Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hát Bình Phương - NIỀM VUI TƯƠNG NGỘ

19 Tháng Năm 201811:26 CH(Xem: 15819)
Hát Bình Phương - NIỀM VUI TƯƠNG NGỘ


NIỀM VUI TƯƠNG NGỘ

 

blank
Lầu bát giác, trước dinh Tỉnh trưởng Biên Hòa, nơi ở của Thầy Minh năm 1957

Có những niềm vui đến bất chợt trong cuộc đời, nhất là ở vào tuổi hạc thì niềm vui hầu như tăng lên gấp bội. Thầy Trương Phan Nam Minh đang vui hưởng niềm hạnh phúc đó kể từ khi liên lạc được với trường Ngô Quyền, ngôi trường đầu tiên trong quãng đời dạy học của Thầy từ năm 1956 đến 1958.

Mỗi lần được dịp nói chuyện qua điện thoại với Thầy, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của Thầy qua giọng nói, tiếng cười của Thầy khi kể cho tôi nghe chuyện xưa, chuyện nay đầy tình tự Ngô Quyền. Người lái đò năm xưa còn có duyên tương ngộ với khách sang sông từ hơn nửa thế kỷ trước!

Trí nhớ của Thầy quả là tuyệt vời khi Thầy nhắc lại những kỷ niệm cùng với tên của một số đồng nghiệp và học trò của Ngô Quyền thuở ấy. Sau 60 năm dâu bể, giờ đây kẻ mất người còn và tản mác khắp nơi trong nước cũng như hải ngoại.

Tôi gởi cho Thầy xem tấm hình của lớp Đệ Thất B2 khóa 1 chụp năm 1957. Thầy đã nhận ra hết quý Thầy hiện diện trong tấm hình: Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Trần Văn Lộc, Phạm Văn Tiếng, Hồ Văn Tam, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái. Thầy vẫn còn nhớ những kỷ niệm với từng Thầy trong bức hình dù chỉ làm việc chung có hai niên học.

blank

Thầy ngậm ngùi khi được biết quý Thầy trong hình xưa đã ra đi vĩnh viễn, chỉ còn Thầy Trần Văn Lộc còn khỏe và đang ở Biên Hòa. May mắn thay, nhờ Diệp Hoàng Mai cho biết số điện thoại nên Thầy đã liên lạc được với Thầy Lộc và hai Thầy đã vui mừng thăm hỏi nhau, nhắc lại những kỷ niệm xưa.

Thầy cũng còn nhớ Cô Đào Thị Nga và cũng nhờ Diệp Hoàng Mai gởi số điện thoại mà Thầy nói chuyện được với Cô Nga, vẫn còn sinh sống ở Cù Lao Phố cho đến tận bây giờ. Thầy vẫn nhớ Cù Lao Phố có hai chiếc cầu sắt bắt ngang mà đã có lần Thầy tới đó.

Qua Cô Nga, Thầy liên lạc được với Thầy Đào Văn Sáu là em của Cô Nga mà cũng là học trò cũ lớp Đệ Thất B2 khóa 1 của Thầy, sau nầy là giáo sư dạy Anh văn ở trường Ngô Quyền. Thầy Sáu hiện đang định cư ở Úc.

Nhờ vào trang web Ngô Quyền, Thầy liên lạc được với các anh chị khóa 1: chị Phan Mỹ Thể ở Virginia, chị Lương Thị Khá ở Massachusetts, anh Đào Văn Công&chị Trần Kim Lan ở Kentucky, anh Bế Văn Long ở Canada, anh Đỗ Trung Quân ở Nam Cali, anh Nguyễn Văn Trạng…

Nhờ anh Đỗ Trung Quân cho số điện thoại mà Thầy liên lạc được với anh Nguyễn Văn Trạng lớp Đệ Thất B3, người học trò chụp chung với Thầy Phan Thanh Hoài và Thầy Minh ở Tây Ninh năm 1958 mà Thầy còn lưu giữ. Anh Trạng đang sinh sống tại Chicago.

blank

Thầy có nhiều kỷ niệm với Thầy Phan Thanh Hoài vì ở chung nhà trọ trong thời gian dạy học ở Biên Hòa. Biết được Thầy Hoài đang ở Nam Cali, Thầy mong muốn có cơ hội gặp lại Thầy Hoài sau hơn nửa thế kỷ.

Thầy ở thành phố Edmonton, thủ đô của tỉnh bang Alberta, Canada hơn 30 năm nay mà không ngờ có anh Bế Văn Long cùng ở chung thành phố, cách nhà Thầy khoảng 20 phút lái xe. Anh Long học lớp Đệ Thất B3, là học trò của Thầy năm 1956. Sau khi biết được số điện thoại của anh Long thì Thầy trò có dịp nói chuyện với nhau hàng giờ với những chuyện xưa, chuyện nay. Thế là Thầy trò hẹn nhau để gặp gỡ ở cả hai nơi: nhà Thầy và nhà trò. Gặp nhau, hai Thầy trò bắt tay nhau, mừng mừng tủi tủi nhìn nhau, hai mái đầu đều bạc. Có một điều là tình Thầy trò vẫn vượt thời gian và không gian.

Tháng 4 vừa qua, Thầy Cô Minh Liên có về thăm lại quê hương và có tổ chức một buổi họp mặt ở Bến Tre để gặp mặt các cựu học sinh Kiến Hòa, Ngô Quyền và cựu giáo sinh Sư Phạm Saigon.

Lần họp mặt nầy, Thầy gặp mặt ba cựu học sinh Ngô Quyền là anh Hà Xuân Son học lớp Đệ Thất B3 khóa 1, chị Dương Thúy Phượng và Hà Thu Thủy. Cả Thầy và anh Son thật vui mừng và xúc động khi Thầy trò gặp nhau sau 62 năm Thầy rời trường Ngô Quyền. Thầy nhận ra ngay khi anh Son vừa bước qua chiếc cầu của nhà hàng nổi Bến Tre và cả hai Thầy trò ôm chầm lấy nhau, một hình ảnh thật cảm động của hai Thầy trò trong phút giây tương ngộ.

blank

Chị Dương Thúy Phượng là con gái của Thầy Dương Hòa Huân. Gặp chị Phượng, Thầy kể lại chuyện ngày xưa nhờ Thầy Huân đã khuyến khích Thầy nên tiếp tục học Đại học Sư Phạm để trở thành giáo sư chính thức, sẽ có tương lai hơn giáo sư dạy giờ. Và Thầy đã thực hiện lời khuyên nhủ đó cũng như vẫn nhớ đến Thầy Huân với tấm chân tình như anh em. Chị Phượng là cựu học sinh Ngô Quyền khóa 7, chăm chú nghe Thầy Minh kể chuyện về thân phụ đã giúp Thầy Minh tiến thân trên con đường tương lai và hãnh diện về tình đồng nghiệp thân thiết của thân phụ mình ngày trước.

Hà Thu Thủy là em của anh Son, tuy không học lớp của Thầy nhưng Thủy vừa là học sinh Ngô Quyền khóa 8, vừa là giáo sinh Sư Phạm Saigon khóa 9 là hai trường mà Thầy đã dạy. Thủy đã liên lạc với anh Son và chị Phượng để cùng tham dự họp mặt ở Bến Tre.

blank

 

Biết được trường Ngô Quyền có họp mặt truyền thống hàng năm vào đầu tháng 7, dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, Thầy Cô đã ghi danh tham dự. Thầy ước mong sẽ gặp Đại Gia đình Ngô Quyền, trong số đó có Thầy Hoài và các anh chị khóa 1&2 là những người có nhiều kỷ niệm thân thương với Thầy trong thời gian Thầy dạy ở Ngô Quyền.

Thầy rất vui khi biết tin tác phẩm Ngô Quyền Toàn Tập sẽ được phát hành trong dịp nầy. Đây là tác phẩm có giá trị và công phu nhất, bao gồm các sáng tác tiêu biểu của các thành viên trong Đại Gia đình Ngô Quyền và một bộ ảnh chân dung Thầy Cô và cựu học sinh Ngô Quyền từ khóa 1 đến khóa 19. Những bức ảnh chân dung và những bài viết sẽ gợi nhớ cho người xem những kỷ niệm êm đềm của Thầy Cô và bạn bè dưới mái trường thân yêu thuở nào. Thầy có xem qua bộ ảnh chân dung đã layout rất đẹp và công phu trên trang web Ngô Quyền và Thầy rất ngưỡng mộ Ban Biên Tập cùng toàn thể thành viên của Đại Gia đình Ngô Quyền đã góp sức thực hiện. Ngô Quyền Toàn Tập là món quà kỷ niệm vô giá mà Thầy sẽ mang về Canada.

Các cựu học sinh Ngô Quyền từ quốc nội cho đến hải ngoại đều kính trọng và quý mến Thầy Cô Ngô Quyền dù có được học ở lớp của Thầy Cô hay không. Đó là tinh thần “Tôn Sư Trọng Đạo” đã được giáo dục từ thuở nhỏ bởi học đường và gia đình. Lần họp mặt nào, quý Thầy Cô cũng được trân trọng mời lên ngồi trên hàng ghế danh dự trước khán đài để vinh danh và mừng thọ bằng những bó hoa tươi thắm, đong đầy tình tự Ngô Quyền. Đó là giây phút cảm động nhất trong buổi họp mặt mà mọi người đều xúc động.

blank

Thầy nói rằng cứ mỗi lần nói chuyện với học trò cũ thì Thầy mang một cảm xúc vui mừng khó tả. Nhất là khi có cơ hội gặp nhau để tay bắt mặt mừng. Những người học trò năm xưa nay đã là ông bà nội ngoại của một đàn cháu nhỏ, vẫn tỏ lòng thương mến và kính trọng Thầy. Vẫn với cách xưng hô như ngày xưa, gọi “Thầy” và xưng “em” làm Thầy cảm động vô vàn. Thầy có cảm tưởng như mình trẻ lại và đang trở về khung trời kỷ niệm của một thời dạy học. Tình nghĩa Thầy trò sao mà thân thiết quá!

Thầy dạy ở trường Sư Phạm Saigon từ năm 1966 đến 1983. Khóa nào của trường Sư Phạm Saigon cũng có giáo sinh xuất thân từ trường Ngô Quyền và trường Kiến Hòa. Do vậy, một số cựu học sinh Ngô Quyền và Kiến Hòa cũng là học trò của Thầy khi học ở trường Sư Phạm. Thầy rất tâm đắc về điều đó khi khám phá ra sự liên hệ giữa ba ngôi trường.

Năm nay, Thầy có những niềm vui nối tiếp nhau. Tháng 4 họp mặt trường Kiến Hòa, Sư Phạm Saigon và Ngô Quyền được tổ chức ở Bến Tre. Tháng 7 họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền kỳ 17 ở Nam Cali. Vì Thầy không tham dự được ngày họp mặt của Sư Phạm Saigon hải ngoại vào cuối tháng 7 nên Thầy sẽ có một buổi họp mặt thân mật với nhóm Gia đình Sư Phạm Saigon Nam Cali. Thầy cho rằng đây là niềm hạnh phúc của tuổi già mà Thầy may mắn có được nên vô cùng trân quý.

Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp, nhất là những kỷ niệm đầu đời của nghề dạy học. Lúc đó Thầy còn rất trẻ và trò ở vào tuổi mới lớn. Thầy dạy học với lòng đầy nhiệt huyết và trò là những học sinh ở ngưỡng cửa trung học tràn đầy sức sống. Giờ đây, sau hơn 60 năm dâu bể, được gặp lại nhau hẳn là cơ duyên. Ôi, còn gì vui bằng?

Thầy Cô sống rất lạc quan, hạnh phúc nên ở tuổi trên dưới 80 mà Thầy Cô trông trẻ hơn tuổi rất nhiều. Đó là nhờ Thầy Cô siêng năng luyện tập dưỡng sinh mỗi buổi sáng. Đồng thời Thầy Cô cũng đi lễ Nhà Thờ mổi ngày để nâng cao đời sống tâm linh. Thầy Cô tri ân nước Canada đã mở rộng vòng tay đón gia đình của Thầy Cô nên mới có cuộc sống an bình trên 30 năm nay.



Sau khi nghỉ hưu, thỉnh thoảng Thầy Cô về Việt Nam thăm quê hương hoặc đi Pháp thăm gia đình và còn đi đến các thành phố ở Canada, Mỹ để thăm người thân và bạn bè. Có vài lần Thầy Cô cùng gia đình con gái đi nghỉ hè ở Hawaii để tắm biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên vào lúc bình minh hay hoàng hôn trên đảo ngọc.

Thầy đang mong mỏi từng ngày để được hưởng niềm vui tương ngộ vào tháng 7 sắp tới. Đó là niềm hạnh phúc của một người Thầy đã giã từ bục giảng cùng bảng đen phấn trắng, và nay đang ở vào giai đoạn tuổi vàng của cuộc đời.

Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe để nhận được những niềm vui tương phùng với những đồng nghiệp xưa và học trò cũ của ba ngôi trường gắn bó với đời dạy học của Thầy.

Hát Bình Phương

Seattle - Tháng 5/2018

(Viết theo lời kể của Thầy Trương Phan Nam Minh)

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76188)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76774)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73826)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73925)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72651)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72001)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75523)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80491)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74063)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75831)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69090)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73723)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69333)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66504)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73062)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65422)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76738)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!