Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TẾT CHIA XA

16 Tháng Hai 201912:46 CH(Xem: 18302)
Nguyễn Thị Thêm - TẾT CHIA XA
Tết Chia Xa

 

Tôi bước vào bệnh viện. Trời lất phất mưa. Tôi rúm ró trong chiếc áo khoác. Bước vào đây dường như lạnh hơn.

Phải rồi, đến đây là đối diện với những nỗi đau xác thịt lẫn tâm hồn. Nỗi đau xác thịt của người thân làm tăng thêm nỗi đau trong trái tim người nhà thăm bệnh. Không khí nơi đây không trong lành. Bao nhiêu người bệnh đã thở ra. Bao nhiêu chất dơ bẩn đã bốc hơi. Bao nhiêu mùi của thuốc, của người chết quyện vào đây bảo sao không lạnh lẽo và nặng nề.

Tôi đi qua hành lang rồi vào thang máy. Thang máy đóng lại, giựt một cái mạnh rồi lên. Tôi lại liên tưởng đến hơi thở hắt ra của nội tôi. Cái hắt ra cuối cùng như tạt vào không gian lời chia ly không nói thành lời. Vị sư đứng trước đầu nằm của nội tôi cũng không tin người đã chết. Ông lấy một miếng bông đặt vào mũi bà rồi gật đầu xác nhận. Còn tôi, tôi lau từng giọt mồ hôi trên trán nội nên thấy thật rõ. Tôi đã biết rõ ràng  sự trả lại hơi thở cuối cùng cho thế gian nó mạnh ngần nào.

- Tới rồi cô.

Tôi theo người học trò bước ra khỏi thang máy đi dài dọc hành lang. Quẹo qua bên phải, bên trái rồi dừng trước của phòng. Trên một chiếc giường, em nằm đó thở mệt nhọc.

 

Em là học trò của tôi. Mà đúng hơn tôi coi em như  bạn. Tôi đã xác định như vậy với tất cả những người đã từng học tôi những ngày đầu tiên tôi đứng lớp. Bởi vì ngày ấy tôi còn quá trẻ, chưa kinh qua một trường chuyên môn dạy để làm thầy. Cho nên tôi không xứng đáng làm một cô giáo đúng nghĩa. Tôi đến với các em như một người chị, một người đi trước ôn bài và truyền lại cho các em. Lúc ấy, trong tôi nhiệt huyết có thừa, năng khiếu ăn nói khiến tôi cũng không đến nỗi làm ông hiệu trưởng thất vọng. Tôi thương hết thảy học trò và tôi sống hết mình trong những bài giảng trong lớp.

Không biết các học trò nhìn tôi ra sao, nhưng thật tình có một số em rất thương cô giáo trẻ. Mà em mà một trong những người học trò đó. Mấy chục năm đã qua, bao nhiêu biến cố, có một số học trò tôi không thể nhớ mặt, nhớ tên. Nhưng có một số em thì tôi vẫn nhớ rõ ràng.

Chẳng hạn hai cô học trò cùng bắt đầu tên bằng chữ H. (Hương và Hoàn). Hai em thấp hơn tôi một chút và ngày khai giảng cùng tôi đứng xếp hàng cuối cùng. Khi vào lớp, hai em bước vào dãy bàn cuối và tôi bước lên bục giảng. Tôi nhìn xuống nháy mắt cười làm quen với hai em. Và thế là thầy trò thương nhau đến bây giờ. Chẳng hạn có Ái Hoa thật dễ thương. Em xinh xắn nhỏ xíu ngồi ở bàn đầu. Như Nhật tuy con trai mà nhỏ nhẹ, dịu dàng, điệu như con gái. Như Nam, như Đến, như Liên phá phách, nghịch ngợm. Như Chút, như Phương Nam, như Thủy... rất xinh đẹp hiền ngoan. Còn em, em đặc biệt nhất cái lớp tôi hướng dẫn, vì em là một người Ấn Độ.

Em có nét đẹp của người Ấn, cặp mắt to, làn da ngâm, mũi cao và xinh xắn. Em rất hiền và chăm học, cũng như thân thiết với tất cả bạn trong lớp.

 

Vậy mà giờ em nằm đây, từng hơi thở mệt nhọc như kéo em gập người lại. Gặp em tôi cố ngăn hai giọt nước mắt chực rơi. Sợ em buồn, sợ em bị mệt, tôi cố mỉm cười và pha trò để em vui sau mấy chục năm không gặp lại. Phải rồi, có gần 50 năm chúng tôi đã chia xa. Mãi sau này mới gặp nhau trên Facebook.

- Gặp cô không mừng hay sao?

- Mừng thì cười đi .

- Nói to một chút cho cô nghe chứ.

Đại loại tôi chỉ nói với em như vậy và chỉ nghe những tiếng nói yếu ớt, thì thào thoát ra từ đôi môi khô héo của em. Hai bàn chân em sưng lên, hai bàn tay và cả khuôn mặt cũng bị sưng phù. Con gái em nói là hôm nay đỡ nhiều đã xẹp xuống rồi đó cô. Tôi xoa bóp bàn tay em mà thương quá là thương. Em đang  xuống tinh thần nhiều lắm. Em sợ bệnh và lo không thể về được tới nhà. Bởi vì nhà của em ở nước Pháp mà đây là nước Mỹ.

Em gái em gọi phone về cho mẹ em bên Pháp. Ngày nào bà cũng ngồi chờ tin con gửi về. Bà hỏi thăm bệnh trạng và lo cho con từng giây từng phút. Bà không thể nhớ đến tôi, nhưng vẫn rất mừng và cám ơn vì tôi còn nhớ và đến thăm con của bà.

Em là chị cả trong một gia đình rất đông con cái. Ba mẹ em từ Ấn Độ sang VN lập nghiệp. Sau 75 gia đình được về lại Ấn Độ để quy cố hương. Nhưng Ấn Độ không phải là giấc mơ cho các con cháu phát triển sự nghiệp. Mẹ em đã tìm cách đưa con sang Pháp định cư và lần hồi cả đại gia đình đoàn tụ bên nước Pháp.

Bây giờ các con em đã lớn,  lập gia đình và có nhà cửa riêng tư. Cách đây vài năm, người chồng của em đã mất. Em suy sụp tinh thần và phát hiện mình bị tiểu đường. Tiểu đường làm thận suy rất nhanh. Em biết rằng khi bước vào chương trình lọc thận (dialysis) thì không thể đi đâu được, mà em thì rất muốn được qua Mỹ một lần để thăm cô giáo và bạn bè cùng lớp trung học ngày xưa. Thế là em quyết định thực hiện ước mơ của mình.

 

Ngày em đến California cùng hai cô em gái là tôi đang ở Texas. Tôi rất áy náy là không thể gặp được em, ôm em một cái thân tình. Không ngờ, gần ngày về lại Pháp em bị xỉu phải đem đi cấp cứu. Bác Sĩ cho biết cần phải giải phẩu gấp để lọc thận mới cứu được em. Và vậy khi trở về nhà tôi mới có dịp vào thăm em ở bệnh viện này.

Suốt hơn 2 tuần điều trị, ban ngày em gái em ở bên cạnh chăm sóc và thông dịch vì em không thể nói tiếng Anh. Ba đứa con em từ Pháp thay phiên nhau qua Mỹ túc trực ban đêm để chăm sóc mẹ. Người bạn thân nhất của em là Hương mỗi ngày đưa gia đình em thay ca thăm viếng. Chồng Hương đưa rước các con em từ phi trường về nhà và ngược lại. Tình bạn của các em làm tôi kính phục và cảm động. Các em đã sống hết sức tốt với bạn bè. Dù trời mưa gió, lạnh lẽo, nhưng ngày hai bận Hương đến bệnh viện, ngồi bên em tâm sự, trò chuyện và an ủi bạn mình.

 

Cũng may là khi đi em có mua bảo hiểm du lịch, cũng như có bảo hiểm sức khỏe tại Pháp nên vấn đề chi phí không phải lo lắng chi nhiều. Ngày tôi đến thăm, em tuy rất yếu nhưng so với lúc mới vào đã khá hơn nhiều. Cho nên hội đồng Bác Sĩ đã đồng ý cho em được xuất viện. Ngày kế sẽ có Bác Sĩ và y tá từ Pháp qua để làm thủ tục đưa em về lại Pháp và vào bệnh viện gần nhà.

 

Em được đưa lên máy bay về Pháp. Con gái đi theo chung với mẹ. Em gái em phải mua vé đi chuyến khác. Tất cả đều về đến nơi an toàn. Em được đưa thẳng vào bệnh viện và tiến hành chăm sóc thật tốt như ở Mỹ.

Em về rồi hôm sau Hương ngã bệnh. Có lẽ những cố gắng quá sức đã khiến cơ thể Hương không chống chọi nỗi nữa. Em nằm vùi gần 2 tuần lễ mới thuyên giảm.

Những tin tức từ con em nhắn lại là em đã khỏe nhiều. Tâm thần và sức khỏe khá tốt. Có một lần em trò chuyện khá rõ với Hương. Nghe xong tôi cũng rất mừng.

 

Thế mà mồng bốn Tết năm nay tôi được tin em mất. Trong messages nhắn tin cho tôi, giọng Hương nghẹn ngào xúc động. Tôi ngồi nhớ lại ngày xưa thuở em đi học và ngày thăm em trong bệnh viện. Gương mặt và nụ cười khô héo của em làm tôi mấy lần đã khóc. Có gì hiện hữu trong cuộc sống này ngoài tình thương và kỷ niệm. Vĩnh biệt Bouganie.

 

Tôi bây giờ chưa già lắm mà học trò tôi một số đã ra đi. Tử sinh không tùy thuộc số tuổi hay sang hèn. Cái chết đến với mọi người tùy theo nghiệp mạng. Tôi cũng có một người học trò cùng lớp với em ấy và Hương. Cha Bao là một vị linh mục thật tốt ở Việt Nam. Họ đạo của cha nghèo và gặp nhiều khó khăn. Cha qua đây để vận động giúp cho con em giáo dân nghèo có phương tiện tới trường. Cha mơ ước xây dựng một số công trình cho nhà thờ. Lần đó tuy biết mình đang bệnh nặng nhưng cha Bao cũng cương quyết phải đi Mỹ để thực hiện mục vụ cuối cùng. Cha đến  ở nhà Nam người bạn cùng lớp thời Trung Học ở San Jose. Tôi được các em báo tin cha Bao đến Mỹ. Cô trò chưa kịp sắp đặt chương trình để gặp nhau, thì được tin cha đã chết. Cái chết bất ngờ, cô độc ngay trong phòng ngủ ở nhà Nam chỉ sau vài ngày đến Mỹ. Vì bệnh cha đã trở nặng mà chuyến hành trình quá xa và vất vả. Cha đã sức tàn lực kiệt.

 

Cha Bao được hội đồng công giáo ở San Jose lo lắng chu toàn. Đám tang về lại Việt Nam được tổ chức long trọng trong sự tiếc thương của tất cả giáo dân và cha xứ trong vùng. Cha Bao không nói nhiều về mình. Cha đơn giản, bình dị và vui tính với bạn bè như thuở còn đi học. Nhưng trong cha là một tâm hồn cao cả và hy sinh. Cha đã làm rất nhiều điều cho giáo dân cha chăn dắt. Cha đã tận tụy vì xứ đạo tới hơi thở cuối cùng dù nơi xứ lạ quê người.

 

Tết năm nay tôi buồn nhiều hơn vui. Một người thân đã nằm xuống vào những ngày cận Tết. Khăn tang và nước mắt em tôi cùng con cháu đã làm tôi xúc động khôn cùng. Bàn thờ ngày Tết nhang khói thảm sầu. Bức hình những người thân ra đi sao mà buồn quá.

Khi tôi còn ở nhà con trai ở San Diego được tin bác trai, ba của anh Ma Thành Tâm và Ngọc Huệ cũng mãn phần. Ôi những vành tang trắng ngày đầu năm Kỷ Hợi buồn làm sao.

 

Nguyện cầu.

Xin chấp tay lại nguyện cầu

Từ Bi Đức Phật trên cao độ dùm

Phóng hào quang rước hương linh

Được vể cõi tịnh an bình, thảnh thơi.

 

Thành Kính Phân Ưu cùng Gia đình Anh Tư Tâm và Ngọc Huệ.

Thành kính Phân Ưu cùng gia đình em Bouganie

 

Nguyễn Thị Thêm.

02/2019

 

02 Tháng Giêng 2024(Xem: 2017)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1699)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
25 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2704)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2441)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2127)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2173)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2001)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2138)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2562)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2835)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2318)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2299)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2372)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2309)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2419)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2017)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5991)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6327)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2508)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5654)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.