Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG TƯ KHÔNG QUÊN

28 Tháng Tư 202010:42 CH(Xem: 11104)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG TƯ KHÔNG QUÊN

NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG TƯ KHÔNG QUÊN

                                                                                    Tùy bút Huỳnh Công Ân

 

 30 thang 4 -1


45 năm đã trôi qua, nhưng những ngày cuối tháng 4 oan nghiệt đó không bao giờ phai nhòa trong tâm khảm của tôi.

 

Vừa mới cưới vợ chưa đầy một tháng, những ngày hạnh phúc đôi lứa bị bóng đen của sự mất mát lãnh thổ miền Nam bao phủ làm mờ dần đi theo từng ngày khi tin nơi này thất thủ, nơi kia di tản. Còn nhớ trước ngày đám cưới, tối 11/3/1975 sau khi đi dạy trường tư về nhà, ăn cơm xong tôi lên giường nằm đọc báo, một thói quen trước khi ngủ. Tôi giựt mình khi thấy một tin chạy tít lớn ở trang nhất: tiểu khu Ban Mê Thuột thất thủ. Tuy vậy tôi không lo lắm vì cách đó hai tháng chúng ta đã mất tỉnh Phước Long nhưng tôi nghĩ rằng rồi đây quân ta sẽ tái chiếm lại được hai tỉnh này như năm 1968 tái chiếm Huế và 1972 tái chiếm Quảng Trị. Nhưng không ngờ sau đó, chỉ không đầy nữa tháng kể từ ngày 16/3/1975 đến 29/3/1975 ta mất luôn hai quân khu 1 và 2.

 

Đám cưới của tôi cử hành vào đầu tháng 4/75 tại nhà hàng Sài Gòn, gần rạp Đại Nam đường Trần Hưng Đạo phải bắt đầu từ 5 giờ chiều để chấm dứt trước 8 giờ tối là giờ bắt đầu giới nghiêm. Dù là một ngày vui nhưng trên gương mặt của mọi người đều lộ vẻ lo lắng về một tương lai đen tối.

 

Chỉ vài ngày sau đám cưới của tôi, một buổi sáng khi tôi chuẩn bị đi dạy thì nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ phía trung tâm Sài Gòn. Tôi chạy ra lan can nhìn lên bầu trời thấy một chiếc phi cơ bay ngang không phận Sài Gòn. Không bao lâu sau đài phát thanh Sài Gòn loan tin thiếu úy Nguyễn Thành Trung thuộc sư đoàn 3 không quân ở Biên Hòa thay vì thi hành một phi vụ chiến đấu với VC lại quay về Sài Gòn dội bom dinh Độc Lập rồi bay đáp xuống Lộc Ninh, một quận của Bình Long mà quân ta đã bị mất vào tay địch từ mùa hè đỏ lửa 1972. Thì ra hắn ta là một tên nằm vùng lặn sâu trong không lực VNCH đợi ngày nay mới lộ nguyên hình.

 

Rồi những tin dữ dồn dập ập tới. Phòng tuyến Phan Rang tan vỡ ngày 17/6, hai tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang bị địch bắt. Ngày 20/4 sư đoàn 18 bộ binh rút khỏi Long Khánh sau một tuần anh dũng cầm cự với địch quân đông gấp nhiều lần. Ngày 21/4 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức sau khi đọc một bài diễn văn tố cáo đồng minh Mỹ bỏ rơi VN. Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế trong khi Sài Gòn bị VC vây tứ phía.

 

Ngày 27/4 tôi lên Biên Hoà lãnh lương. Tuy tôi đã đổi về dạy tại Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở Sài Gòn nhưng thủ tục chuyển lương chưa xong, lương tôi vẫn còn nằm ở Ty Giáo Dục Biên Hòa. Hôm đó, tôi đi xe ôm ra ga xe lửa Sài Gòn. Tôi trễ tàu nên nhảy lên xe ôm đuổi theo tàu, tới ga Hòa Hưng vẫn không kịp. Đến ga Phú Nhuận thì tàu chưa tới, tôi ghé nhà anh Nguyễn Phi Long, dạy cùng trường Ngô Quyền định rũ anh cùng đi lên Biên Hòa. Long đứng trên gác bảo tôi anh đang chuẩn bị di tản ra nước ngoài theo người anh là đại úy ở Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi cười nói với anh: “Hết chiến tranh rồi đi làm gì”. Long là người Bắc di cư nên đã có kinh nghiệm về CS, còn tôi là người miền Nam nên quá ngây thơ để sau này nếm mùi CS mất 11 năm.

 

Lãnh lương xong, tôi ra một quán nhậu gần rạp Biên Hùng gọi một chai bia và một dĩa chem chép xào tiêu. Tôi ngắm nhìn lần cuối thành phố Biên Hòa mà tôi biết sẽ rơi vào tay cộng quân nay mai.

 

Ngày 28/4 tôi có giờ dạy tại trường Saint Thomas ở đường Trương Minh Giảng. Lúc cho học sinh làm bài tập, đứng bên cửa sổ nhìn đoàn trực thăng chở người Mỹ di tản khỏi VN mà lòng phân vân lo lắng không biết cuộc đời mình sẽ ra sao. Giờ giải lao, trông thấy vẻ mặt ưu tư của các thầy, cô giáo, Cha hiệu trưởng vào phòng giáo sư trấn an mọi người: “Sắp có giải pháp, quý vị cứ yên tâm dạy học”. Nhưng liệu có giải pháp gì khi miền Bắc đang thừa thắng tiến về Sài Gòn?

 

Buổi chiều trời mưa sụt sùi như để chia sẻ nỗi đau sắp mất nước của người dân miền Nam. Trong hội trường Diên Hồng, lưỡng viện quốc hội họp để bầu đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống thay cụ Trần Văn Hương để thương thuyết với phía bên kia như sự đòi hỏi của họ trước đó. Tuy nhiên, mọi người đều nghĩ là VC sẽ không chịu thương thuyết vì họ đang trên đà thắng lợi. Trong thâm tâm tôi ước mong bên ta còn nguyên vẹn quân khu 4, mình cố thủ bên kia bờ sông Mỹ Thuận. Cùng lắm với phương tiện hải quân và không quân còn lại nếu thua trên đất liền thì mình kéo ra đảo Phú Quốc giữ một nước Việt Nam Cộng Hòa thu gọn như Trung Hoa Quốc Gia giữ được Đài Loan sau khi mất lục địa về tay Trung Cộng.

 

Trước khi giao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh, cụ Trần Văn Hương có cùng ý nghĩ như mọi người khi hỏi tướng Minh câu: “Đại tướng lấy gì bảo đảm nói chuyện được với phía bên kia”.

 

Đêm đó tôi trực trong Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng với ông giám đốc Lâm Võ Huỳnh và vài người bạn đồng nghiệp khác. Để quên đi nỗi lo lắng về thời cuộc, chúng tôi uống bia và đánh xập xám giết thì giờ nhưng không quên mở thường trực chiếc radio để theo dõi tin tức. Thỉnh thoảng những tiếng nổ lớn của các hỏa tiễn 122 ly mà VC bắn vào thủ đô kéo chúng tôi về với thực tại đau buồn.

 

Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn.

 

Cũng trong ngày 29/4 tin VC đã về gần tới Biên Hòa làm tôi nghĩ rằng Sài Gòn sẽ là bãi chiến trường đẫm máu. Lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành nhưng dân chúng nơi tôi ở ùn ùn kéo nhau ra kho Bata đường Tôn Đản, Quận 4 phá cửa hôi đồ. Tôi đứng bên kia đường nhìn quang cảnh hỗn loạn giờ thứ 25 của cuộc chiến mà đau lòng. 21 năm gầy dựng một miền Nam tự do, dân chủ và trù phú thế đó mà chỉ chưa đầy hai tháng tất cả đều đổ vỡ.

 

Một em học trò trường tư của tôi ở trong hẻm chung xóm với Bình, bạn tôi, thấy tôi ở đó nên đến cho tôi hay cả nhà của Bình kể bà nội của Bình hơn 80 tuổi đều đi máy bay sang Mỹ tối hôm qua vì hai đứa em gái làm cho hãng máy bay PanAm. Tối nhớ lại chiều ngày 27/4 khi từ Biên Hoà về, má tôi đã đưa cho tôi một mẫu giấy trong đó Bình nhắn tôi vào nhà nó có việc cần. Thì ra Bình định kêu tôi đi với gia đình nó qua Mỹ. Một lần nữa tôi đã lỡ hẹn với tương lai khi không đi gặp bạn tôi.

 

Sáng 30 tháng 4/75, tôi lấy xe lambretta chở vợ tôi đi một vòng quan sát thành phố. Chúng tôi đi tới toà đại sứ Mỹ trên đại lộ Thống Nhất thấy người ta bu đông trước chiếc cổng khép kín của cơ quan này. Người ta chen chúc nhau để được vào trong. Chúng tôi quay lại kho 5, quận 4 gặp một đám đông đang tìm cách xuống những con tàu đang đậu ở đó. Tôi không có mãy may ý định nào ra đi lúc đó. Tại đây, từ một chiếc radio của ai đó tiếng tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh binh sĩ VNCH buông súng đầu hàng quân giải phóng vang lên. Thế là hết! Miền Nam không còn nữa. Chế độ mới sẽ đối xử với những người phục vụ trong guồng máy của chế độ cũ như thế nào? 11 năm kẹt lại ở Việt Nam tôi đã có câu trả lời và bất cứ người nào trong cùng hoàn cảnh với tôi cũng có câu trả lời tương tự. Trong 11 năm đó, tôi thường tự nhủ “chỉ cần cho tôi sống một ngày như trước 30/4/75 tôi có chết cũng vui lòng”.

 

Có những thứ mình có mà mình không biết là quý giá. Đến khi mất nó rồi mình mới cảm thấy tiếc nuối không nguôi.

 

Viết xong ngày 29/4/2020
GS. Huỳnh Công Ân 

 

03 Tháng Giêng 2014(Xem: 40972)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35564)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41378)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36721)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40060)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45250)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38444)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52840)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38639)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38660)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46243)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43039)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 49081)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43471)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48826)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53477)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46567)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38802)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40965)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50704)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.