Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Kim Anh - THÁNG CHÍN VÀ NƯỚC ĐỨC

23 Tháng Chín 20222:06 SA(Xem: 5566)
Lê Kim Anh - THÁNG CHÍN VÀ NƯỚC ĐỨC




Tháng Chín và nước Đức

 

Ngày 5 tháng 9 năm 1972, cách đây đúng 50 năm, một biến cố thảm khốc đã xảy ra ở thế vận hội Munich ở Đức.

 

Một nhóm khủng bố người Palestine có tên Tháng Chín Đen (The Black September) đã đột nhập vào làng Thế Vận, bắt cóc 11 vận động viên của đội quốc gia Do Thái làm con tin. 



Tôi vẫn còn nhớ như in như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Lúc bấy giờ là mùa hè năm 1972. Thông thường thì cuối tháng 8 mùa hè, Ba tôi hay đưa gia đình ra căn nhà ở bãi sau Vũng Tàu để tắm biển và ở lại một tuần trước khi mấy anh chị em trở về tựu học. 



Nhưng năm 1972, thì gia đình đi biển sớm hơn vì Ba tôi muốn về sớm để theo dõi chương trình Thế Vận Hội. Gia đình tôi có “truyền thống “ là cả gia đình cùng xem TV, cùng đọc sách báo, cập nhật các tin tức. Và khi cả nhà cùng dùng cơm chung, thì cả nhà cùng nhau rôm rả bàn tán, cho ý kiến về những tin tức đã đọc. 



Như mọi lần, gia đình tôi đang hào hứng chờ đợi để theo dõi những trận thi tài trên radio và TV thì xướng ngôn viên loan báo tin khủng bố. Các cuộc tranh tài tạm ngưng. Cả thế giới hồi hộp theo dõi tin báo chí cập nhật từng ngày. Gia đình tôi xúc động lặng người khi một vận động viên Do Thái bị bắn chết đầu tiên. Chính phủ Đức lập tức mở các cuộc điều đình với chính phủ nước Do Thái và tổ chức PLO (Palestine Liberation Organization) là tổ chức cầm đầu của nhóm khủng bố. Một ngày sau, một người vận động viên kế tiếp bị đem ra bắn tại chỗ sau khi những đòi hỏi của nhóm khủng bố bị Do Thái từ chối. Trong khi các cuộc điều đình diễn ra, thì cảnh sát Đức bắt đầu bao vây làng Thế Vận để cố gắng giải cứu các con tin. Nhưng nhóm khủng bố đã biết được và kháng cự mãnh liệt. Kết quả là tất cả 10 vận động viên người Do Thái còn lại đều bị nhóm khùng bố hạ sát trước khi chính họ bị cảnh sát bắn chết. Một cảnh sát Đức bị thiệt mạng.

vandongtruongmercedes

Đây là một biến cố rúng động lương tâm thế giới lúc bấy giờ. Trong những năm 70, dù Việt Nam đang trong thời kỳ khỏi lừa chiến tranh nhưng chuyện khủng bố trên thế giới vẫn còn hiếm hoi. Và các cuộc tranh tài thế vận hội vẫn được xem là thuần túy về thể thao và đứng ngoài chính trị. Lần đầu tiên trong lịch sử, máu đã loang trên màu cờ trấng của thế vận hội. 



Tấm ảnh những người mang mặt nạ đen, ôm súng leo trên cửa sổ làng Thế Vận song song với lá cờ trắng năm vòng của thế vận hội bay trên làng Thế Vận như hình ảnh cái ác hiện diện song song với cái thiện, như cái đẹp của tinh thần tranh tài thựơng võ bên cạnh hình ảnh đen tối của mũi súng đen dí trên màng tang người lực sĩ. Những hình ảnh tương phản này còn in trong trí  tôi như những vết mực, không gột bỏ được, dù đã 50 năm sau.  

Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.  

Một chi tiết thú vị mà người hướng dẫn chuyến du lịch đề cập đến về Munich 1972. Được biết đa số các quốc gia khi được chọn để tổ chức Thế Vận Hội (TVH) chỉ có vỏn vẹn 4 năm để ra dự án và hoàn thành xây dựng các công trình để thi tài. Kết quả là đa số các làng Thế Vận trên thế giới đều được xây gấp rút để đáp ứng nhu cầu duy nhất là cung cấp nơi ăn, chốn ở cho cả trăm ngàn người trong hai tuần lễ.  Kết quả là vì thiếu thời gian để kế hoạch, sau khi các Thế Vận Hội bế mạc, thì các công trình này hoặc là bị phá bỏ hoặc bỏ hoang, gây ra nhiều tổn thất lớn cho ngân quỹ các quốc gia. Nhưng riêng tại Munich , người Đức hãnh diện là nhờ đã nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi xảy dựng, sau khi bế mạc và mãi cho đến nay, làng Thế Vận đã được chuyển sang thành các khu sinh sống cho dân cư trong thành phố. Và các vận động trường vẫn được tiếp tục giữ gìn và sử dụng thường xuyên cho các cuộc tranh tài của Âu châu và quốc gia.



langthevan1langthevan 2Làng Thế Vận Hội


Khi đoàn du lịch chúng tôi đến, thì các con đường chính trong thành phố đang đóng để tranh giải marathon và các cuộc chạy cự ly gần. Ở Âu châu và cũng như ở Đức, các cư dân đa số đi nghĩ hè trong tháng 8 nên cuộc tranh tài Âu Châu này cũng không tạo ra nhiều kẹt xe. Tôi lại nghĩ lẩn thẫn là chúng ta gọi các cuộc tranh tài thể thao của các quốc gia Á châu là Á Vận Hội, mà dừơng như tôi chưa bao giờ nghe nói về Âu Vận Hội cho các nước Âu châu?


Tin tức gần đây nhất là chính phủ Đức đã đồng ý bồi thường cho gia đình của 11 vận động viên Do Thái một số tiền tổng cộng là 28 triệu Euro vì đã không bảo vệ được sự an toàn cho các vận động viên.

Chúng tôi đã có một chuyến đi thăm nước Đức thật thích thú và bổ ích. Đã được xem tận mắt những di tích lịch sử của thế chiến thứ hai và chiến tranh lạnh mà chúng tôi đã đọc rất nhiều và tìm hiểu rất nhiều qua sách báo, phim ảnh từ khi còn mặc áo dài trắng ở trường Ngô Quyền. 


Những cảm xúc thật khó tả khi chạm tay vào những viên gạch đá lạnh lùng, những bức tường tưởng như là vô tri vô giác nhưng thực sự đã thấm đẫm bao nhiêu là nước mắt và xương máu của hàng chục triệu người vì hai chữ Tự Do và Nhân Quyền.  Cái giá của Tự Do thật không rẻ chút nào!


bauctuongBaLinh
Kimanh 3Kimanh 2

Phải đến một lần để ngẩn ngơ trước những lâu đài tráng lệ, những kiến trúc tinh xảo, những kiệt tác về văn hóa, về kiến trúc cho thấy sự thông minh vượt bực và kiến thức bao la của con người đã có từ hàng trăm năm trước. 


laudai baLinhlaudai baLinh 1

Và cũng để lặng người trước sự tàn bạo, vô nhân không giới hạn cũng của con người qua những tàn sát có hệ thống, có chính sách, lớp lang rõ ràng, từng chi tiết, được thực hiện cũng bởi những con người có trí thông minh vượt qua người bình thường và cũng có trái tim què quặt và bệnh hoạn hơn người. 


lohoingatlongat 2



Thật xúc động khi bước chân lên tấm gạch lát trên đường, nơi mà  trong 30 năm bức tường Bá Linh đã sừng sững như chứng nhân của hai thế giới thiện và ác.


KimAnh

Đến khi nào thì con người mới nhìn vào lịch sử và chiêm nghiệm lịch sử để có thể tập sống hoà bình với nhau? 



Triết gia George Santayama đã nói “Those who do not learn history are doomed to repeat it." Tạm dịch là “lịch sử sẽ tái diễn nếu người ta không biết và không học lịch sử.”



Lê Kim Anh

Tháng 9 năm 2022

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89398)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92317)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152701)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91861)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101276)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140283)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91448)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80508)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93951)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 73001)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 84103)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94543)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84623)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65343)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87646)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 80024)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89863)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84484)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91482)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97909)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.