Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10497)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày nhà giáo VN Tựa

Hôm nay 20/11/2020 là ngày nhà giáo VN.

 

Từ hồi đi học tới giờ tôi không có ngày nhà giáo.

 

Ngày này xuất hiện mấy năm gần đây tại VN. Lúc học trò gửi Email hay lên trang Facebook chúc mừng cô giáo cũ tôi mới biết.

 

Mà thật ra khi còn cắp sách đến trường, ngày nào cũng là ngày nhà giáo hết. Vì học trò nhà quê có gì để chơi đâu. Tới trường rồi vào lớp là có thầy cô, về nhà làm bài tập cũng của thầy cô. Bạn bè gặp nhau cũng nói về việc học, đi chơi cũng là nhóm bạn chung lớp. Tất tần tật đều có sự hiện diện của những ông thầy, cô giáo và những bài học, lời dạy hàng ngày.

 

Thế hệ chúng tôi nghề làm thầy không phải dễ. Trong địa phương mọi người đều quen biết nhau, ngôi trường là nơi tất cả cư dân tin tưởng gửi gắm tương lai con mình. Cho nên trong nếp sống, hành động, lời nói người dạy học phải có tư cách đạo đức phải ra dáng mô phạm để phụ huynh và học trò tôn trọng. Nếu có một chút tai tiếng gì thì phải nghỉ dạy hoặc thuyên chuyển đi nơi khác. Làm sao còn mặt mũi nhìn phụ huynh và học trò.

 

Hồi má tôi dẫn tôi tới lớp ngày đầu tiên, tôi húi cua tóc con trai, bận đồ con trai. Má nắm tay tới giao cho cô giáo Ngẫu (Con gái thầy giáo Lượm kiêm hiệu trưởng trường làng)

- Thưa cô tui giao con Chín cho cô. Cô thương cô dạy dùm. Cô cứ đánh thẳng tay nếu nó không chịu học. Tui cám ơn cô.

 

Má tôi lúc nào gửi con đi học cũng nói câu đó. Mấy anh tôi còn được cô giáo có dịp thực hiện khẻ tay, đánh đít . Còn tôi bà già chỉ nói vậy thôi, chớ má biết tui nhát hích. Chưa đánh đã sợ đòn khóc bù lu bù loa, chắc chắn tôi sẽ học ngoan, không bao giờ bị cô giáo đánh.

Mỗi khi Thầy Cô tới nhà, ba má tôi ân cần tiếp đón và rất quý hóa. Còn chúng tôi thay đồ đàng hoàng, rót nước lễ phép mời thầy, xong đứng nép một bên góc nhà chờ lịnh

 

Tôi học lớp bét (lớp năm) cô Ngẫu, lớp tư cô Duyên, lớp ba cô Ba Bột và lớp nhì thầy giáo Lượm. Tới lớp nhì là trường hết lớp. Tuy không còn học trường làng, nhưng mỗi năm vào ngày mồng một hoặc mồng hai Tết anh em chúng tôi vẫn ăn mặc chỉnh tề đem quà lễ đến chúc Tết Thầy. Má tôi thường dạy: "Trọng Thầy mới được làm Thầy, các con phải biết kính trọng thầy cô giáo. Ba má cho con ăn, nhưng thầy cô dạy con học, cho con kiến thức, hiểu biết để lập thân sau này".

 

Khi cuộc chiến đến lúc gay go, an ninh không còn đảm bảo. Những người có trình độ, làm việc văn phòng phải tiếp xúc với chủ sở người Pháp lần lượt dọn nhà lên thành phố. Gia đình thầy giáo Lượm cũng bỏ trường về Biên Hòa. Cô Ba cũng ra Long Thành ở. Tôi không còn một người thầy cô nào ở lại.

 

Tôi học hết lớp trường làng ra trường quận, hết lớp trường quận ra trường tỉnh, hết lớp trường tỉnh lên học Sài gòn. Trong suốt cuộc đời đi học chữ nghĩa rồi học làm thầy tôi không có một ngày nhà giáo. Nhưng trong lòng tôi thầy cô giáo ví như cha mẹ, luôn biết ơn, tôn kính và vâng lời.

 

Hồi nhỏ xíu đi học, gặp thầy đi gần tới là học trò đã lột nón, chuẩn bị tư thế cúi đầu lễ phép chào thầy. Lớn lên, không còn lễ mễ như vậy, nhưng lần nào gặp thầy tôi cũng nghiêm trang kính cẩn lựa lời nói năng. Bây giờ già rồi gặp lại thầy xưa tôi vẫn luôn xúc động. Tôi nắm tay thầy run run và muốn khóc. Thầy đã già, già hơn tôi là cái chắc. Con đường thầy còn lại ở thế gian này rất ngắn. Ngắn như từng hơi thở mong manh, ngắn như đôi mắt nhìn không còn rõ, ngắn như từ ngoài xe vào hội trường thầy phải dùng gậy chống hoặc xe lăn. Mỗi lần được thầy hỏi một câu là tôi lại mừng vì được tiếp xúc với thầy, thăm thầy và mừng thầy vẫn khỏe mạnh. Thầy cô đến dự họp mặt thường niên, học trò già chúng tôi xum xoe phục vụ. Mời thầy cô ngồi, hát cho thầy cô nghe, tri ân thầy cô và mang hoa đến tặng tỏ lòng biết ơn.

 

Chúng tôi, những thế hệ học sinh trước 1975 kính trọng thầy cô không phải chỉ là sợ hay thủ cựu ôm hoài những tư tưởng phong kiến của Tàu. Chúng tôi kính trọng thầy Cô vì thầy cô đã truyền dạy cho chúng tôi một nền văn hóa rất đẹp và văn minh.

Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng và giúp đỡ người già cả, người mang thai, người tàn tật và trẻ em. Tiên học lễ, hậu học văn. Gặp đám ma dừng lại, im lặng cúi đầu. Ăn nói phải lựa lời, phải suy nghĩ trước khi nói. Không được đố kỵ, phải biết khiêm nhường. Phải hiếu kính với cha mẹ, ông bà, nhường nhịn anh em. Phải có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện. Tôn trọng những người lao động vì họ tạo ra hạt cơm và vật chất cho mình thụ hưởng và rất nhiều điều khác thực tế.

 

Đương nhiên người truyền đạt những tư tưởng tốt đẹp đó phải làm gương cho chúng tôi theo. Phải có tư cách, tác phong nhà giáo. Ông thầy đi dạy phải tươm tất, lịch sự. Ăn nói rõ ràng, cử chỉ điềm đạm. Cô giáo đến lớp ngoài vẽ đẹp hiền thục nghiêm trang, kiến thức sâu rộng còn phải là người ngôn hạnh tốt đẹp. Xã hội đã tạo ra chúng tôi như thế. Thầy ra thầy, học trò ra học trò. Có phá phách, nghịch ngợm nhưng không mất dạy và thiếu văn hóa.

 

Ngày nay với đời sống nặng về vật chất, xã hội tiến bộ, những Iphone, Ipad , TV, Youtube, Facebook , instagram và rất nhiều kênh truyền hình, sân chơi mọc lên như nấm. Tất cả những sinh hoạt vui chơi giải trí xứ người đều được đem về Việt Nam áp dụng triệt để. Lộng lẫy hơn, đình đám hơn, sang chảnh hơn và tiền thưởng cao ngất ngưởng.

 

Học trò ngày nay bị ảnh hưởng của xã hội xao lãng việc học hơn. Những thói hư tật xấu dễ dàng bị tác động. Nền giáo dục dưới thời XHCN đặt nặng về chính trị coi thường giá trị đạo đức và nhân bản con người. Thầy cô dù tốt nghiệp sư phạm, nhưng dưới bầu trời rực bóng cờ đỏ, lý lịch và gốc gác quyết định sự thành công của con người. Những bài dạy, bài học ở trường không đánh giá được kiến thức học sinh. Môi trường giáo dục mất cân bằng, thiếu công bình. Đồng tiền và thân thế quyết định  mọi cơ hội tiến thân khiến vai trò nhà giáo bị ảnh hưởng rất lớn.

 

Phải nói cho công bằng một chút, cả thầy lẫn trò đều bị áp đặt trong một môi trường không đặt kiến thức và kết quả học lực thật sự làm nền tảng, thì môi trường đó bất xứng. Ngay những cuốn sách giáo khoa cho các cháu lớp một cũng đã làm cho phụ huynh bất mãn thì nhà giáo làm sao dạy cho tốt được. Tương lai đất nước đánh giá bằng nền giáo dục hiện tại, bằng thế hệ học sinh có tư cách, có trí thức và kiến thức.

 

Một ngày cho Nhà giáo quả thật là đẹp và thiêng liêng, "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", "Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"  Mong rằng những bó hoa , những món quà đem tặng thầy cô phát xuất từ những tình cảm chân thật biết ơn. Khi phụ huynh cùng con đem hoa chúc mừng thầy cô giáo là sợi dây Gia Đình và Học Đường  kết nối chặt chẽ. Phụ huynh tin tưởng tôn trọng giáo viên. Giáo viên đem hết tâm tư dạy học trò cho có kết quả. Như vậy học sinh không thể vịn vào điều gì mà không học tốt.

 

Thiết nghĩ dù trong giáo án không có giờ dạy Đạo Đức học đường hay Công Dân Giáo Dục, thầy cô cũng cố gắng dạy học sinh cách xử thế tốt đẹp, nếp sống văn minh lịch sự, đã phá những hành vi bạo lực và bè phái trong học đường.

Có như vậy Ngày Hiến Chương Nhà Giáo mới có ý nghĩa và xã hội mới tiến bộ và đi lên.

 

Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..

 

Chúc Mừng Ngày Nhà Giáo VN.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

19 Tháng Tư 2013(Xem: 91074)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77767)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74609)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77287)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86418)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70615)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 72017)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73653)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70897)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84740)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96366)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71976)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65989)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82528)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103497)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109835)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101111)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148354)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99539)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81394)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,