Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi TuyếtMai - TẾT QUẨN QUANH

12 Tháng Hai 20218:23 SA(Xem: 7411)
Bùi TuyếtMai - TẾT QUẨN QUANH


TẾT QUẨN QUANH


"Hãy rung lại tiếng chuông của những ngày vàng trong quá khứ. Có thể ta sẽ nghe ra hồn mình còn run rẫy trong từng mỗi thanh âm…
                              

BONG THO     
                                                 

Không khí tết đã quẩn quanh ngoài sân nhà, cây mai nhà trồng chỉ cao ngang bằng cánh tay giơ thẳng ra của tôi, vậy mà chớm đầy những nụ non tơ đang ngập ngừng bung cánh, vạt cúc ngả rạp trước sân, hoa vàng rưng rưng hé nở, khi tròn đầy, ngó tựa như những đóa mặt trời thu nhỏ trong tay. Đám vạn thọ, tôi rải hột bông khô từ tháng 10 âm lịch, nay vừa kịp nở tròn viên mãn, mảnh vườn nhỏ sau nhà như bừng sáng bởi sắc màu vàng cam, cái màu có vẻ … quê quê, nhưng tôi yêu vô cùng cái bình dị dân giả đến nao lòng của bông vạn thọ mà má tôi hay dành dâng cúng tổ tiên.

Tôi nghe mùi thơm dịu của cỏ cây, của hoa lá trong hiu hiu gió thoảng đưa về.

Tôi nói tết quẩn quanh, bởi nơi khu tôi ở chỉ có mình nhà tôi đón tết, chẳng có đủ rộn ràng cho hương vị tết đượm tỏa lan. Có lúc tôi thèm đến ngẩn ngơ những câu nói với cho nhau về chậu bông Vạn Thọ, cặp Cúc Mâm Xôi hay cây Quất sai quả, trái nó kết vàng nghịt hết cả cây vừa mới mua về, tưng tiu đem ra chưng ở trước nhà, rồi hỏi vóng sang bên: – “chị ơi, thấy có đẹp không?
 
Tôi thèm nghe tiếng chổi quét xào xạc của nhà hàng xóm lúc chiều về, lúc không gian đã ngậm đầy hương tết, thấy tôi mở cửa bước ra để tưới thêm chút nước cho mấy chậu vạn thọ trước hiên nhà, chị ngưng tay chổi than vãn:  – “Em đi chợ tết xong xuôi hết chưa, trời, sáng nay chợ đông, nhưng mà thôi, mỗi năm chỉ có mấy ngày này…”
 
Tôi thèm thấy lại hình ảnh lam lũ của những cụ già, ngồi khoèo trên tấm bạt trải ra đất, trên đó bày bán những trái mãng cầu, đu đủ, những trái dừa, năm mười bụi bông thọ, bông cúc còn đầy nguyên đất dính khô không chịu rời đám rễ … mà tôi nghĩ, chắc là vừa hái từ mảnh vườn nghèo khó của mình sáng nay để kịp đem ra chợ bán tết. Cái sạp (không, phải gọi là cái khúm) bán chợ tết của những cụ già không có chút trau chuốt, những thứ mà người bán có thể phải chăm chút để dành cho tới ngày cận tết mới quảy gánh mang ra, với hy vọng sau buổi chợ cuối năm này sẽ có thêm chút tiền để nhà mình đón tết đàng hoàng hơn năm cũ ... Và tôi, bao giờ cũng ghé “cái khúm chợ tết” đơn sơ đó trò chuyện dăm câu, mua chục mãng cầu, mấy trái đu đủ, vài trái dừa để về kho thịt ... Tôi mua, vì tôi thèm thấy những ánh mắt đã vương đậm khói chiều thoáng rạng rỡ hân hoan, quơ đôi bàn tay nhăn nheo lam lũ dạy cho tôi:  – “… trái mãng cầu này nè, trái này mới ngon nè con…”

Không chỉ dạy cho tôi biết cách lựa trái cây sao cho ngon (chứ không cần đẹp), những cụ già chứa đầy nhân dáng quê Mẹ ấy, còn dạy cho tôi biết nhận thấy, biết giữ lấy nổi xúc động ẩn dấu của con người, khi nhìn thấy đôi quang gánh kĩu kịt trên đôi vai nhỏ bé chai sần, vẫn chất đầy gánh nặng mưu sinh, nghe như trong tiếng mời gọi mua hàng, chứa đầy da diết nổi cơ cực phận đời của tuổi già nua ... Và tôi đã bao lần muốn rơi nước mắt, khi biết ra, dù có nhọc nhằn dành dụm cả năm, quang gánh quảy về cuối buổi chợ vẫn nhẹ tênh, nhưng lại oằn nặng những nổi niềm …

Tôi nhìn thấy một khoảng lặng thẳm sâu trong tôi giữa phố phường tấp nập của phiên chợ cuối năm!

Và xa hơn nửa, tôi thèm thấy dáng má tôi đứng chắp tay trước bàn thờ thơm khói hương, mắt nhắm sâu, miệng lâm râm. Đứng kế bên má, tôi lúc đó còn nhỏ xíu, cứ ngước đầu lên ngó má, ráng nghe coi má nói cái gì … Lớn lên mới biết, không phải má nói, mà là má tôi đang thành kính nguyện cầu.

Tôi thèm cái dắt tay của má đưa tôi tới chùa sau khi cúng xong giao thừa, để xin chút lộc non mang về với mong ước gia đình được may mắn khỏe mạnh suốt năm. Tôi thèm thấy nụ cười ba tôi thiệt hiền khi bước vào nhà giở nón treo lên trên móc, sau khi đi chúc tết đâu đó về:  “Có chút gì, dọn cho tôi ăn đi bà…”

Tôi thèm được nằm lại trên chiếc ván gỗ xưa (mà tôi nhớ hồi nhỏ tôi hay nghe ba má gọi là đivăng) dày ơi là dày, màu gổ lâu năm nước lên đen bóng, tôi nằm cuộn tròn nhỏ nhoi bên cạnh ba mình … Tôi nhớ mình cố ngủ (mà ngày thường thì dễ gì, ngày nào cũng bị má tôi la, vì con nít không có được thức khuya) tôi nhắm mắt hồi lâu, mở ra sao vẫn chưa thấy đến sáng ngày mồng 1 mong chờ?

Đó là tôi của tuổi thơ không yên được giấc ngủ, với lòng chộn rộn đợi tết về …

Tôi trẻ nhỏ là thế, vậy mà dường như tôi cũng bị cuốn hút theo cái linh thiêng của sự giao thoa giữa đất trời trong đêm 30 cuối năm kéo dài đến sáng mồng 1, tôi dấu hết mọi háo hức xôn xao cứ chực trào ra bên ngoài, cũng đi đứng nhẹ nhàng không chạy giởn lung tung … Tôi thấy mọi thứ bỗng dưng trở nên nhẹ nhàng thanh thoát, đồng hồ vẫn đều đặn tiếng gõ nhịp, khoảnh khắc tính bằng giây ấy sao quá đổi linh thiêng.

Và tôi thiếp ngủ với nụ cười trẻ thơ trong giấc mơ …

 
Tôi thèm được bừng dậy trong cái không khí khẽ khàng sáng mùng 1 đầu năm trong nhà, mọi thứ đều nhẹ nhàng, khói hương lãng đãng trong đốm sáng của bóng đèn nhỏ xíu trên bàn thờ, tôi nhớ lại, và vẫn bắt gặp y nguyên cảm giác ấm áp phủ đầy trong căn nhà nhỏ của tôi, trong tâm hồn tôi.  
 
Tôi thèm thấy lại mình của buổi sáng đầu năm thức dậy, nhảy tọt xuống giường (chứ không như mọi ngày, ưởn qua ẹo lại chục lần, đôi mắt mới mở nổi ra). Tôi nhớ cái bừng dậy của tuổi thơ mang một chút hốt hoảng, như sợ mình ngủ trễ giấc, sẽ làm lở mất cả mùa xuân. Tôi nhớ cái rón rén mở hé cửa nhìn những xác pháo đỏ tả tơi nằm yên rãi rác trước sân nhà, xác pháo tan vụn, nhưng sao nhìn mà chẳng thấy buồn chút nào, lòng vui  thầm nghĩ, lát nửa đây thế nào tôi cũng xí được một vài viên pháo sót lại chưa kịp nổ tối qua …

Tôi thèm thấy lại những thiệp chúc tết treo lủng lẳng trên những nhành mai chưng ở trong nhà, tôi nhớ mình cứ hay nghiêng đầu để đọc những chữ viết bên trong, đọc vì vui, vì tò mò, chứ thiệt tình, thuở nhỏ có biết hết được đâu. Giờ lớn lên, tôi mới nhận ra rằng  “Tết”  còn mang nghĩa bao dung, người ta cảm thấy yêu thương nhau hơn, sẳn sàng bỏ qua mọi nổi bận lòng, và dành tất cả mọi lời chúc tốt đẹp cho nhau với hết cả chân tình (từ bao lâu rồi nhỉ, tôi đã không còn gửi những lá thư, những tấm thiệp viết tay cho ai, và cũng không ai gửi cho tôi. Tôi chợt giật mình tiếc nuối, chắc là từ đây sẽ không còn ai có được cái cảm giác bồi hồi, giở lại thư xưa để nhớ nhau qua từng nét chữ…)

Tôi thèm thấy lại khoảng không gian lắng đọng êm ắng của những ngày đầu năm, thảng hoặc mới có một vài chiếc xe lam chạy ngang qua (với tiếng máy nổ tạch tạch của xe mà tôi không quên được)  trên đó chở đầy (chắc là một gia đình) người lớn và với đám trẻ nhỏ ăn mặc đầy màu sắc thật vui mắt … Có khi tôi cũng thấy những chiếc xe ngựa chạy lóc cóc, chở những cô dì mặc áo dài, tay nắm hờ trên thành xe, bình thản ngồi như đong đưa theo nhịp xe vó ngựa … Không sang trọng, cũng chẳng cầu kỳ, nhưng với tôi, những hình ảnh hiền hòa đó trong ngày đầu năm, mới tuyệt đẹp đến làm sao!

 
Trong những ngày cuối năm như thế này, tôi cứ hay bày biện đủ thứ nổi nhớ nổi thèm … đến nổi tôi không biết sắp xếp như thế nào cho đủ hết những cảm giác trong tôi, nên giống như đang bị ứ tràn làm tôi nghẹn lòng muốn bật khóc … Tôi nhớ thật mà, nhớ lắm … chỉ tại tôi không đủ ngôn từ để nói được hết mà thôi!
 
Tôi thèm nhớ chỉ để mà thương!
 
Bây giờ, ở nơi này, tôi im lặng lắng nghe từng bước nhẹ của mùa xuân về, gió vẫn se se mặc cho những sợi nắng đan xiên dần nhẹ lên giữa bầu trời trong vắt. Tôi im lặng lắng nghe tiếng cây non nứt mình nhú lộc đâm chồi, bướm lượn vờn quanh đám hoa tóc tiên níu lấy bờ tường nhà tôi như đang trò chuyện, và trên cao những chú chim sâu rối rít chuyền cành…
 
Đã bao nhiêu cái tết quẩn quanh rồi nhỉ? Tôi hôm nay có gì lạ hơn ngày hôm xưa không?  Hay cũng lại là những quẩn quanh cũ, cứ hết năm ghé đến một lần?  Ở đây, tôi cũng đón tết với mâm ngủ quả và dăm ba cành mai hoa cũng vàng, nhưng sao tôi vẫn thấy không thể giống màu hoa mai vàng của tôi thuở trước?  
 
Hôm nay đã là 29 tết, trong nhà cũng mang đầy không khí cuối năm với mùi thơm chua dịu của keo củ kiệu, hủ dưa giá, dưa hành. Cũng ấm áp mùi thơm của nồi thịt kho hột vịt, thêm nồi khổ qua (như năm xưa má dạy), mà hồi đó tết đến là nhà tôi không thể thiếu, má nói:   “người ta có nồi khổ qua trong nhà đầu năm để ăn, là cho mọi cái khổ ải sẽ qua đi!”     
 
Tôi chuẩn bị cho gia đình nhỏ của tôi, giống y như hồi nhỏ được nhìn thấy ba má tôi lo liệu cho tết trong nhà. Giống lắm mà, đâu có gì khác, nhưng sao cảm giác của tết trong tôi không còn như xưa? Đất trời vẫn thế, vẫn xoay vần theo chu kỳ năm tháng, vẫn đem tết đến cho vạn vật cuộc đời, tôi đã đánh mất điều gì để không còn cảm nhận được tết như xưa?

Thôi thì đừng hỏi lòng mình thêm nửa, ngoài kia Xuân vẫn đang về, vẫn dịu dàng thay mới đất trời, và tôi vẫn vậy, vẫn quẩn quanh chăm chút cho riêng mình một khoảng trời riêng.

Thời gian không là gì cả!      
                                            
Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về …

Bùi TuyếtMai     


29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76188)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76778)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73827)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73925)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72654)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72006)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75524)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80492)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74066)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75832)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69091)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73724)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69335)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66505)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73066)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65422)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76738)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!