Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - NGÔ QUYỀN NGÀY THÁNG 7

25 Tháng Bảy 20194:47 CH(Xem: 13257)
Nguyễn Anh Tuấn - NGÔ QUYỀN NGÀY THÁNG 7
NGÔ QUYỀN NGÀY THÁNG 7 

1aIMG_7073-X3

 

Nhìn màu áo trắng nhớ thương,
Ngày xưa thân ái vẫn thường khó quên?
(Thái Hưng Phạm Gia Hưng)

 

 

Một tuần đi qua từ ngày họp mặt Ngô Quyền, một tuần mà kỷ niệm hình như xa dần... 

 

Gặp lại thầy cô, vài bạn bè cũ, trong lòng có những rộn ràng. Thầy cô dù tuổi đã cao, nhưng không ngại đường xa về thung lũng hoa vàng, đó là một điều khích lệ và nói lên tình thầy cô dành cho đám học trò năm xưa. 

Bên cạnh những tình cảm đó, sao trong lòng vẫn thấy thiếu một cái gì như xa vắng, thì mới chợt hiểu rằng những người bạn cùng lớp năm xưa không về được "Bạn gần chưa tới, bạn xa không về".  Lại một lần nữa, các bạn cũ lớp 1A2 1968, Đỗ Cao Thông (Pháp), Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ), Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức), Trần Thị Kim Ngân (Canada), Lâm Thị Mỹ Yến (Úc), Trương Thị Liên (Úc), Lê Đỗ Thụy Châu (Úc), lại vắng bóng.

Cứ mỗi năm vào đầu tháng 7, tuần lễ Ngày Độc Lập nước Mỹ (July 4th) là tôi lại mong chờ các hình bóng cũ. Tôi cũng được biết Thông và gia đình đã mua vé, nhưng vì bịnh đến quá bất ngờ, đành phải bỏ chuyến đi. Trong một email chúc Thông sớm lành bịnh tôi có kèm theo một bài viết năm xưa. Khi được email trả lời của Thông, lòng tôi thật bồi hồi, vì chỉ có tình bạn chân thật của ngày xưa và những lo lắng cho nhau khi tuổi về chiều mới viết được những câu văn thật ngắn, nhưng chứa đựng những tình cảm tràn đầy như sông nước Đồng Nai: "Tuấn ơi, mầy có biết là khi đọc bài của mầy tao khóc không?" Cái bồi hồi đó như cái rung động có thật trong lòng mà 5 năm trước, lần đầu tiên tôi đi qua vườn Luxembourg tưởng như mình trở lại cái thời của lớp đệ thất, đệ lục ngồi trong lớp say mê nghe thầy cô nói về vườn Luxembourg, nơi ông Anatole France đi học, ngang qua đây khi ngày còn bé.

 

"Tôi sẽ kể bạn nghe những gì tôi hồi tưởng lại hằng năm, bầu trời vần vũ mùa thu, những bữa ăn tối đầu tiên dưới ánh đèn, những chiếc lá úa vàng run rẩy trong các chòm cây. Tôi sẽ kể bạn nghe những gì tôi thấy khi đi ngang qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng Mười. Khi ấy trời đượm buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết, vì là thời điểm mà lá vàng rơi từng chiếc một lên bờ vai của những pho tượng trắng".

(Nguyên bản: Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues....
Le livre de mon ami - Anatole France)

 

 

Thì thôi, tôi trở về với hiện thực, nhất là năm nay miền Bắc Cali là đường về của những con chim xa đàn. 

Có Toản từ miền đất lạnh Utah, nơi đã tổ chức Winter Olympic năm 2002 ở Salt Lake City, có Lữ Công Tâm, có Võ Hải Vương người về từ South Carolina và đặc biệt là tôi có cơ hội gặp chị Nguyễn Thị Thêm. Tôi rất thích những bài viết của chị, người viết văn khỏe nhất và có lẽ là một trong những người viết văn hay nhất trong các cựu học sinh Ngô Quyền. Chị là người cùng năm với tôi, nhưng tôi không biết chị vì chị học ban "C". Tôi có dịp "biết" chị qua diễn đàn Ngô Quyền, nhưng đây là lần đầu lần tiên mới gặp chị. 

 

Tôi cũng thật cảm động khi thầy Phạm Gia Hưng tặng cho tôi quyển thơ "Quê Cũ Tình Xưa" với chữ ký và lời viết của thầy "Bản Đặc Biệt của em Nguyễn Anh Tuấn ". Dưới đó là chữ ký của thầy "Thái Hưng Phạm Gia Hưng ". Thầy làm cho tôi nhớ đến bài viết "Thầy Còn Nhớ Tôi Không?" của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Hình bìa của quyến tập thơ với cầu Gành trên sông Đồng Nai. Có nhớ gì không những ngày rong chơi ở  cù lao Phố với thầy Phúc, với đám bạn năm xưa mà giờ đây chỉ còn lại dăm ba đứa. Xin cám ơn thầy Phạm Gia Hưng với món quà quý báo nầy.

 

Bên cạnh những tình cảm riêng tư, ta trở về với hoạt cảnh "Phượng Hồng" của các em khóa sau nầy, với quần xanh, áo trắng, với chiếc áo dài tha thướt, với sách vở cầm tay, đã đem tôi lại với lứa tuổi 17, 18. Hình như ai cũng có một "Phượng Hồng" nào đó về với mỗi chúng ta trong đêm đó. Tôi cũng có những mơ ước, cũng biết rung động trước chiếc áo dài trắng mà năm xưa mơ có được một lần được trao thư giữa sân trường . 

 

Em áo trng, trong sân trường ngày y
T
ôi hc trò, ch biết trm nhìn em.
Áo trng quá,
... m
à tôi thì kh kho
Áo trng đi ri
.. t
ôi ngơ ngn nhìn theo

(Nguyễn Anh Tuấn)

 

Chúng ta cũng nghe những tiếng hát học trò Ngô Quyền của Phẩm, của Quỳnh Thư, của Mia Mỹ, của Ngọc Dung, của nhiều anh chị (sorry tôi không nhớ tên) bên cạnh tiếng đàn guitar trầm bổng của Minh, như đưa chúng ta về với những mùa hoa phượng của một tuổi học trò, với sân trường ngày ấy.

 

Có cơ hội làm việc chung với các anh chị, các em trong BTC, Huỳnh Quan Minh (K.6), Phan Kim Phẩm (K.6), Nguyễn Thị Tường Lynh (K.6), Trương Kiến Xương (K.6), Nguyễn Văn Tới (K. 6), Nguyễn Thành Long (K. 8), Đào Thị Nam (K.13), Nguyễn Trần Diệu Hương (K.15), Liên Thất Hậu (K. 15), Phạm Quỳnh Thư (con gái thầy Phạm Ngọc Quýnh), mới thấy cái nổ lực, cái "nhất định phải làm được " của BTC. Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Thất Hiệp, chị Bùi Thị Hảo (K. 4), em Nguyễn Thu Hương (K. 18) đã cho nhiều ý kiến thiết thực. Đặc biệt Họp Mặt Truyền Thống Ngô Quyền lần thứ 18 ở Bắc Cali là chúng ta có được một cổng trường Ngô Quyền "thật" do em Phạm Quỳnh Thư design và thực hiện. Cái cổng trường năm xưa, ngày nào có thầy Phạm Đức Bảo cầm cây roi mây đứng check phù hiệu của các học sinh. Tuy nghiêm khắc, nhưng thầy đã đem lại cái kỷ luật, cái không khí học đường. Cái hình ảnh đó đã trở thành thân thương và được nhớ hoài trong tâm khẩm của chúng ta. Cám ơn Quỳnh Thư.

 

Cuộc đời vẫn trôi đi và tình cảm Ngô Quyền lúc nào cũng vui và đẹp như hoa nở trong vườn trong sương mai. Nhìn lại bước đường đi qua, trong lòng có những hối hận khi mình làm buồn một số bạn vì cái tham, cái sân, cái si của mình. Nhìn lại cũng để tự sửa mình, làm cho đời đẹp hơn. Nhìn lại để cám ơn trời, cám ơn đời, cám ơn thầy cô, cám ơn các bạn, đã ban cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. 

 

Cảm ơn hoa đã vì ta nở,
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi .

(Tô Thùy Yên)

 

Nguyễn Anh Tuấn

July 10, 2019

 

12 Tháng Hai 2023(Xem: 4402)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
10 Tháng Hai 2023(Xem: 4408)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 2023(Xem: 6287)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
05 Tháng Hai 2023(Xem: 4737)
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho.Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
01 Tháng Hai 2023(Xem: 3812)
Ngày Tết, thật trang trọng đốt nén hương trên bàn thờ gia tiên. Ta sẽ cảm nhận được những người muôn năm cũ đang hiện diện trong tâm ta.
30 Tháng Giêng 2023(Xem: 4398)
Vậy là đã rõ, chính mấy con mèo được cho là mẫn cán và đã được rèn luyện-tu dưỡng... của ông chánh đã làm nên những chuyện này.
28 Tháng Giêng 2023(Xem: 3980)
Những tưởng người cùng thời so bề tài sắc, so bề tài năng, so bề thời vận, có thể có cái gì giống nhau vậy mà cũng khác nhau.
24 Tháng Giêng 2023(Xem: 5174)
Đối với tôi, mùa Xuân sẽ kém phần lãng mạn, tươi vui và mất đi ý nghĩa rất nhiều khi thiếu vắng những bản nhạc Xuân.
22 Tháng Giêng 2023(Xem: 4077)
rằng từ lúc ông quản lý được bọn mèo rồi thì kho lúa nhà ông không hề có con chuột nào dám bén mảng đến nên chẳng một hột lúa nào bị thất thoát!
19 Tháng Giêng 2023(Xem: 4064)
Thế Chiến II xảy ra như nó đã xảy ra và chúng ta cũng đã chứng kiến, nhưng những ước mơ khanh tướng còn vương vấn nơi những tấm lòng trần tục thì chắc chắn đường trần còn mang nhiều gió cuốn mưa bay.
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 4481)
Dù không khí và cách đón Tết mỗi thời, mỗi nơi, mỗi khác nhưng trong tâm hồn của mỗi người dân Việt lúc Xuân về, Tết đến vẫn luôn có cảm xúc lâng lâng khó tả.
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 5559)
Tôi thèm thưởng thức cái mùi hăng hắc, nồng nồng của một loài hoa dân dã mà miền Nam tôi gọi là BÔNG VẠN THỌ.
12 Tháng Giêng 2023(Xem: 4248)
Tài liệu quý quá, mình hảnh diện được làm một Hướng Đạo Sinh với truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân huynh trưởng ...
11 Tháng Giêng 2023(Xem: 4590)
Rồi những cái Tết tha hương ở “xứ lạnh tình nồng” Canada với bên ngoài tuyết trắng phủ đầy vạn vật khiến tôi thèm những cái Tết quê nhà ấm áp.
11 Tháng Giêng 2023(Xem: 7913)
Đang vào những ngày đầu năm Dương lịch và tiếp đến sẽ là một cái Tết cổ truyền thiêng liêng rộn rã... . Xin có vài dòng ghi lại buổi họp mặt “ Cựu học sinh Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa “
01 Tháng Giêng 2023(Xem: 4279)
Chỉ còn vài chục tiếng đồng hồ nữa thôi, con tàu thời gian sẽ đứa chúng ta đổ bến 2023. Chúng ta xuống tàu và đến một năm mới. Mọi thứ đã bỏ lại phía sau không thể lấy lại. Những gì đã làm trong năm 2022 chỉ là quá khứ.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4533)
Chúng ta hãy nhìn về tương lai bốn năm tới tại ba quốc gia ở vùng Bắc Mỹ và tiếp tục chào đón cầu thủ bóng tròn Mbappé ngày càng sáng ngời trên sân cỏ
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4973)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
30 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4809)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Hoàng Mai Đạt - Chiếc Xe Đồ Chơi Của Ông Wes Người Đọc: Đồng Phúc
30 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3799)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt, không cả sự phân biệt giữa người và ta