Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

LPQ - SÂN GA XƯA

28 Tháng Chín 20198:13 CH(Xem: 11331)
  • Tác giả :
LPQ - SÂN GA XƯA

SÂN GA XƯA


san-ga

1.
Đã gần bốn mươi năm hắn mới bước vào thăm lại ga xưa.

Một buổi tối cuối tuần sân ga thưa vắng bóng người. Đi quanh một vòng sân ga cố tìm lại một chút gì còn vương trong ký ức, nhưng hắn chỉ nhìn ra duy nhất còn sót lại là mảng tường nhỏ quét vôi màu vàng ve phía ngoài căn phòng của trưởng ga ngày xưa giờ vẫn còn như cũ.

Bước vào một quán cà phê cóc bên cạnh nhà ga khi cơn mưa hạ bất chợt đổ xuống, hắn đăm chiêu ngồi nhớ lại bao kỷ niệm lãng mạn của tuổi học trò...
   
“... Bỏ mặc mưa về, bỏ chiều phai.
         Bỏ mặc hư vô, bỏ ngậm ngùi...”.

Biên Hòa ngày xưa là một tỉnh lỵ nhỏ nằm cạnh Sài Gòn có tuyến đường sắt chạy qua trung tâm. Ga xe lửa Biên Hòa mặc dù qui mô nhỏ chỉ là trạm dừng, đi của các chuyến tàu chợ nhưng lại nằm ngay trung tâm, vả lại thời chiến tranh có sân bay quân sự Biên Hòa rất lớn, lính “ta” lính “tây” rất đông, việc vận chuyển hành khách và hàng hóa mua bán qua ga rất nhộn nhịp nên không ai gọi là ga xép mà gọi là ga nhỏ Biên Hoà. Nhưng với người dân trong tỉnh nhỏ nầy lại thường hay gọi gần gũi hơn là ga Biên Hùng, vì ngay đường ngắn dẫn vào nhà ga có rạp hát chính của tỉnh lỵ tên là rạp hát Biên Hùng.

Ngày đó giữa thập niên 60-70 mỗi lần cúp cua nghỉ học, hắn cùng mấy thằng bạn thường chui qua cái lỗ chó phía sau trường trung học Ngô Quyền rồi đi bộ dọc dài theo đường ray xe lửa, băng qua phía ngoài nhà ga xuống đình Lân Thị để tắm rạch và câu cá. Ga xe lửa vô tình trở thành điểm hẹn của những cậu học trò mơ mộng đầy tinh nghịch.

Khi vào đại học, hàng ngày hắn xuống Sài Gòn bằng xe lửa, sáng tinh mơ đi và tối về. Khoảnh khắc nhớ nhất là mỗi khi tàu rúc còi để qua cầu Gành là hắn vội rời băng ghế gỗ để ra đứng ở đầu nối giữa hai toa tàu. Vừa nhìn thân tàu lắc lư vừa hít lấy hít để làn gió mát lạnh từ sông Đồng Nai len qua các vòm cầu sắt thổi tạt vào mặt và hắn thường hay nhắm mắt lại tưởng tượng gương mặt cô bé học trò trường trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức quen nhau trên tàu rồi cười một mình ên.

Một buổi chiều tối mùa Noel cuối năm 73, trên chuyến tàu muộn khởi hành từ ga Sai Gòn về Biên Hoà, mọi khi đi tàu hắn thường lên toa đầu rồi đi dọc dần xuống các toa sau để tìm người quen, chợt nhìn thấy một cô nữ sinh tóc thắt bím mặc đồng phục huy hiệu trường ngồi một mình tì tay trên thành ghế nhìn ra ngoài ô cửa. Bước chân dừng lại, hắn đến ngồi cạnh bên và làm quen.
- Em học trường Kiểu Mẫu hả?
- Dạ!
- Sao hôm nay em đi từ Sài Gòn về?
- Dạ em theo bạn đi xuống Sài Gòn để lựa mua quà tặng Noel.
- Hèn chi anh thấy tàu tối mà còn học trò về trễ...

Sau vài ba câu chuyện có lẽ thấy anh sinh viên nói chuyện cũng hài hước có duyên nên cô bé vui vẻ bắt chuyện và cười tủm tỉm hoài, trước khi tàu dừng lại sân ga hắn cũng vừa kịp viết vào tấm thiệp Noel có hình cái chuông vàng cột nơ đỏ với dòng chữ “Tặng nhỏ, chuyến tàu làm quen. Giáng sinh 73”.

Hắn và cô bé đang học lớp đệ tam (lớp 10) quen nhau như vậy. Và sau đó hắn trở thành thầy dạy kèm tại nhà cho cô bé là con gái của một vị Trung tá VNCH, mẹ và hai em trai của cô bé đều xem hắn như người trong gia đình, chỉ có ngài Trung tá thỉnh thoảng về thăm nhà vẫn giữ khoảng cách và gọi hắn bằng anh chứ không kêu tên hắn như người mẹ. Có những buổi hắn từ SG về sớm, xuống ga Thủ Đức ngồi hàng giờ trong sân ga chờ đón cô bé tan học ra rồi cả hai lên xe lửa về nhà. Ăn cơm tối chung với gia đình, đôi khi mẹ của cô bé hay nhẹ nhàng nhắc lại câu nói: “Mẹ mong tụi bây luôn bên nhau như vầy”. Sau những buổi dạy, ra ngồi ngoài phòng khách nơi bày biện đầy các kỷ vật binh nghiệp của Trung tá, hắn thường đàn và hát chung với cô bé các bài nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt cô bé rất thích nghe hắn vừa đàn vừa hát bài “Đại Bác Ru Đêm”. Trước nhà có hai cây sứ, buổi tối trước khi hắn ra về cô bé thường hay ngắt một bông hoa sứ trắng cài vào ghi đông xe đạp của hắn và luôn mĩm cười “anh thầy về ngủ ngon!”. Hắn đạp xe từ nhà cô bé gần hãng Dầu leo dốc Kỷ Niệm về đến nhà còn mang theo mùi hoa sứ thơm vào giấc ngủ muộn.

2.
Biến cố tháng 4/75, các trường học tạm đóng cửa, riêng trường trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức thì đóng cửa hẳn, cô bé đang học dang dở lớp 12 cũng nghỉ học luôn. Hắn vẫn lui tới nhà của cô bé thăm gia đình, ở nhà chỉ còn bốn mẹ con và vú Sáu, những buổi tối không khí lặng buồn nhất là mỗi khi hắn nhìn thấy người mẹ ngồi nơi phòng khách cũ nhìn các con và nhớ đến chồng đang đi cải tạo ở xa mà nước mắt lăn dài. Cuộc sống ngày càng khó khăn, cũng như bao gia đình quân nhân chế độ cũ, gia đình cô bé cũng bán dần tư trang, đồ đạc trong nhà để sống, bữa cơm hàng ngày độn khoai và thịt cá vơi dần, vơi dần.

Một buổi chiều cuối năm 78 khi chiến sự với Kampuchia xảy ra, hắn từ SG đạp xe về tới nhà dự định tối sẽ đến thăm gia đình cô bé, thì anh hắn đưa một lá thư và nói “con TT có đến nhà gửi mày lá thư nầy”. Trong thư chỉ viết ngắn gọn vài dòng nói là bốn mẹ con không sống nổi ở thành phố, bán nhà dọn về quê và sẽ đi thật xa, “vĩnh biệt anh thầy”, và hắn không còn biết tin tức gì về cô bé học trò nữa.
Từ đó, hắn không còn thiết tha vào ga đi xe lửa, hay nói đúng hơn là hắn sợ cái cảm giác mỗi khi đi giữa các toa tàu, quay quắc nhớ nụ cười cô bé và cảnh người lên xuống tiễn đưa. Mỗi khi từ Sài Gòn về nhà Biên Hoà hắn vẫn đạp xe dọc theo đường tàu, từ Bình Triệu qua Thủ Đức rồi qua cầu Gành về ngang ngôi nhà cũ của cô bé. Nỗi nhớ về những kỷ niệm đẹp của gia đình cô bé dành cho hắn, nhất là cảm giác rung động khó tả những lúc hai đứa ngồi đàn hát bên nhau hay chở nhau đi dạo vòng phố, qua vòng xoay nhà thờ rồi vào chợ ăn cháo đêm, vừa chở vừa cùng hát đưa nhè nhẹ:

...”môi nào có còn thơm, cho ta phơi cuộc tình
   tóc nào có còn xanh, cho ta chút hồn nhiên...” 

Hắn ra trường đi dạy học rồi lập gia đình, lăn xả làm thêm đủ nghề để mưu sinh, bao nhiêu kỷ niệm xưa theo năm tháng cũng dần phôi pha. Bẵng đi ba mươi tám năm sau, trên trang facebook của hắn bỗng hiện ra dòng tin nhắn “chào thầy, em là học trò xưa, thầy còn nhớ em không? em là TT đây!”. Tưởng rằng đã quên, bao hình ảnh ngày xưa lại ùa về...

Cô bé của hắn giờ đang sống tại Mỹ hạnh phúc cùng với gia đình, đã có con và cháu ngoại. Thì ra lúc gia đình dọn nhà về quê là tìm đường vượt biên và may mắn được tàu vớt rồi sang Mỹ định cư, ngài Trung tá sau khi học tập cải tạo về cũng theo diện H.O sang Mỹ đoàn tụ với gia đình.

Cách nay hai năm, TT lần đầu tiên về lại Việt Nam họp lớp cùng bạn bè trường cũ sau nhiều năm xa quê hương, TT gặp lại hắn và có đưa cho hắn xem lại tấm card Giáng sinh xưa mà TT đã giữ kỹ cho tới ngày này, và đó cũng là lần cuối cùng TT và hắn gặp lại nhau. Vì sau đó về lại Mỹ, một năm sau TT đột ngột qua đời vì bạo bịnh.

3.
Cơn mưa cũng vừa tạnh, hắn rời quán cà phê cóc bên sân ga ra về. Hôm nay hắn nhớ cũng đúng tròn một năm ngày mất của TT “cô bé học trò xưa”. Hắn về Biên Hòa thăm lại sân ga Biên Hùng, để nhớ lại những chuyến tàu trong ký ức đã gắn liền mối duyên tình học trò ngây thơ của hắn với TT.

Đâu đó hắn chợt nghe bài hát phát ra bên đường trên lối ra từ nhà ga xưa:
... ”Em đi bỏ lại con đường
   Bờ xa cỏ dại, vô thường nhớ em...” 


LPQ
(Mùa mưa 2018)
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 22700)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 23255)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 20478)
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 23337)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 30217)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 26144)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THỨC GIẤC - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả trình tấu
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 15722)
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 37012)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30989)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 30064)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 19196)
Mùa trôi. Mùa vẫn trôi. Chớp mắt đã vụt qua, ta giơ tay nhanh mấy cũng không níu kịp. Ký ức xưa sao ta thấy ngày như càng dầy lên theo tuổi tác, cho thương nhớ vin theo mùa mà tìm về, ta biết làm sao từ chối?
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 29583)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 18883)
Không, tôi ước gì năm nào cũng có bóng đá World Cup thì vợ chồng mình sẽ thôi khắc khẩu, sẽ hạnh phúc triền miên… Chị Bông cũng mỉm cười nhìn chồng. Anh nói đúng như trong lòng chị đang nghĩ.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 18313)
Một ngày bạn bè gặp gỡ trong tình thân. Bạn bè thân mến tôi ơi, còn cơ hội, còn sức khỏe, thì hãy đến với nhau. Một ngày vui rồi cũng qua mau....
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 29929)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 24117)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 22484)
Tựa đề: ĐẸP MÃI NHỮNG THIÊN THU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Trình bày: Tác giả. Bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 30682)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 16976)
Và cháu ơi! Tất cả những sự việc tốt đẹp đều bắt đầu từ những cái bình thường nhất.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 26333)
Không niềm vui nào tả hết, sau hơn 40 năm, học trò gặp lại người thầy kính yêu. Học trò nhìn đôi chân thầy, vẫn đôi dép lê, chiếc áo pull giản dị. Tôi vui quá, thật sự một ngày vui, khi gặp lại các anh chị. Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.