Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hiệp Phan - Ý THỨC CÔNG DÂN

01 Tháng Mười 202110:17 CH(Xem: 6484)
Hiệp Phan - Ý THỨC CÔNG DÂN



Ý THỨC CÔNG DÂN


 

 Online cuối tuần, tình cờ tôi đọc được một bản tin khá lý thú với tựa đề:

Nghe thấy quốc ca, chàng nông dân Mỹ đứng trên máy cày thực hiện nghi lễ

Mới đây, một trường trung học ở tiểu bang Virginia của Mỹ vừa tổ chức một trận thi đấu bóng bầu dục, cùng lúc đó có một người nông dân đang làm việc tại nông trường bên cạnh. Khi nghe thấy bài quốc ca được phát trước trận đấu, anh đã dừng công việc đang làm dở và đứng dậy trên xe máy cày, giơ tay phải đặt lên ngực trái, thực hiện nghi lễ một cách trang trọng.

Anh nông dân chào cờ

Một người phụ nữ tên Monica Osborne đúng lúc đó đã tình cờ dùng máy ảnh để chụp lại được khoảnh khắc khiến cô hết sức xúc động này.

Cô Monica nói với tờ The Epoch Times rằng: “Khi tôi xoay người lại hướng về phía quốc kỳ và đặt tay lên ngực thì vô tình nhìn thấy hành động của chàng thanh niên này trước mắt, cảm giác đó rất kỳ diệu, giống như hình ảnh mà bạn chỉ có thể nhìn thấy được trên phim hoặc quảng cáo truyền hình vậy. Cô cho biết thêm: “Khi đó, tôi xúc động đến mức nghẹn ngào và không kiềm được nước mắt. Tôi biết rằng đây là một khoảnh khắc rất đặc biệt.”…  (Nguồn trithucvn.org)

Câu chuyện xúc động này, tưởng rằng chỉ xảy ra tại một cường quốc văn minh, giàu có và có một nền dân trí cao như Mỹ. Nhưng thật sự, chuyện này đã từng xảy trên quê hương tôi ở miền nam Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ, dù trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, bất ổn.

Thật vậy, câu chuyện tôn trọng quốc kỳ này đã từng xảy ra, rất thường xuyên và quen thuộc với người dân quê tôi thời ấy, đến độ mọi người mặc định phải là như vậy, không làm khác đi trong lề thói ứng xử nơi công cộng.

Tôi còn nhớ những năm 1968-1970, khi tôi còn học lớp 4, lớp 5 tại trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Du--Biên Hòa. Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, nhà trường tổ chức cho toàn thể giáo viên và học sinh làm lễ chào cờ với nghi thức thượng kỳ và hát quốc ca.

Chào cờ đầu tuần (Ảnh minh họa)

Khi quốc kỳ được chậm rãi kéo lên bởi hai học sinh, hòa cùng với tiếng hát quốc ca của toàn trường vang dội và hùng tráng, thì bên ngoài cổng trường, các người bán hàng rong không ai bảo ai, đều tạm ngưng công việc của họ, đồng loạt đứng lên, giở nón nghiêm trang hướng về quốc kỳ. Trong khi đó, các khách bộ hành, bác xích lô, chú đi xe đạp tình cờ đi ngang qua cổng trường vào khoảnh khắc ấy cũng tự động dừng lại, đứng nghiêm hướng về quốc kỳ và hát theo. Khi lễ thượng kỳ hoàn tất, mọi sinh hoạt mới trở lại bình thường như trước.

Hình ảnh trân trọng lá quốc kỳ này của người dân, đã đem lại cảm xúc mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu đậm cho tôi mãi đến ngày nay. Tôi vô cùng xúc động vì biết rằng hành động chào cờ của người dân là hoàn toàn tự giác, không ai bắt buộc họ cả. Những người dân bên ngoài cổng trường có thể dửng dưng tiếp tục các công việc của họ mà không cần quan tâm đến nghi lễ chào cờ của nhà trường, nhưng họ đã không làm như vậy. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng yêu thương ngưỡng mộ và tôn trọng là cờ của quốc gia.

Không chỉ là các buổi lễ chào cờ, tôi nhớ mỗi khi gặp xe tang, người dân quê tôi khi đi xe hay đi bộ đều giở nón, cúi đầu chào tiễn biệt người quá cố. Trong khi đó, các anh quân nhân, cảnh sát khi gặp xe tang ngang qua, đều đứng nghiêm chào theo nghi thức quân cách.

Ý thức công dân của người dân Biên Hòa quê tôi nói riêng và cả miền nam VN nói chung , thời ấy là như thế .

Ý thức công dân thời ấy được bắt nguồn từ một nền giáo dục nhân bản, trung thực và hiền lương, với tôn chỉ  “Tiên học lễ, hậu học văn” để rèn luyện cho học sinh vừa có đức, vừa có trí để trở thành người hữu dụng cho xã hội, và nền giáo dục tốt đẹp đó đã lan tỏa ra rộng khắp đến mọi tầng lớp của xã hội. Chính nền giáo dục Chân Thiện Mỹ ấy đã giáo dục cho người dân lòng yêu nước thương nòi, lòng biết ơn tiền nhân, sự yêu mến tự do và trân trọng những giá trị tốt đẹp của xã hội mà mình đang sống , đã góp phần hình thành nên ý thức công dân tự giác của mỗi người dân.

Thật là điều đáng tiếc nếu đến một lúc nào đó, ý thức công dân gia giảm đi, người dân tỏ vẻ thờ ơ, dửng dưng khi đi ngang qua các buổi chào cờ và không còn những hành vi ứng xử đẹp nơi công cộng như ngày xưa.

Suy cho cùng, sự thay đổi này (nếu có) không hoàn toàn thuộc lỗi của người dân. Sự yêu thương, trân quý lá cờ của quốc gia hay thờ ơ, dửng dưng, cho đến phủ nhận, tuỳ thuộc vào tình cảm với quê hương đất nước qua kinh nghiệm sống riêng của mỗi người, thậm chí tuỳ thuộc vào mức độ hài lòng của người dân qua cách "Trị Quốc An Dân" của giới lãnh đạo quốc gia. Yêu thương, ngưỡng mộ hay thờ ơ với lá cờ là phán xét riêng , trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân, không ai có thể can dự được. 

Bằng cách quan sát thái độ và cách hành xử của người dân khi họ ở gần, hay tình cờ đi ngang qua một buổi lễ chào cờ đang diễn ra, ta có thể đo lường được phần nào về ý thức công dân, trình độ dân trí và nhất là tình cảm của người dân, đối với lá cờ đại diện cho quốc gia mà họ đang sống.

Quả thật, không quá khó để nhận biết được lòng dân trong những dịp như vậy.

 

Hiệp Phan-  SJ  9/2021

(Ảnh sưu tầm)

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80587)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74052)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65717)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78503)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68805)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76233)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76825)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73856)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73957)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72701)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72034)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75566)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74262)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80528)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74115)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75863)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69124)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73773)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69369)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66545)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .