Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI CHÍN

31 Tháng Bảy 202011:08 CH(Xem: 8980)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI CHÍN

Nhật ký “cấm túc” tuần thứ mười chín

Nguyễn Trần Diệu Hương


blank




Thứ hai 20 tháng 7

Theo International Air Transport Association (IATA), vì di hại của COVID-19, ngành hàng không sẽ không trở lại mức độ bình thường cho đến năm 2024.

Sau khi Châu Âu thoát khỏi tình trạng là “tâm dịch” cúm Wuhan, lục địa này đang từng bước rất chậm chạp trở lại một phần của đời sống bình thường.

Mặc dù đang là mùa hè, mùa du lịch, nhưng thống kê của ngành hàng không cho thấy tháng 6 vừa qua, dù đã có người “can đảm xách vali đi chơi” khi đại dịch vẫn hoành hành, vẫn không có chỉ dấu của sự hồi phục với con số hành khách thấp kỷ lục.

Thêm vào đó, ngành hàng không quốc tế còn phải gánh thêm chi phí của “passengers’ temperature testing” ở các phi trường, ở các cổng lên, xuống máy bay, và đôi khi cả ngay trên từng máy bay. Chi phí này cuối cùng vẫn “đổ” lên hành khách, nghĩa là giá vé máy bay sẽ cao hơn.

Người đứng đầu IATA , ông Alexandre de Juniackeeu gọi chính phủ của mỗi quốc gia phải chịu chi phí cho hệ thống kiểm soát thân nhiệt của hành khách ở phi trường.

Nếu điều này xảy ra, suy cho cùng, người đóng thuế ở mỗi đất nước vẫn là người phải móc hầu bao trả cho chi phí này dù họ không, hoặc hiếm khi di chuyển bằng đường hàng không.

Đúng là “trăm dâu đổ đầu tằm”

IATA cũng lo ngại là với kỹ thuật đương thời, với di chứng của COVID-19, hầu hết mọi người có thể làm việc rất hiệu quả từ một góc nhà của mình, di chuyển đường hàng không vì lý do công việc (business travel) sẽ không bao giờ phục hồi lại được mức độ trước khi có đại dịch.

COVID-19 không chỉ để lại di chứng (không biết bao giờ mới hết) trong cơ thể của bệnh nhân mà còn để lại thảm họa suốt đời cho business class của ngành hàng không.

Thứ ba 21 tháng 7

Trong khi mỗi người dân đều có “nỗi niềm mang theo” trong thời đại dịch, những người có trách nhiệm ở các hệ thống chính quyền cấp Tiểu bang (States), Quận hạt (Counties), và Thành phố (Cities) đều bạc râu, trắng tóc nhanh hơn số tuổi của mình vì phải nghĩ cách khả thi vừa giữ an toàn cho người dân, vừa có thể từng bước phục hồi kinh tế.

Chẳng hạn ở New York, coi thường khuyến cáo của bộ phận chuyên lo về sức khỏe cộng đồng, vi phạm luật lệ thời đại dịch , 45 tiệm bán rượu của tiểu bang New York đã bị tạm thời rút lại giấy phép bán bia, rượu. Hơn 100 cơ sở thương mại khác cũng bị phạt 10 ngàn USD về chuyện làm sai quy định của thời COVID-19.

Cùng lúc, ở Thành phố Philadelphia, lệnh cấm tiệm ăn phục vụ khách trong nhà kéo dài đến ngày 1 tháng 9 năm nay. Thông báo từ Thị trưởng Thành phố cho biết khi đang ăn uống, người ta không thể mang khẩu trang, bên trong nhà hàng là một không gian kín, cơ hội Coronavirus lan qua “nạn nhân mới” gần như 100%, nên các nhà hàng chỉ được bán bằng hình thức “take out” (food to go) hay ăn ở bàn ngoài trời.

Mùa hè ở Mỹ là mùa lễ hội ngoài trời với các fairgrounds (hội chợ mùa hè, tương tự chợ phiên ở Việt Nam), các hoạt động dân gian như Garlic Festival(tương tự như “quan họ Bắc Ninh” vào dịp Tết ở Bắc Ninh). Mùa hè năm 2020, những điều bình thường như vậy đã trở nên “mộng tưởng” vì đại dịch cúm Tàu.

Thống đốc Ohio, Mike Dewine, vừa cho biết hè năm nay, các hội chợ dân gian mùa hè chỉ giới hạn trong các hoạt động phục vụ các em học sinh, và các hoạt động phát triển nông nghiệp (chẳng hạn thi thú nuôi khỏe, cây trồng sai trái giữa các nông trại).

blank


Những trò chơi truyền thống ở các lễ hội mùa hè, vòng tròn -với nhiều bóng đèn lung linh gắn dọc theo chu vi và đường kính- có những ghế ngồi cho hai người trên khắp chu vi vòng tròn, quay quanh ở trung tâm lễ hội. Mua vé ngồi lên đây, vào mùa hè gió mát trăng thanh, vào đêm rằm, vừa thấy toàn cảnh đèn đủ màu của Fairgrounds, vừa thấy trăng rằm, vừa thấy sao lấp lánh trên trời, mới cảm nhận được một phần hạnh phúc làm người… Mỹ.

Buồn thay, năm nay vì đại dịch, Ohio cấm “vòng quay hạnh phúc” này.

Còn hơn thế nữa, lễ hội phải chấm dứt vào lúc 10 giờ đêm (còn sớm hơn giới nghiêm nửa đêm của Cinderella trong huyền thoại ngày xưa).

Thứ tư 22 tháng 7

Niên khóa 2020-2021 sắp bắt đầu. Vào trung tuần tháng 8, hàng triệu sinh viên, học sinh sẽ bắt đầu niên học mới. Khác với bình thường,vì đại dịch, hình thức học tập của các em sẽ có màu sắc mới.

Với sinh viên, sẽ không có vấn đề khi học online. Vì đã vào Đại học, các em đã có riêng laptop của mình, và đã thông thạo chuyện kết nối với web của trường, hay của giáo sư từng lớp học. Nhưng chất lượng kiến thức các em tiếp thu sẽ không hoàn hảo như khi các em có thể vào lab làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy, cô; hay các em có thể làm hẹn với giáo sư trong văn phòng của họ để được hướng dẫn tường tận hơn. Nhất là đối với các em ở năm cuối, đang làm luận án tốt nghiệp.

Với các em từ lớp một đến lớp 12, có vấn đề chung là một số các em con nhà nghèo không có Internet ở nhà hoặc không có high speed Internet sẽ là cả một trở ngại không nhỏ.

Hầu hết các em bậc Tiểu học đều có thể nhờ cha mẹ giúp nếu các em không hiểu bài, mà không thể hỏi trực tiếp thầy, cô.

Nhưng các em lớp 6 trở lên, nhất là các em từ lớp 10 đến lớp 12 thì là cả một vấn đề lớn khi các em không hiểu bài vì không phải cha mẹ nào cũng có khả năng giúp các em, ngay cả các bậc cha mẹ là người bản xứ với tiếng Mỹ là tiếng nói từ thuở còn nằm nôi.

Chẳng hạn nhiều người lớn, không may, cũng không thể giúp con mình với câu hỏi đơn giản của môn Toán lớp 5 “what are three equivalent fractions of 4/12?”

Thế nên, nhiều tiểu bang, chính quyền vẫn nghiêng về phương pháp Hybrid (vừa học online, vừa học ở trường lớp; các em sẽ luân phiên nhau chỉ đến trường 2 hoặc 3 ngày mỗi tuần thay vì 5 ngày như bình thường)

Các thầy cô giáo đã chuẩn bị cho niên học mới của mùa đại dịch. Sự an toàn của học trò, và của chính mình vẫn là mối quan tâm hàng đầu vì nếu không có sức khỏe tốt thì ước mơ, hoài bão sẽ mãi mãi ở ngoài tầm tay.

Cô giáo lớp 3 Ashley Martin ở Texas, với sự giúp đỡ của chồng, đã tự chế ra một cái khung đơn giản, nhẹ nhàng giúp người dùng hand sanitizer sẽ không bị lây vi khuẩn (bất cứ loại nào) từ người khác để cô có thể dùng ở phòng học của mình khi niên khóa 2020-2021 bắt đầu.


blank


Chỉ cần cho cây thước dài hay cây viết chì riêng của mình xuyên qua hình khối tròn trên đầu của chai hand sanitizer, rồi nhấn xuống, ai cũng có chất lỏng khử trùng để rửa tay mà không cần chạm vào đầu pumper của chai.

An toàn tương đối cao cho việc chạm tay vào một điểm rất nhiều người đụng vào nhiều lần trong ngày.

Ashley post “sáng tạo nhỏ” của vợ chồng cô lên Facebook, được hưởng ứng nhiệt liệt, và thậm chí có người còn đặt mua.

“Cái khó ló cái khôn” của vợ chồng Martins đã mang đến sự an tâm cho nhiều người làm nghề “gõ đầu trẻ” khi nhà trường bắt đầu niên học mới thời COVID-19.

Và không dưng họ đã có một ”nguồn thu nhập phụ” từ việc bán “hands-free station” for sanitizer, một cái khung làm bằng ống nhựa trắng nhẹ nhàng, dễ di chuyển với giá $35.00.

Thứ năm 23 tháng 7

Ở phía Đông Bay Area , cách cây cầu treo nổi tiếng thế giới, biểu tượng của San Francisco (Golden Gate Bridge) khoảng 40 phút lái xe, Ole’s Waffle Shop là một tiệm ăn thân thuộc với dân địa phương. Là một tiệm nhỏ bán thức ăn căn bản cho cả điểm tâm, ăn trưa, và dinner, giá cả tương đối nhắm vào khách hàng trung lưu, và lao động, Ole’s Waffle Shop nổi tiếng với món bánh kẹp của Mỹ lúc nào cũng nóng giòn. Dân địa phương coi tiệm này như một “một cõi đi về” của mình.

blank



Chủ tiệm là ông bà Ken và Vickie Monize. Sau gần 30 năm làm việc đủ 7 ngày trong tuần, họ quyết định về hưu năm 2021.

Mọi chuẩn bị cho giai đoạn “hưởng thụ cuộc đời” (golden time) đã xong. Ông bà Monize mua một trang trại ở Santa Rosa (phía Bắc của California, chỉ cách Ole’s Waffle Shop một tiếng lái xe), nhìn ra một ngọn đồi trồng những cây gỗ đỏ, có cái đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Bản vẽ của “retired dreaming home” của một căn nhà rộng nằm giữa trang trại, có hồ bơi, đã được giấy phép xây cất của chính quyền địa phương, đang khởi công xây dựng.

Không may đại dịch COVID-19 tấn công nước Mỹ, tàn phá hầu hết ngành nghề, và đánh cắp giấc mơ an hưởng tuổi già ở một trang trại nằm trên triền đồi nhìn ra rừng thưa, của ông bà Monize.

Sau khi nguồn cho vay dài hạn, không có lãi, PPP (Payroll Protection Program) từ chính quyền liên bang đã cạn, không thể nhìn 41 nhân viên trung thành của mình (có người làm việc ở Ole’s Waffle Shop gần 40 năm, từ lúc cha mẹ ông Ken còn là chủ cửa hàng) sống không có thu nhập. Ông bà Monize quyết định bán trang trại và cả căn nhà về hưu như mơ ước của ông bà, để có tiền trả lương như thường lệ, giữ lại tất cả nhân viên trung thành của họ: từ đầu bếp, người rửa chén, đến người phục vụ ở cái quán ăn nhỏ ông bà đã thừa hưởng từ cha mẹ và đã cùng làm việc với nhân viên từ lúc còn trẻ đến tận bây giờ.

Lòng trung thành, tận tâm với cửa hàng của 41 nhân viên đã được đáp lại bằng sự hy sinh giấc mơ về hưu ở căn nhà nhìn xuống triền đồi của ông bà Monize. Quan hệ giữa chủ và nhân viên đặt trên tình nghĩa, và sự thủy chung; không đặt trên tiền bạc, và lợi nhuận như hầu hết các Công ty, cơ sở thương mại lớn, nhỏ ở Mỹ.

Ole’s Waffle Shop là một biểu tượng của tình tương thân, tương ái của một cộng đồng nhỏ ở Alameda, Đông Bắc của California.

Người phục vụ ở đây hòa nhã, chuyên nghiệp, biết từng ý thích của khách hàng, những người dân địa phương có mặt ở đây hàng ngày khi kinh tế bình thường. Trong tình hình đại dịch, họ vẫn ghé qua Ole’s Waffle Shop mua món bánh kẹp nướng bơ để góp phần giúp ông bà chủ hiền lành, tốt bụng, và giúp 41 nhân viên ở đây giữ được công việc của họ.

Tất cả những điều trên đã giúp cái nhà hàng nhỏ ở thành phố Alameda, đã truyền qua hai thế hệ, sống còn trong khủng hoảng kinh tế vì COVID-19.

Thứ sáu 24 tháng 7

Đầu tháng 7, một số ít nhân viên của Google trở lại văn phòng làm việc sau 150 ngày làm việc ở nhà. Cùng lúc Google ra thông báo cho phép toàn bộ nhân viên làm việc ở nhà đến cuối năm 2020. 42 văn phòng của Google ở khắp nơi trên thế giới cũng được tái mở cửa.

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa tiến triển khả quan như tất cả mọi người cùng mong ước, cuối tháng 7, CEO Sundar Pichai của Google gởi memo cho hơn 200 ngàn nhân viên toàn thời gian ở khắp thế giới, và người làm hợp động theo từng project được làm việc ở nhà đến mùa hè năm tới 2021.

Vì ảnh hưởng của đại dịch, Amazon cho phép hầu hết nhân viên làm việc ở nhà ít nhất là đến ngày 2 tháng 10 năm nay. Trong khi đó, cả Apple lẫn Facebook đều cho tất cả nhân viên “work from home” đến hết năm 2020.

Như thế, không khí sẽ trong lành hơn, bớt ô nhiễm ở Silicon Valley, miền Bắc của California, vì không còn cảnh kẹt xe, ít nhất là 6 tháng nữa. Trời trong xanh hơn, cầu mong sẽ át được màu xám của đại dịch.

Theo BS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giữ được 5 điều sau sẽ chấm dứt được tình trạng lây lan cúm Vũ Hán:

  1. Tất cả mọi người đều phải mang khẩu trang khi ra khỏi nhà.
  2. Tránh xa các đám đông.
  3. Giữ khoảng cách 2 mét (6 feet) khi giao tiếp.
  4. Giữ tay sạch sẻ với soap hay hand sanitizer.
  5. Tránh xa các quán rượu, bar. Chính phủ nên đóng cửa các nơi này ngay lập tức.

Có những điều tưởng như đơn giản như trên, nhưng đáng buồn là không phải ai cũng làm được!

Thứ bảy 25 tháng 7

Trong khi cả nước Mỹ đang bị thương tổn vì đại dịch, hơn 30 triệu người bị mất việc vì hậu quả của cúm Tàu, thành phố nhỏ Owensboro của tiểu bang Kentucky, cho đến trung tuần tháng 7, chưa có ai bị mất việc. Vì hầu hết cơ sở thương mại ở đây thuộc về các ngành nghề: y tế, sản xuất PPE (personal protective equipment) dùng cho các bệnh viện.

blank


Dù không thiệt hại về kinh tế, nhưng thành phố nhỏ với dân số chưa đến 60 ngàn, cũng đã bị COVID-19 tàn phá về sức khỏe với hơn 500 người nhiễm cúm Vũ Hán, trong số đó 53 người vẫn còn nằm bệnh viện; và 8 người đã bị Coronavirus lấy đi cả cuộc đời.

Ở một nước dân chủ, pháp trị như Hoa kỳ, mức độ khả tín các thống kê gần như tuyệt đối. Chẳng hạn quý 2 (APR-JUN) 2020, tổng sản lượng quốc gia giảm đến 33% do hậu quả của COVID-19, mức độ chi tiêu của người dân sụt giảm 34% , hoàn toàn không có chi tiêu nào dành cho du lịch. Nên không ai ngạc nhiên khi ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nhất kể từ khi cúm Tàu len lỏi vào Hoa kỳ.

Theo World Travel & Tourism Council (WTTC), Mexico là quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất khi hầu như không còn ai đi du lịch hè năm 2020 vì 15.5% tổng sản lượng của quốc gia Bắc Mỹ này là thu nhập từ ngành du lịch. Sau Mễ Tây Cơ, hai nước Châu Âu cũng phải chịu đựng di chứng của COVID-19 là Tây Ban Nha (14.3% thu nhập đến từ du lịch) và Ý với 13%.

Cũng theo WTTC, kỹ nghệ du lịch toàn thế giới đã tạo ra được 16.8 triệu công ăn việc làm. Chưa có thống kê chính thức về số người làm trong ngành du lịch bị mất việc nhưng chắc chắn đó không phải là một con số nhỏ.

Do vậy, chính phủ Pháp đã gia hạn tiền trợ cấp thất nghiệp đến cuối tháng 12 năm nay cho tất cả nhân viên làm trong ngành du lịch. Số tiền này lên đến 84% thu nhập của họ sau khi đã đóng thuế.

Chủ Nhật 26 tháng 7

Kodak (hay Eastman Kodak) là một trong vài Công ty nổi lên khi “sóng thần” COVID-19 “cuốn trôi” cả trăm ngàn cơ sở thương mại từ nhỏ đến lớn.


blank
Kodak founder: George Eastman (1854-1932)

Là một trong những công ty được thành lập từ cuối thế kỷ 19, Kodak thuộc hàng “lão làng” trong thương mại, đã trải qua cả hai đại thế chiến thế giới (1914-1918) và (1939-1945), lẫn cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ kéo dài đến 3 năm 7 tháng (1929-1933), Kodak có đầy đủ bản lĩnh để chuyển hướng sản xuất, sống còn trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mặt hàng lẫy lừng khắp thế giới làm nên tên tuổi Kodak và đem về lợi nhuận khổng lồ là phim chụp hình.

Khi digital camera phát triển, phim chụp hình bị đào thải, Kodak nhanh chóng chuyển hướng sản xuất từ sản phẩm chính là phim và máy chụp hình cổ điển, qua làm cartridge cho máy in thương mại, và sản xuất cả digital camera (được ưa chuộng trước thời kỳ Iphone). Rồi như định luật “what’s going up, will be down” , khi smartphone ra đời, digital camera nhanh chóng bị đào thải, gây khó khăn lớn cho Kodak.

Mặc dù đã phải khai phá sản năm 2011, nhưng Kodak một lần nữa lại đứng lên lần thứ hai với 5 phân xưởng: Print Systems, Enterprise Inkjet Systems, Micro 3D Printing and Packaging, Software and Solutions, and Consumer & Film.

Khi đại dịch COVID-19 hoành hành nước Mỹ từ tháng 3 năm 2020 đến nay, nguyên liệu dự trữ cho ngành y, và dược cạn kiệt nhanh chóng. Ngay cả nguyên liệu sản xuất Personal Protective Equipment (PPE) cũng phải phụ thuộc vào ngoại quốc.

Không thể chấp nhận ngành sản xuất dược và thiết bị y tế “made in China”, Chính phủ Liên bang quyết định trích $765 triệu dollars từ CARES Act (The Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security Act) cho Kodak mượn, với lãi suất nhỏ gần như zero, để sản xuất nguyên liệu, hóa chất cho ngành y và dược. Việc chuyển hướng sản xuất thành công không phải là một điều xa lạ trong quá trình hoạt động của Kodak. Trong vòng hai ngày, stock của Kodak tăng đến hơn hai ngàn phần trăm .

Với $765 triệu, Kodak mở thêm phân xưởng “Kodak Pharmaceuticals”, tạo thêm ít nhất là 1,560 công việc cho người Mỹ.

Không hổ danh là một Công ty có tiếng tăm trên thế giới với chiều dài lịch sử 132 năm, qua 17 đời CEO, không một cuộc suy thoái nào, kể cả đại dịch COVID-19, có thể quật ngã Kodak.

Từ mặt hàng và hướng sản xuất mới của Kodak, trong vòng một năm, ít nhất là cả chục ngàn công việc sẽ chuyển từ Tàu về lại Mỹ, đem lại niềm tin vững vàng cho người Mỹ về một ngày mai tươi sáng không còn bóng dáng của đại dịch.

Nguyễn Trần Diệu Hương
(Để nhớ H3/ năm 16 tuổi/ 26.7.2020)

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65696)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78467)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68761)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76195)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76788)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72681)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72022)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75555)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74226)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74102)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75851)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69100)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73747)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69347)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66523)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .