Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - BỤI PHẤN - BỤI ĐỜI

11 Tháng Hai 201911:50 CH(Xem: 16398)
Nguyễn Trần Diệu Hương - BỤI PHẤN - BỤI ĐỜI


BỤI PHẤN - BỤI ĐỜI 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

 

image001

 

 

Ngôi trường đã có nhiều thay đổi khi tôi trở lại sau mười một năm. Cùng với tốc độ tăng trưởng của khoa học kỹ thuật, trường cũng trở nên hiện đại, mới mẻ hơn, nhưng những phòng học trong Business School, từ phòng học nhỏ cho những sinh viên năm cuối chỉ có hai mươi chỗ ngồi đến những giảng đường lớn cho những lớp học với trên một trăm sinh viên, thì vẫn vậy. Hành lang vẫn như xưa với những khuôn mặt thiếu ngủ  của sinh viên, luôn luôn phải dùng cà phê để giữ mắt mở to, giữ đầu óc tỉnh táo. Đó là điều đáng mừng vì ngày nào trường học còn đông người lui tới, ngày đó chúng ta còn lạc quan nhìn về tương lai.

 

Nhưng có một điều vẫn như xưa không vui chút nào, đâu đó lạc lõng trong những khuôn mặt sinh viên đa số còn trẻ, là một vài người già đầy vẻ nhẫn nhục, cam chịu, với một cái bao nylon đen to khoác vai và tay cầm dụng cụ dùng để nhặt lượm những vật nhỏ mà không cần phải khom lưng xuống. Điều buồn hơn, một vài người trong số họ lại là những ông bà cụ Việt Nam đã ngoài sáu mươi. Họ đến những phòng học trống, nhặt nhạnh trong giỏ rác những lon soda để mang bán cho những chỗ chuyên recycle lon nhôm.

 

Từ ngày chân ướt chân ráo vào trường, tôi đã chùng lòng nhận ra có những ông bà cụ Việt Nam trạc tuổi Ba Mẹ mình kiên nhẫn đi từ phòng học này đến phòng học khác, và đôi khi vào cả giỏ rác trong phòng vệ sinh để thu nhặt từng chiếc lon nhôm. Có lần, nán lại sau giờ học hỏi chuyện một bà cụ Việt Nam, tôi được bà cụ kể lại tận tình nguồn cơn tại sao mình phải đi nhặt nhanh từng chiếc lon nhôm.

 

Ít ai ngờ được ngày xưa ở Việt Nam, thời trước năm 1975, bà cụ là một cô giáo dạy Trung học ở một tỉnh miền Tây. Sau một ngày cuối tháng 4 rất buồn của miền Nam, bà cụ lúc đó hãy còn trẻ, không còn được đi dạy vì có chồng là một sĩ quan đã được "tổ quốc ghi ơn" sau một trận chiến khốc liệt vào mùa hè đỏ lửa 1972. Cô giáo mất nghề dạy học, lăn lộn ra xã hội làm đủ mọi nghề để nuôi hai con dại và nuôi thân vì cùng một lúc gia đình cô mất đi cả tiền tử tuất và tiền lương dù ít, nhưng rất ổn định của một cô giáo trung học.

 

Như đa số những người phụ nữ khác của miền Nam lúc đó, dù vất vả trăm chiều, bà cụ vẫn nuôi dạy hai người con trai nên người. Rồi định mệnh đẩy đưa, bà cụ đến được Mỹ nhờ một người em bảo lãnh, hai anh con trai đã lập gia đình vẫn còn kẹt lại ở Việt Nam.

Lúc đầu, bà cụ không chịu đi, với ý nghĩ bao nhiêu năm cơ cực, mẹ con có nhau, bây giờ bà không nở sống ở một đất nước giàu có, bỏ hai người con ở lại. Nhưng rồi người em ra sức thuyết phục, qua được Mỹ một thời gian may ra bà cụ còn có dư tiền gởi về giúp con.

 

 

Thế là bà cụ ra đi, hành trang chỉ vỏn vẹn tấm ảnh bán thân của người chồng quá cố, hình ảnh ba mẹ con chụp cùng nhau trước ngày bà qua định cư ở Mỹ, và một tấm hình từ thuở xa xưa đã ngã màu vàng ố thời bà cụ còn là một cô giáo trung niên ở một trường Trung Học ở miền Tây. Vậy mà bà cụ quý lắm, xem chừng những tấm hình đó với bà cụ còn quý hơn cả cái máy nghe nhạc Ipod mỏng dính của mấy cô mấy cậu teenager mới lớn, hay cái nhẫn kim cương sáng loáng của những cô gái mới đính hôn.

 

 

Những năm đầu ở Mỹ, chưa có quốc tịch Mỹ, không xin được trợ cấp từ quỹ an sinh xã hội để nuôi dưỡng những người già không có thu nhập, (đa số là những người già nhập cư từ những nước khác vì những người già đã đi làm đủ mười năm ở Mỹ thì đã có lương hưu trí hàng tháng), thu nhập là số không như những ngày cuối năm 1975, bà cụ tìm mọi cách để kiếm tiền gởi về giúp hai con trai. Một lần đi chợ, thấy những người Mễ, người Phi, và cả người Việt Nam đến trung tâm recycle bán lon nhôm, bà cụ nghĩ được cách kiếm tiền lương thiện, nhưng đầy vất vả. Thế là mỗi buổi trưa, dù vào giữa mùa Đông băng giá, hay đầu mùa hè nóng bức, cứ khoảng hai giờ chiều, bà cụ đón xe bus xuống down town, đến ngôi trường Đại Học lâu đời nhất ở California, đi nhặt lon ở khắp campus. Hôm nào hên, được đến ba bốn bao lon, loại bao rác màu đen, bà cụ bối rối không biết làm thế nào để mang về nhà vì xe bus đâu có chờ lâu ở mỗi trạm mà bà cụ thì đã gần bảy mươi, đâu còn nhanh nhẹn như thời còn trẻ, không thể mang lên và đặt xuống các bao nylon đen trong vòng một phút.

 

 

Lần đầu tiên nhận ra bà cụ là người Việt Nam, lại trạc tuổi Ba Mẹ mình, tôi lân la hỏi chuyện, và được nghe bà cụ kể sự tình, tôi tình nguyện dùng trunk xe của mình làm chỗ cho bà cụ gởi tạm những bao nylon đựng lon nhôm những hôm bà cụ may mắn nhặt nhanh được từ hai bao trở lên. Dạo đó, nhiều khi bà cụ cột bao không kỹ, mỗi lần lái xe qua một khúc quanh có góc nhọn, những cái lon nhôm rỗng lăn tung tóe trong thùng xe tạo nên tiếng động nghe cũng khá vui tai.

 

Một người bạn Việt Nam khi thấy xe tôi đầy hộp lon, hỏi chuyện, khi đã rõ nguồn cơn, anh nhờ tôi đem vào trường biếu bà cụ năm mươi đồng, gọi là quà gởi cho hai người con trai của cụ còn ở quê nhà. Thật bất ngờ, bà cụ một mực từ chối, viện cớ cụ còn khỏe, còn có thể "làm ra tiền" nuôi con như từ thuở nào. Bà cụ cười rất đôn hậu, nhờ tôi chuyển lại lời cám ơn đến người bạn:

 

-  Bác cám ơn cháu và bạn cháu. Thỉnh thoảng cháu cho bác gởi nhờ những bao lon trên xe để bác mang đến trung tâm recycle từ từ đã là quý hóa lắm rồi. Khi nào, cùng quẫn lắm, Bác sẽ hỏi xin cháu và bạn cháu điều khác.

 

Ấy vậy nhưng tôi cũng có cách giúp bà cụ. Dạo đó, mỗi khi có giờ rảnh, tôi nhặt lon ở thư viện (là nơi chỉ dành riêng cho Giáo sư và sinh viên, người ngoài không đượcphép vào), đem ra để ở trunk xe. Tôi chỉ đậu xe ở một khu vực thuận tiện, gần trạm xe bus và cho bà cụ tạm giữ một chìa khóa trunk xe của mình, để bà cụ có "access" dễ dàng lấy lon.

 

Ngày tôi ra trường, tôi đã tìm được "successor", một người bạn Việt Nam học lớp dưới, thay tôi giúp bà cụ dễ dàng hơn trong việc "kiếm tiền". Như một loại "job training", tôi chỉ lại người bạn chổ đậu xe đã khá thân thuộc với bà cụ, chỗ nào thường có nhiều hộp lon ở thư viện... Người bạn cũng có tấm lòng, vui vẻ "tiếp thu" việc giúp bà cụ. Và tiếng leng keng do những hộp lon chạm nhau khi qua khúc quẹo hẹp, nhỏ hơn 45 độ lại vang lên, nghe vui tai như tiếng của "đại dương trong lòng con ốc nhỏ".

 

Lần tôi giới thiệu người bạn sẽ giúp bà cụ thay tôi, bà cụ chảy nước mắt. Cầm tay chúng tôi, giọng đầy xúc động:

-  "Ngày xưa, thời còn đứng ở bục giảng, bác cũng có những người học trò hết lòng với thầy cô giáo cũ như hai cháu. Sau tháng 4/75, tưởng đã mất, mất tất cả mọi thứ liên quan đến trường học, vậy mà trong những ngày cơ cực ở quên nhà, bác cũng còn có được sự kính trọng và biết ơn từ những người học trò cũ, trên đường đầy bụi bặm. Nhưng ngay cả trong cơn mơ, bác cũng chưa bao giờ nghỉ là trên quê người, vẫn có những học sinh Trung Học ở Việt Nam ngày xưa, hết lòng với một cô giáo cũ như bác. Ngày xưa có nhiều khi bụi phấn làm bác cay mắt. Rồi những ngày lăn lóc ở lề đường, buôn bán nuôi con, bụi đời rất nhiều, nhưng không làm bác chảy được nước mắt vì cảm động như bây giờ.  Đâu có ngờ là ở trên đất Mỹ máy móc này, bác lại được sự giúp đỡ của các cháu. Các cháu biết không, bác chợt nhận ra bụi đời đôi khi cũng làm người ta nhỏ nước mắt." 

 

Dù chúng tôi không nói ra, nhưng bà cụ nhận ra chúng tôi đối đãi bà cụ như thầy cô giáo cũ của mình, với ý nghĩ ở đâu đó trên đất nước đầy cơ hội cho những người đến Mỹ dưới 30 tuổi, những "người lái đò già" ngày xưa, không còn cơ hội, phải kiếm sống bằng sức lực ở tuổi xế chiều, biết đâu có một vài thầy, cô giáo cũ đã dạy chúng tôi thời Trung Học đang mỏi mòn chạy theo guồng máy của một đất nước mới. Cũng có người giúp đỡ như chúng tôi đã giúp đỡ bà cụ trong suốt những năm còn ở Đại Học.

 

Về lại trường sau hơn mười năm, ngoài việc đi chào các thầy cô cũ người Mỹ, tôi cố ý tìm bà cụ, nhưng "cảnh cũ còn đó mà người xưa đã không còn". Ở hành lang của các lớp học, vẫn có những người già đi lượm lon nhôm, nhưng bà cũ ngày xưa của chúng tôi đã không còn. Tôi cố dò hỏi, nhưng không một ai biết tin tức gì về bà cụ đã chảy nước mắt vì cả "bụi phấn" lẫn "bụi đời".

 

Tôi cầu mong cho bà cụ có một đời sống khá hơn sau khi đã vào được quốc tịch Mỹ, và chợt nghe mắt mình cay cay không phải vì bụi phấn của ngày xưa mà là bụi đời của bây giờ...

Nguyễn Trần Diệu Hương
California, 2007

24 Tháng Tư 2009(Xem: 69725)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88328)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72472)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 66115)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64236)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65687)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62583)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65184)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65623)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 63707)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
25 Tháng Hai 2009(Xem: 63937)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68518)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68113)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 67009)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63192)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70227)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70072)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 72001)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 57270)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78377)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.