Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - ÂU CHÂU DU KÝ (I)

27 Tháng Chín 201911:03 CH(Xem: 11933)
GS. Huỳnh Công Ân - ÂU CHÂU DU KÝ (I)

Mt Chuyến Âu Du
GS. Huỳnh công Ân

 

Ngày 24-25/8: Mestre, thành phố của Ý, điểm đến đầu tiên.

Năm 2012, tôi và bà xã làm chuyến Âu du thứ nhứt qua ba nước Pháp, Tây Ban Nha và Ý bằng đường bộ và du thuyền trên Địa Trung Hải. Năm nay chúng tôi định đi viếng nhiều nước Âu Châu hơn bằng đường bộ.

Con gái tôi đưa chúng tôi ra phi trường Trudeau. Rủi thay, nhiều ngõ ra xa lộ 20 west đi phi trường bị đóng nên hơn một giờ rưỡi chúng tôi mới đến được phi trường. Vì lo làm thủ tục check-in để khỏi trễ chuyến bay nên chúng tôi không kịp ăn tối. Khi lên được máy bay rồi thì bụng tôi đói cồn cào, bà xã tôi cũng than đói. Máy bay cất cánh lúc 8:30 tối. Không thể chờ đến khi tiếp viên đẩy xe thức ăn đến, tôi xin nước sôi đổ vào hai tô mì gói mang theo để chúng tôi lót dạ.

Trạm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là thành phố Mestre của Ý. Chúng tôi đến phi trường Marco Polo lúc 10:10 phút sáng 25-8. Vợ tôi đau chân không đi lâu được nên tôi nhờ nhân viên phi trường đẩy nàng đi. Chúng tôi lấy xe bus về khách sạn ao Venezia Mestre 2. Khách sạn này rất đông du khách và dù phòng nhỏ nhưng mới và sạch sẽ. Tôi đặt phòng ở Mestre trước trên mạng thay vì ở Venise. Từ đây sang đảo Venise bằng xe bus hay xe lửa chỉ mất vài phút và tốn vài đồng Euro thôi. Ở ngay Venise thì giá khách sạn mắc hơn và phải share phòng tắm với người khác!

Nghỉ mệt một lát, chúng tôi đi tìm một tiệm Mc Donalid gần đó ăn tạm bữa trưa rồi về khách sạn nghỉ trưa.

Tôi lên mạng tìm địa chỉ một Oulet để đưa bà xã đi mua sắm. Chúng tôi ra bến xe bus ATVO gần khách sạn để đi đến Noventa Oulet cách khách sạn tôi ở hơn 30 km. Chuyến đi xa này đem lại thất vọng cho chúng tôi vì hàng hoá ở đây mắc gấp mấy lần ở Mỹ hay ở Canada. Chúng tôi quay về khách sạn và lần đầu tiên chúng tôi đi Oulet mà không mua gì cả.

Trên đường đi bộ từ bến xe bus về khách sạn chúng tôi ghé một tiệm ăn pizza đầu đường rất đông khách, chúng tôi gọi một cái pizza all dressed và một dĩa spagetti đồ biển. Thật bất ngờ thức ăn ở đây thật tuyệt vời: hai món pizza và spagetti mà ở Canada tôi chỉ miễn cưỡng ăn khi không có gì khác để ăn thì ở đây, tại Ý, hai món ăn truyền thống ấy đã không làm hổ danh người Ý.


image001


Ngày 26/8: Venise: thành ph
ố trên mặt nước và trận đồ đồ bát quái

Buổi sáng, chúng tôi xuống ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn. Đoạn tôi mua vé xe bus đi Venise. Xuống trạm xe bus, tôi tìm mua vé tàu hop on, hop off để thăm thành phố Venise.

Chúng tôi xuống tàu trước nhà hàng gà rán KFC. Trên tàu nhìn ra mặt biển tôi thấy vô số tàu thuyền qua lại. Cảnh tượng thật ngoạn mục

Đến trạm thứ tư là San Marco, chúng tôi xuống tàu và dự định đi thăm thành phố Venise với hệ thống kinh rạch, đường hẻm và cầu phức tạp nhứt thế giới. Những con hẻm nhỏ như những con hẻm ở Sài Gòn nhưng lát gạch sạch sẽ, hai bên là đủ loại cửa tiệm và nhà hàng nhỏ xíu. Chúng tôi như lạc vào một trận đồ bát quái không lối ra. Cuối cùng, chúng tôi không biết đường về lại chỗ xuống tàu lúc nãy để tiếp tục đi vòng quanh đảo nữa, đành hỏi đường ra ga xe lửa để về lại Mestre. Chúng tôi cũng đành bỏ thú vui xuống đò chèo đi trên kinh len lõi qua khu nhà và gầm cầu vì giá quá mắc: 80 euro một chuyến.

Có điều phải công nhận Venise là một điểm du lịch có lượng du khách đủ mọi quốc tịch và đông đảo nhứt nhì thế giới. Dù sao chúng tôi cũng hài lòng mình đã từng đến nơi nổi tiếng trên thế giới này.


image003

Ngày 27/8: Trên đường từ Ý tới Áo, ánh sáng ở cuối đường hầm.

Buổi sáng cuối ở Ý, chúng tôi trả phòng, mua hai cái sandwitch ở quầy ăn uống của khách sạn để dành lên xe bus ăn. Chỗ chờ xe bus ở bên ngoài của ga xe lửa. Chúng tôi vào trong ga ăn sáng. Các món ăn tên Ý nên chúng tôi không biết làm sao order, may gặp một em gái bán hàng gốc người Việt giúp chúng tôi bằng cách viết tên các món vào một mảnh giấy . Dù sinh đẻ ở Ý nhưng em đó nghe và hiểu tiếng Việt tuy giọng nói nghe lơ lớ.

Đường đi từ Ý qua Áo quang cảnh núi non thật hùng vĩ. Nhiều chỗ, có những thành phố, nhà thờ, lâu đài nằm trên sườn núi hay dưới thung lũng. Đặc biệt suốt cuộc hành trình, xe bus chun qua mấy chục đường hầm dài có, ngắn có xuyên qua núi. Qua quá nhiều đường hầm tuy không tối lắm nhưng tôi vẫn mong mau ra khỏi hầm nên mỗi khi trông thấy ”ánh sáng ở cuối dường hầm” thì lòng thấy vui hơn.

Sau hơn 7 giờ xe, chúng tôi xuống tại thành phố’ Linz thuộc Áo, điểm hẹn với vơi chồng Trần Tuấn Kiệt. Kiệt lái xe chở chúng tôi đi Vienne.

Kiệt đã thuê sẵn một căn hộ hai phòng ngủ có cả nhà bếp. Nghỉ ngơi một lát, chúng tôi đi đến tháp Donauturm, ăn tối và ngắm thủ đô đất nước của Straus và Mozart từ trên cao.

Ngày 28/8: Vienne, thành phố cỗ kính bên dòng sông Danube

Sáng đậy, ở nhà trọ, Xuân, vợ của Kiệt đã chuẩn bị bữa ăn sáng gồm cháo trứng muối, pâté chaud và café.

Chúng tôi trả phòng và Kiệt chở chúng tôi đi một vòng thành phố. Kiến trúc ở đây mang dấu ấn thời trung cổ và thời phục hưng nên rất đẹp mắt. Chúng tôi chụp ảnh toà thị chính, công viên trung ương, nhà thờ, lâu đài cỗ...

Buổi trưa chúng tôi ghé ăn một tiệm Tàu ở trung tâm thành phố rồi lên đường về nhà Kiệt ở Munich, Đức.

Đến nhà, Xuân làm cho mọi người một dĩa cơm tấm sườn chả ăn rất ngon miệng, Mấy ngày trước ăn đồ Tây hoài, ngán tới cổ. Ngày hôm nay mới được ăn đồ Tàu và đồ Việt!

image007

(còn tiếp)

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65696)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78468)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68761)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76196)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76788)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72682)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75557)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74227)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74102)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75851)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69100)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73749)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69348)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66524)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .