Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - KHOAI LANG

26 Tháng Mười Một 20202:38 SA(Xem: 8936)
Nguyễn Trần Diệu Hương - KHOAI LANG

Khoai Lang

Nguyễn Trần Diệu Hương

 ta on



Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.


Quê hương thứ hai có tiệc Thanksgiving đoàn tụ gia đình có nhiều món ăn truyền thống để nhớ lịch sử, từ năm 1621, khi những thuyền nhân đầu tiên đến Mỹ làm đại tiệc tạ ơn trời đất, cảm ơn thổ dân, (đặc biệt là anh chàng Squanto đầu đội một dải khăn có gắn một chiếc lông gà Tây đã nhiệt tình chỉ dẫn người Pilgrim trồng trọt, canh tác trên vùng đất mới) . Khởi đầu từ đó, những lễ tạ ơn sau này vẫn thường có các món ăn từ bí ngô, từ khoai tây, khoai lang cạnh món gà tây.


Tuy nhiên người ta chú trọng đến món ăn truyền thống của ngày lễ tạ ơn bí đỏ, khoai lang, và khoai tây, các loại lương thực bội thu vào mỗi mùa thu ở Mỹ, hơn là thịt gà Tây vì ngay từ ban đầu Lễ Tạ ơn phát xuất từ ngành trồng trọt chứ không từ ngành chăn nuôi.


Lần đầu tiên ngồi vào tiệc Thanksgiving, là người tỵ nạn còn còn phảng phất nắng gió của đại dương và của trại tỵ nạn, trước một bàn tiệc ê hề thức ăn, chúng tôi chỉ thích ăn sweet potatoes pie vì khoai lang gắn liền với một hoài niệm tuổi thơ buồn nhiều hơn vui, sau năm 1975 ở quê nhà. Lúc đó chúng tôi chưa quen với "thức ăn bơ sữa" béo ngậy, thừa mứa chất dinh dưỡng, nên cứ nhẩn nha "khều dao nĩa" vào các món chính, đợi món bánh pie làm bằng khoai lang mài ra trộn với sữa, rồi nướng lên. Món ăn khác xa với khoai nướng, khoai luộc ở Việt Nam nhưng mùi vị thì vẫn là mùi khoai lang quen thuộc mà thế hệ chúng tôi đã phải ăn thay cơm cả một ấu thời và thiếu thời ở quê nhà.


blankblankblank


Cái bánh pie màu vàng nâu làm từ những củ khoai lang màu vàng cam to ươm mật -ngọt khác xa với những củ khoai lang đỏ, khoai lang trắng thon dài đôi khi bị sùng ở quê nhà- nhưng cũng mang về cả một thời gian gian khó sau chiến tranh, rõ mồn một trong đầu chúng tôi như chuyện mới xảy ra hôm qua.



Đó là thời cơm thường phải độn khoai lang khô hay bắp hột, nấu bằng than củi, nếu không biết cời lửa đúng lúc, cơm sẽ "trên sống dưới khê tứ bề nhão nhẹt", gần giống cháo heo. Do vậy thay vì dùng câu ngạn ngữ "chán như cơm nếp nát", thế hệ chúng tôi đổi thành "chán như cơm độn khoai".



Thời đó, hạnh phúc tuổi thơ ở Việt Nam không phải là Xbox, là Tablet... như các em nhỏ ở Mỹ bây giờ mà hạnh phúc của chúng tôi chỉ đơn giản là có được một củ khoai lang, hay tuyệt vời hơn là khoai tím dương ngọc, ngọt bùi, không bị sùng, không bị đắng, ăn sáng thay vì phải vác cái bụng rỗng đi học, mà đầu óc cứ tơ tưởng đến mấy củ khoai lang luộc ngọt bùi.


Hồi ức tuổi thơ đó hằn sâu trong tâm tưởng nên mãi đến bây giờ, tuần nào đi chợ, chúng tôi cũng mua vài củ khoai lang, khi thì khoai đỏ, khi thì khoai trắng về để lâu lâu bỏ vô microwave một củ, tìm lại hạnh phúc tuổi thơ, dù muộn màng nhưng mang về được cả một thời mới lớn vô tư đẹp nhất đời người ở quê nhà.


Khoai tím thì chỉ tìm được ở những chợ lộ thiên mỗi thứ bảy nông dân mang lên thành phố bán những rau, trái, củ, quả họ mới hái từ nông trại ngày hôm trước. Khoai lang tím ngọt hơn, chắc hơn, gắn với một cái tên mỹ miều là "khoai dương ngọc", và buồn thay cũng gắn với đôi mắt to tròn ngơ ngác của cô bạn học ngày xưa, sáng đi học chiều đi bán khoai lang cuối thập niên 70s. Rổ hàng của bạn cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp như bạn, chỉ có mỗi một mặt hàng khoai lang, nhưng đủ màu: vàng, đỏ, trắng, tím. Cả lớp khi nào có được vài đồng tiền lẻ hiếm hoi, quý báu đều dồn hết mua khoai trước là ủng hộ bạn, sau là để trám vào cái bao tử lúc nào cũng lưng lửng của mình.


blankblankblank



Ký ức buồn bã có củ khoai lang, có hình bóng quê nhà nên chúng tôi ăn khoai lang hàng tuần chứ không phải chỉ ăn như một món tráng miệng truyền thống trong tiệc Thanksgiving vào cuối tháng 11 hàng năm.


Dù là bánh khoai lang nướng dịp lễ tạ ơn mùa thu ở Mỹ hay những củ khoai lang luộc bốc khói mang ra từ microwave vẫn mang chúng tôi về với quê nhà xa ngàn dặm nhưng luôn luôn gần gũi, thân thương trong tâm tưởng.



Nguyễn Trần Diệu Hương

Thanksgiving 2013

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76192)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76782)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73832)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73929)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72671)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72011)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75534)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74213)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74080)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75835)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69095)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73733)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69338)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66512)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65424)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76741)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!