tác giả giải thích ý nghĩa của nhóm từ này rồi trich dẫn môt đoạn văn rất "Thờì thế"...

... "kể từ ngày những đôi dép râu đạp môt cách thô bạo trên các con đường thơ mộng rợp bóng me của Sài Gòn… như Gia-Long, Tú-Xương, Cường -Để, đến nay thấm thoát đã 35 năm, thế mà trong ký ức Vinh, tưởng chừng như nỗi kinh hoàng mới diễn ra ngày hôm qua. Thế mới biết thờì gian qua mau thật, đúng là bóng câu qua cửa sổ. "

Tiếp theo là những câu nói, những vần thơ của các danh nhân vẫn còn sáng chói trong văn học, trong cuộc đời:

- Trang T̉ử viết: Nhân sinh thiên địa chi gian,

 nhược bạch câu chi quá khích hốt nhiên nhi dĩ
(Người ta sống trong khoảng trời đất giống như bóng bạch câu lướt qua khe cửa )


- Nguyễn Văn Thành ghi: Những là khen dạ đá, gan vàng  

 bóng bạch câu xem nửa phút như không,
ơn dày đội cũng cam trong phế phủ.


- Nguyễn Gia Thiều than: Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi 
Những hương sầu phấn tủi bao xong.


Ngộ Nhận, tr. 145. Thư bất tận ngôn giải thích cặn kẽ, lôi cuốn người đọc, lưu tâm đến ý của cụm từ. Điều thú vị là tác giả đã dẫn chứng qua đoạn văn của Mai Thảo đề cập đến lá thư của Nguyễn Tuân gửi cho thi sỹ Vũ Hoàng Chương sau năm 1975, lá thư chỉ có 10 chữ như sau; "Mấy lời thăm hỏi cố nhân, thư bất́ tận ngôn". Người đọc thư có lẽ hiểu ý ngườì gửi thư nên đã nói "Thằng Tuân ngày xưa với tao thân lắm, Khâm Thiên, bàṇ đèn, tao đâu, nó đó, mà nó sợ chỉ dám dù̀ng bốn chữ, thư bất tận ngôn"

Ngộ Nhận, tr. 103. Để dành hơi .

Riêng chuyện "để dành hơi" trong trong bài thơ thất ngôn bát cú của vua Tự Đức khóc Bằng Phi, tác giả ghi "đã bị nhiều hiểu lầm, người ta hiểu để dành hơi là giữ lại hơi sức (save strength, save power) để làm việc khác có ích hơn". 

 Tôi nghĩ rằng, ai đó đã đọc hay đã ngâm hai câu;

Đ̣ập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

thì khó có thể hiểu,̣ để dành hơi là đừng phí sức, hãy dành hơi lại để làm việc khác, ngoại trừ có ẩn ý phê phán, chê trách nhà Vua sao không để tâm lo việc nước, đại sự đang chất chồng, nhât là vào cuối đời Ngài, mà ở đó, nặng lòng luyến tiếc hơi ấm, hương hơm trong xiêm y của ái phi đã qua đời.

Những câu trên đây mang nhiều tính cách chữ nghĩa văn chương, lại có những câu nặng về nét sinh hoạt, thói quen của người mình ngay tự ngày xưa, nếu không được, hay không có dịp đề cập tới thì vài thế hệ sau, nhất là đám con cháu chúng ta, sinh ra trên đất nước dung thân này có thể sẽ dần dần xa lạ, chẳng hạn những câu;

Lọt sàng xuống nia, Ngộ nhận trang 81
Nứt đố đổ vách, Ng.n tr. 124
Thuôc lào, Ng.n tr. 128 
Nhất phao câu nhì đầu cánh, Ng.n tr. 171

Một việc làm thậṭ hữu ích của Tác giả . 


ST John's, Canada, 16/12/2011  

23__thay_pnquynh-content

GS. Phạm Ngọc Quýnh

15 Tháng Hai 2012(Xem: 142881)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Châu Thùy Dương
14 Tháng Hai 2012(Xem: 122416)
Nhờ sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, nhờ trang Web ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền, bạn bè chúng tôi lại tìm về với nhau.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 132508)
Ngày nào cũng sang sông, cũng đưa đẩy mái chèo mà tôi không thấy chán. Vẫn thương da diết bến sông và con đò cũ kỹ.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 151511)
Khi anh thức giấc thì căn phòng đã ngập bóng tối. Anh gần như lạc hướng ở biên giới giữa ngủ và thức. Không gian và thời gian trộn trạo, nhập nhòa.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 147737)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
04 Tháng Hai 2012(Xem: 184974)
Gia đình chúng tôi rất cảm kích trước thư báo tang rất sớm của các Anh Chị trong Ban Chấp Hành, và những lời chia buồn chân tình của Quý Thầy Cô, và các bạn đồng môn trước sự ra đi của Thân Phụ chúng tôi.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 129727)
Chuyện nội bộ chúng tôi cũng chỉ như giòng chảy của một nhánh sông nếu Đại gia đình Ngô Quyền như là biển lớn.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 138292)
Có những người ra đi thoáng chốc đã đi vào quên lãng, nhưng cũng có người đi để lại tiếc thương và kính mến cho bao người.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 153002)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm : Đỗ Hải - Ca Sĩ : Thanh Hoa
02 Tháng Hai 2012(Xem: 148014)
Phạm Phúc Hải ơi, đến bây giờ bạn mới thực sự hết khổ hết buồn. Những dòng này thay nén nhang tôi vĩnh biệt bạn!....
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 157316)
... khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 131673)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Thơ : Từ Nguyễn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 135677)
Tết năm nay, khi đi dự hội Xuân, Em sẽ đội lên bộ tóc của anh, trang điểm thật đẹp… để thấy mình được trở lại thời thanh xuân, tràn đầy sức sống…
20 Tháng Giêng 2012(Xem: 128771)
“Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”. Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…
19 Tháng Giêng 2012(Xem: 135636)
Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 128114)
Hôm nay, qua khung cửa sổ sau nhà, những cánh đồng khô vàng úa bỗng trở thành một cánh đồng đầy hoa mai vàng rực rỡ. Thì ra những ngày xuân năm nào của tôi đang bắt đầu trở lại.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 126217)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 144129)
Tự nghĩ, Hương Xuân không còn đầy! Cảm nhận không còn ngất ngây! Do tuổi tác hay do tâm hồn mình "chai" đi mất!?
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 124495)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 103016)
Xin cám ơn tất cả! bắt tay chúc nhau một năm mới bình an và hạnh phúc cho mọi người.