Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Kim Thuận - MỘT NGƯỜI THẦY ....

01 Tháng Mười 202111:06 CH(Xem: 15334)
Nguyễn Kim Thuận - MỘT NGƯỜI THẦY ....


Một người Thầy…

 

Nhưng duy nhất mỗi bức tượng “Thương Tiếc” lại gắn liền với tên tuổi, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, và cuộc đời đầy sóng gió của Thầy như một định mệnh. Sau biến cố 30/4/1975, Thầy bị đi tù.

Nguyễn Kim Thuận

Vẫn nhớ mãi dáng thầy lực lưỡng,

Khí phách Can Trường sáng tấm gương.

Thưa các anh, các bạn, với lớp người thế hệ sinh ra từ năm 1965 trở về trước, đã sinh sống tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chúng ta từng được hưởng một chế độ giáo dục dựa trên ba nguyên tắc chính: “nhân bản“, “dân tộc“, và “khai phóng“; một mô hình giáo dục đại chúng và thực tiễn.

Trong đó, những người gánh vác trọng trách để khai tâm và dẫn dắt chúng ta trên con đường học vấn là các thầy, các cô. Đối với chúng tôi, Thầy, Cô là hình tượng mẫu để noi theo, thật trong sáng không tì vết.


Nguyễn Thanh Thu

ĐKG Nguyễn Thanh Thu và tượng “Thương Tiếc”

 
   Trong hành trình thụ hưởng giáo dục mười hai năm đó, có một số Thầy, Cô gây ấn tượng sâu đậm trong trí nhớ của chúng tôi đến hôm nay và mãi mãi về sau.

    Hè năm 1970, tự lượng sức học của mình, tôi chọn thi vô trường trung học Võ Trường Toản, một trong những trường nổi tiếng tại Sài Gòn, nằm đối diện Thảo Cầm viên Sài Gòn yên tĩnh, trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp bóng me xanh.

    Năm đó, tôi đủ điểm trúng tuyển vào trường trung học Võ Trường Toản, học trung học đệ nhất cấp – lớp 6, niên khóa 1970-1971.

    Ngày đầu nhập học, háo hức lắm, bước lên dốc cao qua cổng trường rồi tuần tự vào lớp. Nhiều môn mới so với thời tiểu học: Việt văn; Công dân giáo dục; Sinh ngữ; Sử – Địa; Toán; Lý – Hóa; Vạn vật; Âm nhạc; Hội họa; Thể dục.

    Sau những bở ngỡ ban đầu, chúng tôi dần thích ứng và đáp ứng tốt các yêu cầu của thầy cô trong các giờ học.

    Lớp 6 và Lớp 7 chúng tôi được học hội họa với người thầy tầm thước, vạm vỡ, giọng nói sang sảng vẫn còn để lại nhiều ấn tượng cho đến hôm nay dù đã trải qua năm mươi mốt năm dài.

    Thầy rất nóng tính, ra bài tập về nhà làm, tuần sau chàng nào chưa hoàn thành là cứ xếp hàng đưa mặt vô bảng chờ ăn đòn.

    Thầy giảng bài say mê, nhất là khi nói đến tác phẩm tâm huyết của đời mình: bức tượng “Thương Tiếc” đặt ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa năm 1966, thầy như trở thành con người mộng mị. Thầy kể về quá trình sáng tạo các bức ký họa mẫu và phác thảo dự trù cho bức tượng.

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu – người Thầy của chúng tôi.

    Mỗi khi không muốn học là lớp chúng tôi nhất tề đề nghị Thầy kể về bức tượng “Thương Tiếc”, được dịp Thầy nói cho đến hết giờ học, còn chúng tôi nghe mãi không biết chán. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò là vậy.

    Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả của nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng như bức tượng “Được Mùa”, “Ngày Về” (tượng đặt nơi đâu, đoạt giải gì, năm nào rất tiếc chúng tôi cũng không nhớ); tượng An Dương Vương (1966) ở ngã sáu Chợ Lớn; tượng Chiến sĩ vô danh, tượng Trung Liệt (1966)  đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp; tượng lính Thủy quân lục chiến; tượng Tết Mậu Thân; ….

    Giờ Thầy đã ngoài 90 tuổi, nặng tai, không nhớ được nhiều nữa. Ôi, thời gian là liều thuốc an thần nhưng cũng là yếu tố xóa nhòa trí nhớ của con người.

    Bức tượng “Gia Định Xử Sỉ Sùng Đức Võ Tiên Sinh” – danh sư Võ Trường Toản, đặt ở cổng trường trung học Võ Trường Toản – Sài Gòn, khánh thành ngày 20/01/1974 cũng được sáng tác bởi đôi tay tài hoa của Thầy.

    Hôm đó là ngày hội của trường, học sinh chúng tôi vui lắm. Đứng từ xa ngắm tượng rồi lại chen nhau đến gần để đọc tấm bia đá trắng khắc những dòng chữ vàng: VÕ TRƯỜNG TOẢN “Gia Định Xử Sỉ Sùng Đức Võ Tiên Sinh” (   – 1792); Ban Giám Đốc Và Hội Phụ Huynh Học Sinh Trường Trung Học Võ Trường Toản Lập; Điêu khắc gia NGUYỄN THANH THU Thực hiện; Khánh thành ngày 20 – 01- 1974.

    Học sinh nào cũng chỉ một câu: “Ôi ! Tác phẩm của Thầy. Thầy mình làm.”. Sướng lắm chứ!

    Tượng Võ tiên sinh ngồi chéo chân trầm ngâm, mắt nhìn xa xăm u hoài, tay trái đặt trên hai quyển sách với trang phục áo dài khăn đống. Nếu không có tấm bia, tượng cũng tự nói với người thưởng lãm đây là một bậc hiền sỹ, cốt cách nhân từ.

Nhưng duy nhất mỗi bức tượng “Thương Tiếc” lại gắn liền với tên tuổi và cuộc đời đầy sóng gió của Thầy như một định mệnh.

Sau biến cố 30/4/1975, Thầy bị đi tù.

    Thầy tự tình: “Dạ. (tiếng thở dài) Trời ơi! Thưa quý vị, để kết thúc chương trình, tôi nói thiệt, danh vọng, hay chết chóc gì cũng do tác phẩm “Thương tiếc” nầy cả, cuộc đời tôi, nó dính liền với tác phẩm nầy. Cho nên lúc vô tù cộng sản, tôi thê thảm lắm, thưa quý vị, Tôi bị vô trong cái biệt giam đó, trong thùng cô-nết. Tôi ở đó hai mươi hai tháng, tôi gần đâm ra hấp hối rồi. Dạ, nó đánh tôi. Nó không thấy, nó chỉ nghe những người Sài Gòn, những Việt cộng nằm vùng hồi xưa, những ăng-ten, những người cùng bị tù như mình, cùng cải tạo như mình nói với nó, chứ nó đâu có thấy gì. Nó đem tôi đi nhốt, bấy giờ còn đầu mùa, cũng còn gay cấn lắm, tôi cũng chống đối lại nó, tôi khi dễ nó, không nói chuyện với nó, nó đánh, nó bề hội đồng tôi, cho tôi làm cái tác phẩm phản động, nầy kia thế nọ. Nó nói: “Tất cả những tướng lãnh, những sĩ quan lớn của anh đó, xong giặc rồi thì hết. Còn anh, còn lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Tôi phải “múc” anh, chứ nói chuyện về với anh à, khỏi nói chuyện với anh về chuyện về”.

    Thế rồi, ảnh hành hạ tôi, đánh tôi ba ngày ba đêm, lần nầy ảnh bộp lỗ tai tôi bị điếc, thành ra giờ nầy tôi qua đây, tôi được hưởng tiền điếc, thưa quý vị, nó đã nhốt tôi tám tháng rồi. Một bữa đó, chính trị viên, nói như thế nầy: “Không lẽ anh ngồi trong đó hoài, bây giờ tôi đưa một cái ý nầy cho anh, anh nói một câu nầy, rồi tôi nghiên cứu cho anh ra ngoài lao động, chẳng lẽ anh ngồi trong nầy cho rục xương sao, anh chỉ nói như thế nầy, cái tượng gì thương tiếc của anh đó, anh chỉ là người phụ thôi, còn người chánh thức làm thì ra nước ngoài rồi, anh cứ nói vậy đi rồi tôi nghiên cứu cho anh”.

    Tôi nói: “Dạ thưa, không được, cán bộ. Cái nầy tôi làm tôi chịu, không có ai mà làm. Không, không được. Cái nầy, tàu chìm thì tôi chìm theo, máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết thì tôi chết theo. Ô! Không được! Không được!”. (Trích từ [1]).

    Còn một sự việc thật nữa là trong thời gian bị tù, cai tù động viên Thầy tạc tượng lãnh tụ kính yêu của họ. Thầy nhận lời với các điều kiện: 1. Một không gian rộng rãi, tách biệt, không ai được quấy rầy, cấm dòm ngó khi Thầy sáng tác. 2. Cung cấp đầy đủ vật dụng theo yêu cầu. 3. Phục vụ cơm nước chu đáo. 4. Khi hoàn thành sẽ bàn giao tượng.

    Việc sáng tác mất nhiều tháng ròng rã, rồi cũng đến lúc hoàn thành. Đến ngày bàn giao, khi tấm vải phủ tượng được kéo xuống thì đây là tượng của Tổng thống nền đệ nhị Cộng Hòa, người đã cùng Thầy chọn tên cho bức tượng nổi tiếng “Thương Tiếc” khi xưa.

    Khỏi phải nói đến những sự việc sau đó mà chi.

    Với lời nói và hành động trên của Thầy, những người có lương tri và lớp học sinh Võ Trường Toản chúng tôi phải rạp người, cúi đầu ngưỡng mộ, kính phục một con người đầy khí phách và chúng con xin được tôn vinh Thầy bằng một câu gồm các mỹ từ sau: “MỘT CON NGƯỜI CAN TRƯỜNG” mới thật xứng đáng.

    Thầy là một tấm gương trung liệt để noi theo, là câu chuyện đạo đức hiện hữu trên đời, còn sống ngay bên ta, không phải chuyện đời xửa đời xưa.

    Chúng con cầu mong Thầy được thêm nhiều sức khỏe để thường xuyên thăm viếng và tri ân Thầy.

    Hy vọng một ngày không xa, chúng con sẽ được dự ngày mừng Vạn thọ bách niên của Thầy. Mong lắm thay!

    Qua bài viết này, chúng con kính gửi đến quý Thầy, quý Cô đã dạy dỗ, hướng dẫn chúng con trên con đường học vấn lời kính chúc: “Thật nhiều sức khỏe, an khang, sống lâu trăm tuổi”.

    Chúng tôi xin mượn lời ca khúc “Thà như hạt mưa rơi” (ý thơ: cố thi sỹ Nguyễn Tất Nhiên; phổ nhạc: cố nhạc sỹ Phạm Duy): “Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá. Thà như giọt mưa khô trên tượng đá. Thà như mưa gió đến ôm tượng đá. Có còn hơn không. Có còn hơn không. Có còn hơn không. Có còn hơn không” để thương tiếc, xót xa, ngậm ngùi cho những tác phẩm tượng đá của Thầy.

Nguyễn Kim Thuận, Sài Gòn 3/10/ 2021


11 Tháng Năm 2025(Xem: 402)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
11 Tháng Năm 2025(Xem: 322)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
11 Tháng Năm 2025(Xem: 272)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
09 Tháng Năm 2025(Xem: 372)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
29 Tháng Tư 2025(Xem: 2794)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
28 Tháng Tư 2025(Xem: 892)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 787)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 904)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1222)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 805)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 989)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1366)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1847)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3491)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 2713)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 4080)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!
06 Tháng Tư 2025(Xem: 1918)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 4556)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 2346)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 2025(Xem: 2764)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?