Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Xuân Hoàng - Ai Cũng Cần Phải Có Một Bà Mẹ.

14 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 74881)
GS Nguyễn Xuân Hoàng - Ai Cũng Cần Phải Có Một Bà Mẹ.

 


me1-content

 


Ai cũng cần phải có một bà mẹ!

 

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

 

 

 

1.

 

Hồi còn sống cha tôi thường nói ai cũng cần phải có một bà mẹ. Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên. Bởi vì tôi là một đứa cháu chưa bao giờ thấy được mặt nội của tôi.

 

Có lúc tôi nghe cha tôi than, làm đàn ông con trai phiêu lưu giang hồ cũng hay, nhưng mà khi dừng chân nhìn lại không thấy bà mẹ mình ở đâu thì cả cái thế giới này có hơn gì cái chái bếp đâu. Cha tôi thường nói ai cũng cần phải có một bà mẹ, chớ chẳng có ai chui từ dưới đất nẻ lên bao giờ.

 

Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”

 

Một lần cha tôi say - cha tôi bao giờ mà chả say - hỏi tôi rằng “mày yêu ai nhất trên đời?”, tôi còn chần chừ chưa rõ ý ông muốn gì thì ông gạt phắt ngay “còn suy nghĩ gì nữa, mày phải yêu mẹ nhất, rõ chưa, đồ ngu!” Tôi thấy hai con mắt ông đỏ ngầu ẩm ướt.

 

***

Hồi còn sống ông cậu tôi thường khoe cậu là người được ngoại tôi yêu nhất nhà. Cậu làm tôi ngạc nhiên. Bà ngoại tôi có hai người con. Mẹ tôi là một, còn cậu tôi là người thứ hai. Lẽ nào cậu tôi là người được ngoại yêu nhất, thế còn mẹ tôi ở đâu? Chẳng lẻ những bà mẹ trên thế giới này chỉ yêu có con trai mình thôi à? Mà có lẽ như vậy thật. Khi người ta sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ thì chuyện thương ghét kiểu này cũng chẳng lạ chi.

 

Mà nghĩ cũng kỳ. Cậu tôi có phải là người hay ho gì cho cam. Ông là người khó dạy, khó bảo, học hành dang dở, làm chuyện gì cũng không đến nơi đến chốn, suốt ngày chỉ biết tụm ba tụm bảy, phá làng phá xóm, gây biết bao phiền toái cho ngoại tôi. Cho đến ngày cậu vào lính… Ấy vậy mà bà vẫn một mực thương yêu cậu, bênh vực cậu, lo lắng che chở cho cậu... cho đến ngày bà nhắm mắt.

 

Có lần sau cuộc hành quân trở về, cậu nói “trễ quá! trễ quá! ước chi bà ngoại còn để tao báo hiếu. Tao làm khổ ngoại quá!” Và tôi có cảm tưởng như cậu tôi thương mẹ tôi nhiều hơn những ngày ngoại tôi còn sống. Nhưng tình cảm muộn màng này cũng không được bao lâu, vì chưa đầy một tháng sau cậu tôi đã bị chiến tranh cướp mất.

 

***

 

Hồi còn sống anh cả tôi thường nói trên đời này anh không sợ ai bằng sợ mẹ tôi. Tôi không hiểu tại sao. Anh là người bán trời không mời thiên lôi. Anh chưa bao giờ sợ bất cứ một thứ người nào. Thằng nào chơi thứ gì thì anh chơi thứ ấy. Có súng thì chơi súng, có dao thì chơi dao. Nhưng anh là người yêu mẹ nhất nhà, và đúng như anh nói, anh cũng là người sợ mẹ nhất nhà. Còn chúng tôi những đứa em của anh thì lại là những người sợ anh nhất nhà. Phần tôi, tôi chỉ yêu mẹ thôi chứ không biết sợ mẹ. Tôi nghĩ, trong tình yêu thì có gì mà phải sợ. Nhưng có một lần tôi sợ. Thực sự sợ. Lần đó tôi từ một thành phố xa trở về, khi trong túi không còn lấy một đồng xu, và tôi đã gặp một cảnh tượng rợn người. Ngôi nhà mẹ tôi nằm ở ngã tư một thị trấn. Buổi chiều nhá nhem, cả ngôi nhà chìm trong bóng tối. Ở giữa nhà một đốm lửa chợt sáng chợt tối. Tôi biết đó là điếu thuốc trên môi cha tôi. Và tôi nghe một tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ tôi từ phía sau bậc cửa ngó ra một giếng nước cạn. Hình ảnh ấy làm tôi sững sờ.

 

Khi cha tôi biết tôi trở về, ông bật diêm châm ngọn đèn hột vịt, đặt trên chiếc bàn giữa nhà. Tôi thấy một quang cảnh đổ nát như thể có một trận bão vừa thổi qua ngôi nhà tôi. Tôi thấy cha tôi đến bên cạnh mẹ tôi cúi xuống thì thầm bên tai bà - điều mà tôi ít khi thấy ông làm với mẹ tôi - và bà đứng dậy, kéo chiếc khăn vắt vai lau nước mắt, hỏi tôi sao về mà không báo trước. Mẹ biết có bao giờ tôi đi hay về mà báo cho mẹ lời nào đâu. Mẹ bắt tôi đứng yên ở thềm cửa chờ bà quét dọn những “đổ vỡ” trước khi chậm rãi đến ôm tôi. Cha tôi chỉ đặt tay lên vai tôi, rồi bỏ vào buồng trong không nói một lời.

 

2.

 

Khi mẹ tôi qua đời, cả cái gia tài mà bà để lại cho con cái không có gì khác ngoài tình thương yêu của bà. Suốt đời tôi chưa thấy bà ghét ai. Có lẽ trong trái tim của bà, trong dòng máu đang lưu chuyển trong huyết quản bà chỉ có tình thương yêu con người.

 

Nhà tôi nằm ở ngã tư đường, cách một đám ruộng nhỏ là quận đường, nơi giam giữ những người tù chính trị. Khi những người tù bị dắt từ nhà giam quận đi “làm việc” ngang qua nhà tôi, bà đã mua cho họ từng gói xôi, tặng cho họ từng chiếc áo - những chiếc áo mà bà vừa mới may cho cha tôi chưa kịp mặc một lần. Cũng có khi là một gáo nước mưa, một đòn bánh tét, một chiếc khăn lau mặt… Cả những người gác tù nữa, đôi khi họ cũng đến hỏi bà một đồng bạc, một cái bánh tráng nướng, một chai dầu trị cảm... Với bà, người tù hay người gác tù nào có khác gì nhau.

 

Mỗi lần gặp lại mẹ tôi, tôi thấy bà già đi một chút, nhưng bà như có vẻ đẹp hơn - người con nào mà chả thấy mẹ mình đẹp, phải không? Tình yêu thương của bà dành cho con như tăng lên nhiều hơn. “Mẹ chẳng có gì để lại cho các con. Mẹ chỉ có tình yêu thương các con và mẹ mong các con phải thương yêu nhau.”

 

Cái tình thương tràn trề ấy nơi bà, khi bà ra đi đã để hết lại cho đám con, nhưng thật ra ít ai trong chúng tôi giữ gìn được trọn vẹn. Chỉ có ông anh cả tôi, người được mô tả là hung dữ nhất, gan lì nhất, là người duy nhất thừa hưởng nguyên vẹn gia tài của mẹ tôi. Qủa thật anh là người rộng lượng, quảng đại, vị tha. Anh yêu thương tất cả mọi người. Chỉ có điều là anh không bao giờ tha thứ kẻ thù. Cái đám còn lại, trong đó có tôi và các em gái của tôi, thì tình yêu thương của mẹ tôi để lại có vẻ như chắt chiu hơn là ban phát.

 

3.

 

Hồi nhỏ ở SàiGòn có một lần tôi được xem phim một cuốn phim Ấn Độ ở rạp Long Phụng. Tôi gọi là tình cờ, bởi vì tôi vốn không ưa phim Ấn Độ, mặc dầu tôi biết mỗi dân tộc đều có nghệ thuật riêng của nó. Nhưng hôm đó trời SàiGòn rất nóng và tất cả các phim ở mấy rạp kia tôi đã xem hết rồi. Rạp Long Phụng chẳng mát mẻ gì, nhưng cuốn phim đã làm tôi suy nghĩ. Sau đó tôi quên bẳng nội dung câu chuyện, tôi chỉ nhớ hình ảnh bà mẹ Ấn Độ cầm súng bắn chết người con đạo tặc của mình. Thật không còn gì đau đớn bằng việc người mẹ phải cầm súng bắn con mình, bắn vào chính trái tim mình. Nhưng những ai đã xem cuốn phim này sẽ hiểu vì sao người mẹ phải can đảm lấy đi sự sống của người con. Người con trai của bà mẹ này là một tên cướp và bà đã khẩn cầu dân làng cho phép bà được chính tay mình xử tử người con. Tôi thấy đó là một người mẹ hết sức yêu con, và sức mạnh của bà đã làm cho tôi vô cùng sợ hãi. Tôi hiểu rằng trong tình yêu người ta có cách giải quyết riêng mà không phải ai cũng cùng giải quyết như thế.

 

4.

 

Hồi nhỏ có lần chị tôi nói chị yêu mẹ nhất nhà và nhiều lúc chị hỏi không biết nếu mẹ chết đi thì “chị em mình sẽ ra sao?” Tôi cũng vậy, tôi luôn luôn có cái cảm giác bơ vơ khi thoáng qua trong đầu ý nghĩ nếu một ngày nào đó mẹ không còn nữa. Tôi ghiền biết bao nhiêu nụ cười của mẹ tôi, tôi thèm biết bao nhiêu hơi thở của mẹ tôi... Cái tiếng dép của mẹ cũng làm trái tim tôi hồi hộp, cái màu tóc trắng của mẹ cũng làm tôi rung động...

 

Nhưng bà chị tôi không có dịp nhận ra cái cảm giác “nếu mẹ mất đi mình sẽ ra sao?”. Bởi vì chị đã bỏ mẹ và các em ra đi quá sớm. Mẹ tôi ôm xác chị ngồi khóc. Một cây tre già ngồi khóc măng non. Mà mẹ cũng chẳng khóc lâu. Mẹ đứng dậy tiếp tục mạnh dạn nuôi dưỡng các cây măng non khác. Những cây măng non nào mà chẳng có lúc trở thành những cây tre già để rồi lại tiếp tục khóc những cây măng non khác! Cuộc chiến tranh Việt Nam dường như đã đi ngược với quy luật trên.

 

5.

 

Hồi nhỏ tôi rất ít khi được gần mẹ. Mới bốn tuổi tôi đã xa gia đình, sống trong làng quê với một gia đình nông dân. Tuổi thơ tôi lớn lên giữa ruộng đồng và tiếng súng của cuộc chiến Việt-Pháp. Một người lính Lê Dương già bắt tôi làm con nuôi. Và ông ta đã kéo tôi đi từ mặt trận này sang mặt trận khác. Tôi sống giữa tiếng súng và bom đạn mặc dù tôi không phải là một người lính. Trong nhiều năm trời tôi chỉ có một tình cha nuôi chứ không có tình gia đình. Và càng không có “tình mẫu tử”. Tôi học chữ của người cha nuôi, học đánh vần, học đọc học viết, học toán… từ những người lính… Khi người cha nuôi tôi chết trong trận Đ. B. P., tôi mười bốn tuổi. Đó cũng là năm tôi tìm lại được gia đình. Nhưng tôi cũng chẳng ở được lâu với mẹ tôi. Tôi phải đi học tiếp ở nhà trường ở các lớp lớn hơn ở một thành phố khác. Cái vốn kiến thức hổ lốn của một đứa bé xa nhà ấy vậy mà giúp tôi học nhanh, học được bất ngờ [?]. Tôi nhẩy lớp cho kịp cái tuổi đã ở rừng, ở bụi, ở trong những cuộc chạy lon ton theo người cha nuôi từ chiến trường này sang mặt trận khác, tai nghe tiếng súng chứ đâu phải tiếng trống trường, nghe thứ ngôn ngữ đời lính xa nhà chứ đâu phải lời thầy cô bạn bè ngoài sân trường trong lớp học. Tôi đã qua một thời thấy máu và nước mắt nhiều hơn là nụ cười và vòng tay âu yếm....

 

Và sau cùng, tôi nếm được hạnh phúc muộn màng của một đứa học trò với sách vở cầm tay.

 

Xa nhà, mỗi tuần hay đôi khi cả mấy tháng tôi mới về thăm mẹ một lần. Mẹ tôi nói, con không về thì mẹ vẫn cứ chờ mỗi tuần. Bà ngồi ở hàng hiên mỗi chiều thứ Bảy nhai trầu chờ con. Đến tối mịt bà mới chịu lót tót về nhà. Mẹ có chiếc miệng móm, nụ cười từ bi, hai con mắt bác ái. Tôi xa mẹ quá lâu, nhưng một sợi giây vô hình đã trói tôi vào với mẹ tôi. Tôi biết tôi không làm gì cho mẹ đau khổ, nhưng tôi cũng biết tôi chẳng mang lại cho mẹ được chút niềm vui. Tuy vậy tôi nhận ra một điều là khi tôi yêu một người phụ nữ nào tôi luôn luôn nhận ra rằng có một cái gì đó rất tương hợp giữa mẹ tôi và khuôn mặt người con gái tôi yêu.

 

Đôi ba khuôn mặt của tình yêu đi qua đời tôi, nhưng khuôn mặt đích thực của tình yêu mà tôi không ngớt tìm kiếm vẫn là khuôn mặt mẹ tôi.

 

6.

 

Một lần cha tôi hỏi mày yêu ai nhất trong nhà? Tôi biết ông muốn tôi phải trả lời như thế nào, nhưng tôi không nói. Và tôi biết cha tôi chỉ hỏi như thế thôi. Ông không cần tôi trả lời. Và cũng bởi vì ông biết, tôi rất yêu mẹ tôi.

 

Khi những buổi chiều im vắng trong ngôi nhà nhỏ ở một quê hương mới, nhìn mẹ của các con tôi ngồi giữa những trang báo ngổn ngang, tôi thấy thấp thoáng đường nét khuôn mặt em sao giống khuôn mặt của mẹ tôi một cách lạ lùng.

 

7.

 

Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?

 

Mùa Vu Lan 1993.

 

24 Tháng Tư 2015(Xem: 29972)
Những hình ảnh những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam trong ngày hội ngô văn hóa toàn cầu 40 năm tị nạn, đáng vinh danh và trân trọng
24 Tháng Tư 2015(Xem: 20197)
Tháng tư đen tháng tư buồn hận tủi. Của bao người của nước Việt lầm than Mời xem youtube do Kiều Oanh thực hiện - Nhạc phẩm "HẬN LY HƯƠNG"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 27710)
Bây giờ đã là 40 lần 30/4 lại về. Biết bao oan khiên đã xảy ra cho dân tộc VN. Bao nhiêu xác người bỏ thây trên biển đông vì hai chữ tự do, bao nhiêu mạng tù nhân CS chết ức oan trên núi rừng Việt Bắc,
18 Tháng Tư 2015(Xem: 29477)
… 30 tháng 4, một ngày của mỗi năm, một ác mộng đã khởi dậy trong cuộc đời tôi, … 40 năm trôi qua, 40 lần của một cơn ác mộng. Giá của sự tự do mà tôi phải trả quá đắt.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 30588)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 27173)
Có những tình cờ trong cuộc sống để lại một dấu ấn suốt đời mang theo. Xin được ghi lại vài nét của một trong những chuyện không bao giờ quên trong lịch sử thuyền nhân.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 20702)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Bài " Ma Femme" Ca sĩ Claude Bazotti - Hạnh Phạm thực hiện youtube Video clip - Hạnh Phạm
29 Tháng Ba 2015(Xem: 25952)
Xin cám ơn Khánh Minh đã cho tôi một cảm nhận rất cụ thể rõ rệt về “cái-đang-là” của một “Mái Ấm”. Cám ơn ngôn ngữ trong veo của Khánh Minh đã giúp tôi tái hiện lại một vùng “Ký Ức của Bóng”
29 Tháng Ba 2015(Xem: 30053)
Tôi tự trách tôi. Nếu ngày đó tôi đừng chú ý gì nhiều đến em (dù đồng hương), tôi không để những tình cảm, xúc động lan tràn quá nhiều đến em, ... Hôm nay chắc có lẽ tôi cũng chẳng phải cảm thấy gì hơn.
28 Tháng Ba 2015(Xem: 27842)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Gửi Người Em Gái Miền Nam" - Nhạc Đoàn Chuẩn - Anh Dũng trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Ba 2015(Xem: 28290)
Tôi hằng tin ba trăm năm sau và thêm nhiều lần ba trăm năm nữa, thi phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với nhân gian…
20 Tháng Ba 2015(Xem: 26346)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "MƠ HOA"- Nhạc Hoàng Giác - Ca sĩ Ngọc Bảo Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
15 Tháng Ba 2015(Xem: 28301)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức : CHÀO EM MÙA ĐÔNG - CHIẾC LÁ MÙA ĐÔNG - TIỄN NHAU MÙA ĐÔNG - MÙA ĐÔNG VÀ MÂY XƯA - GỌI NHAU MÙA ĐÔNG - ĐÔI TAY MÙA ĐÔNG - DẤU CHÂN MÙA ĐÔNG - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông
15 Tháng Ba 2015(Xem: 30797)
“Người Biên Hòa dù sống nơi đâu cũng là đồng hương Biên Hòa”. Cảm nghĩ chân thật của giới trẻ Lưu Tuyết Hương như đã nói lên được sự mong ước sự đoàn kết thương yêu và quý mến của người Biên Hòa.
14 Tháng Ba 2015(Xem: 27289)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh XUÂN THÌ - Nhạc Pham Duy - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Ba 2015(Xem: 21554)
Nhiều đêm tôi nghe có tiếng gõ cửa nhưng tôi không buồn ngồi dậy. Kệ nó. Chẳng phải là công an đâu. Nếu công an nó đâu để mình yên. Có lẽ một ông quen nào đó. Chờ lâu không thấy trả lời rồi họ cũng đi thôi.
14 Tháng Ba 2015(Xem: 29634)
(Tặng Phẩm & Lynh) Anh như mây trắng trên trời, Nay đây mai đó cuộc đời thênh thang. Nỗi buồn riêng để Em mang, Những ngày "Xa vắng" Em sang "bên nhà"
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43288)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 25806)
Cám ơn những giọt nước mắt ngày mồng một Tết của cháu tôi. Vì nhờ nó ngày Tết năm nay thêm giá trị. Giá trị không phải là những giọt nước mắt rơi, mà giá trị ở chỗ cháu tôi bắt đầu hiểu biết để yêu thương cha mẹ
07 Tháng Ba 2015(Xem: 27924)
Vào ngày chủ nhật 22 tháng 2, ở San Jose hơn 30 chs Ngô Quyền Bắc California ngồi lại bên nhau vừa ăn Tết Quang Trung, vừa đón chào Thầy Phạm Gia Hưng về miền Tây nắng ấm tránh mùa Đông tuyết trắng của Virginia.