Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - ÂM NHẠC MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG TÔI

27 Tháng Tư 202012:08 SA(Xem: 10404)
Phan Phú Hiệp - ÂM NHẠC MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG TÔI

Tôi từng có một thời niên thiếu như thế (2)

(Giai đoạn 1959- 4/1975)

Âm nhạc miền nam VN trong tôi

Phan Phú Hiệp Ngô Quyền khóa 15, 1970-1977

 

Thời niên thiếu của tôi được hạnh phúc sống gần 16 năm trong thể chế VNCH văn minh & nhân bản. Tôi đã từng có được một nước Việt Nam như thế, là " Hòn ngọc của viễn đông " mà các nước lân bang luôn ngưỡng mộ, và mơ ước để trở thành người dân ở đó. Như cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng ước ao vào những thập niên 60s.

Thật vậy, chính thể VNCH là biểu tượng cho một nền văn minh và văn hóa rực rỡ.

Một trong những điểm son đó là âm nhạc miền nam.

Ngày xưa, thời niên thiếu tôi từng biết đến những nhạc sĩ tài hoa đã sáng tác những bản nhạc bất hủ nghe hoài, nghe mãi mà vẫn thấy hay. Trong ký ức của tôi, những bài hát nào thời ấy cũng tuyệt vời và có sức gợi nhớ bao kỷ niệm êm đềm của thời niên thiếu. Những tác phẩm âm nhạc thời ấy là một vườn hoa đầy hương sắc với vô số bản nhạc đủ thể loại được phát hành, trong số đó có hàng trăm tác phẩm là ca khúc vượt thời gian vẫn toả sáng đến tận ngày nay, và có lẽ, sẽ tồn tại mãi trong một tương lai bất tận. Đa số nhạc miền nam thời ấy đều chan chứa tình người, tình yêu quê hương đất nước và khát vọng hòa bình chứ không hề sắt máu và chất chứa hận thù.

Kho tàng âm nhạc vô giá và đồ sộ ấy không bao giờ có thể diễn tả hết được.

Do vậy, tôi chỉ hoài niệm lại một số rất ít bản nhạc đã đến với tôi lúc còn niên thiếu và còn mãi đọng lại trong tâm khảm của tôi đến tận ngày nay.

... Vào những năm 1966-1967, hàng ngày trên đường đi học từ nhà đến trường tiểu học Nguyễn Du (Biên Hòa), tôi vẫn thường nghe văng vẳng bên tai từ loa phóng thanh công cộng của Ty Thông Tin: 

"Trời hôm nay thanh thanh, gió đưa cành mơn man tà áo. Làn mây xanh vây quanh ánh vừng hồng chiếu xuống niềm tin ...♪.” (Ngày hạnh phúc -Lam Phương)

Giai điệu nhẹ nhàng và ca từ mượt mà của bài hát đã in sâu vào ký ức tuổi thơ của tôi về một xã hội thanh bình nhân ái, đầy ắp tình yêu thương và lạc quan về tương lai tươi sáng của dân tộc.

Ở bậc tiểu học, trong giờ sinh hoạt học đường, thầy cô dạy những bài hát nhắc nhở chúng tôi ý thức trách nhiệm của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường:

"Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao ♪ ". (Học sinh hành khúc -- Lê Thương).

image001

Trong giờ học thể dục, có bài hát khuyến khích học sinh hăng say rèn luyện thể chất như:

"Khỏe vì nước kiến thiết Quốc Gia. Đoàn thanh niên ta góp tài ba. …♪ " (Khỏe vì nước—Hùng Lân).

Chúng tôi cũng được học hát những bài hát hồn nhiên trong sáng dễ thương của tuổi thơ: bài dân ca Trống cơm, Thằng Cuội (Lê Thương), hoặc bài hát nổi tiếng nhân dịp Tết Trung Thu:

" Tết Trung Thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường...♪ " (Rước đèn tháng tám - Văn Thanh).

Có những bài hát vun đắp cho học sinh lòng yêu nước thương nòi, phải có ý thức bảo vệ giang sơn: "Cái nhà là nhà của ta. Công khó ông cha lập ra. Cháu con phải gìn giữ lấy. Muôn năm với nước non nhà .... ♪ “(Nhà của ta).

Ở bậc trung học, trong sinh hoạt cuối giờ vào những năm lớp 7, lớp 8, các giáo sư dạy nhạc thường cho chúng tôi hát đồng ca bài Việt Nam - Việt Nam. Cả lớp chúng tôi, vừa vỗ tay vừa hát say sưa, từng lời ca của bài hát như thấm đẫm vào bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ chúng tôi. Do vậy, dù thời gian qua nhanh thời cuộc đổi thay, nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn là những câu hát văng vẳnog bên tai:

"Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời. Việt Nam hai câu nói bên vành nôi. Việt Nam nước tôi.

…. Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem về muôn nơi. Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người ♪ “(Việt Nam - Việt Nam - Phạm Duy)


Có bài hát đã khơi dậy cho chúng tôi lòng yêu nước mạnh mẽ khi đứng trước hiểm họa xâm lăng của giặc thù:

Vào tháng 1/1974, Tàu cộng hung hăng xua quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hải quân VNCH đã chiến đấu oanh liệt trước sự tấn công hung hãn của kẻ thù, để rồi cuối cùng vì sức cô thế yếu, HS đã mất vào tay giặc. Không khí sôi sục căm thù bọn bành trướng Trung cộng đã lan tỏa vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.

Lúc ấy, chúng tôi là những nam sinh lớp 9 của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.

Lòng yêu nước thiết tha thấm nhuần trong ý thức của chúng tôi - vốn đã được trui rèn qua việc học hành dưới nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng của VNCH - đã trỗi dậy mạnh mẽ và trào dâng một cách tự phát: Vào một ngày học gần tết Giáp Dần sau sự kiện mất Hoàng Sa, trong lúc tạm nghĩ tại chỗ để chờ đợi giáo sư cho giờ học kế tiếp, một bạn trong lớp bất ngờ xướng lên một đoạn trong bài Hội Nghị Diên Hồng: 

"Toàn dân nghe chăng? Sơn Hà nguy biến. Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến? Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân.  Hỡi đâu tứ dân?

“Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến ??"

Cả lớp  đồng thanh dõng dạc hô to “Quyết Chiến". Rồi đồng ca tiếp:

Quyết chiến luôn, Cứu nước nhà, nối chí dân hùng anh.

Một bạn hỏi tiếp:"Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh"

Cả lớp hưởng ứng "Hy sinh”. Rồi cùng đồng ca đến hết đoạn cuối, vang dội cả hành lang & dãy lớp lân cận. Hào khí "Sát Thát " dâng lên ngút trời. Lòng yêu nước nồng nàn đã khơi dậy trong chúng tôi một tâm trạng háo hức noi gương tiền nhân, muốn làm một việc gì đó cho quê hương đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, dù cho tuổi đời còn rất trẻ 14-15.

image003

Lòng yêu nước thời chúng tôi không những có từ các bài hát ở học đường mà còn qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi! Tiếng ru muôn đời ♪" (Tình ca—Phạm Duy).

Âm nhạc miền nam cũng đã đề cao chữ hiếu trong truyền thống đạo đức xã hội Việt Nam: đó là lòng biết ơn công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành: "Uống nước nhớ nguồn. Làm con phải hiếu. Ai ơi hãy nhớ năm xưa. Những ngày còn thơ. Công ai nuôi dưỡng...♪ " (Ơn nghĩa sinh thành - Dương thiệu Tước).

Hoặc luôn nhớ về sự hy sinh vô bờ bến, mênh mông như biển cả của mẹ hiền, để khi nghe lại, trong lòng cảm thấy bùi ngùi với cảm xúc dâng trào khi nhớ về mẹ:" Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào.♪."   (Lòng Mẹ - Y Vân).

Xuân về tết đến, trong không khí tươi vui, rộn ràng đón năm mới, bài hát Ly Rượu Mừng - Phạm Đình Chương, lại vang lên khắp nơi gửi lời chúc đến với mọi giai tầng trong xã hội có cuộc sống tươi đẹp nhiều hứa hẹn trong năm mới:

"Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi. Người thương gia lợi tức. Người công nhân ấm no. Thoát ly đời gian lao nghèo khó ..♪ .."

Và năm mới với niềm mong ước lớn nhất là đất nước được hòa bình, gia đình sum họp:

"Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày ấy quê hương yên vui. Ngày máu xương thôi tuôn rơi. đợi anh về trong chén tình đầy vơi...♪ "

Quả thật tính nhân bản của bài hát đã làm rung động trái tim của bao thế hệ người VN mỗi khi xuân về, cho nên có thể nói đây là bài Nhạc Xuân kinh điển và tiêu biểu của người miền nam VN thời ấy.

image005

Nhưng những ngày xuân yên bình ở hậu phương rộn rã niềm vui, có những bài hát giúp chúng tôi không quên về những anh chiến sĩ ngoài tiền đồn xa xôi: "Ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm. Có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm.♪. " (Ngày đầu một năm-  Anh Chương). Và ở nơi xa xăm heo hút ấy, người con chiến sĩ day dứt nhớ về mẹ già và tha thiết gửi lời nhắn:"Con biết bây giờ mẹ chờ em trông. nhưng nếu con về bạn bè thương mong. ...♪ " (Xuân này con không về - Trịnh Lâm Ngân). Đi giữa bom đạn của chiến tranh, người lính VNCH vẫn lạc quan yêu đời, không quên gửi lời chúc Xuân đến mọi người và người yêu nơi hậu phương: "Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình, ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình. Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh.♪."  (Đầu xuân lính chúc - Hoài Linh & Tấn An).

Trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, dòng nhạc của Trần Thiên Thanh đã cho tôi biết yêu thương, kính trọng, ngưỡng mộ người lính VNCH về tư cách, phẩm giá, lý tưởng của các anh với những ca khúc bất hủ: Biển Mặn, Rừng lá Thấp, Thư của lính, Tâm sự người lính trẻ, Người ở lại Charlie ...

Dù trong khói lửa chiến tranh, tôi cũng từng được nghe những bài hát thể hiện khát vọng hòa bình, mơ ước một cuộc đời tốt đẹp khi chiến tranh kết thúc: "Mai đây Hòa Bình. Ta về ngắm lại dòng sông xưạ. Đồng hoang xơ xác hai bên. Sẽ mai này thơm mùi lúa chín. ♪ " (Hòa bình ơi, Việt Nam ơi - Trầm tử Thiêng)

Ở vào tuổi mới lớn trong thời kỳ chiến tranh, dòng nhạc ban Phượng Hoàng đã đem đến cho chúng tôi luồng sinh khí mới, lạc quan tin yêu vào cuộc sống với lòng bao dung nhân ái:

"Tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy tình yêu ban đầụ.♪." (Tôi Muốn - Lê Hựu Hà)

Và nhắc nhở tuổi trẻ chúng tôi luôn lạc quan, vững vàng bước qua mọi thử thách của cuộc đời: "Cười lên đi em ơi. Dù nước mắt rớt trên vành môi. Hãy ngước mặt nhìn đời. Nhìn tha nhân ta buông tiếng cười. ♪." (Hãy ngước mặt nhìn đời - Lê Hựu Hà).

Có người nói: "Âm nhạc là những gì lắng đọng còn lại sau khi người ta đã quên hết mọi thứ."

Thật vậy, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cuộc sống vô thường vật đổi sao dời, tôi đã quên đi nhiều thứ, nhưng không thể nào quên được những bài hát mượt mà, êm ả, nhân ái của miền nam VN. Những tác phẩm âm nhạc miền nam ngày ấy vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa hai phạm trù đối nghịch: văn minh và man rợ, giữa lòng nhân ái bao dung và bạo tàn sắt máu, giữa yêu thương và thù hận. Tính nhân bản của nền âm nhạc ấy ngày nay đã kết nối tâm hồn của những người dân ở cả hai miền Nam Bắc vốn khác biệt ý thức hệ và sẽ còn tồn tại mãi theo thời gian.

Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng được âm nhạc miền nam gieo vào trong dòng máu và nhịp đập trái tim mình đầy tràn những tình cảm yêu thương, để có được “Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai. ♪ “không thể nào quên của tôi.

San Jose - Mùa đại dịch Covid-19 - April 2020
Phan Phú Hiệp

 

 

 

 

20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 39647)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 44957)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38160)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52573)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38388)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38478)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46099)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 42887)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48926)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43270)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48631)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53191)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46362)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38578)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40655)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50543)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41390)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53797)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55543)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39597)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.