Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p12)

04 Tháng Tám 20171:14 CH(Xem: 18771)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p12)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p12)
 

Ông Nguyễn Văn Kịch

Có lẽ lời khai của Nguyễn Văn kịch là buồn cười và lố bịch nhất. Anh Kịch là tài xế của Đặng Sỹ đã khai là khi gặp mụ Luyến, mụ đã căn dặn Đặng Sỹ như thế này:
“Cố gắng làm tròn phận sự nhé.’’

(Lập Trường, số 6 tháng 6, 1964)

Nói như thế là ngụ ý ngay cả một mụ Luyến, một người đàn bà quê mùa, ít học mà cũng biết trước được kế hoạch ám sát ở đài phát thanh Huế.

Chuyên viên chất nổ

Thiếu tá Lê Văn Ấn, sở đạn dược nha quân cụ. Ra trước tòa, ông cho rằng Lựu đạn Ak3 (hay Mk3) là lựu đạn tấn công, sức công phá trong vòng 2 đến 5 thuớc. Ông chánh thẩm:

“Có giống như lựu đạn cay không? Không, đó là lựu đạn tấn công. Ông chánh án – sức công phá của nó có thể làm văng đầu đứt tay? Thiếu Tá Ấn: trong vòng bán kính 2 thước có thể chết, đứng gần văng đầu, tét da, tét thịt. Lựu đạn khi nổ có hai phần: Một phần thực sự bằng giấy cứng, một phần là hỏa pháo cơ bẩm bằng kim khí. Lựu đạn khi nổ tan không còn mảnh nào.”

Một đằng Đặng Sỹ nói, lựu đạn nổ không chết người, một đằng chuyên viên chất nổ nói chết người? Giấy cứng trong lựu đạn thì có thể gây chết người hay không? Và có thể gây tác hại bay mất đầu, thân hình dập nát không toàn thây?

Cái phần giấy cứng này đặt ra nhiều nghi vấn? Giấy carton có đủ gây sức chấn thương, nhưng có thể làm văng đầu, nát bấy cơ thể được không? Mà tại sao, không mang ngay một trái lựu đạn này cho nổ ngay trước toà? Sức nổ của nó sẽ có tác dụng phân rõ trắng đen ngay? Giết người hay không giết người? Giết banh xác hay mất đầu?

(Tóm lược báo Lập Trường, số 6/6/1964)

Theo tôi được biết, người Mỹ hay phóng viên của họ có thể đã quay phim vụ biểu tình trước đài phát thanh. Giá có được mấy thước phim đó thì chuyện trắng đen đã hẳn không còn cần mang ra bàn cãi đến bây giờ? Vũ Ngự Chiêu trích dẫn tài liệu The Pentagon Papers (Gravel), II:226 như sau:

“Dù được xem những khúc phim về cuộc đàn áp chứng minh quân lính của Sỹ bắn vào Phật tử. Diệm không thay đổi lập trường.”

(Vũ Ngự Chiêu, “Vài cảm nghĩ về Thượng Tọa Thích Quảng Đức”, Bài đã in trong Hợp Lưu 84 / tháng 8 và 9, 2005)

Có một cuốn phim như thế thật? Rất tiếc là trước tòa án, Chưởng lý đã không có được những khúc phim như thế làm bằng cớ? Và nhất là sau này, Trung Tướng Tôn Thất Đính có điều kiện truy lục cũng không kiếm ra được những khúc phim như thế?

Sự thật ở chỗ nào?

Phiên xử vụ án Đặng Sỹ kể là nhanh và gọn, kéo dài từ ngày mồng 2-6 đến ngày mồng 8-6 thì chấm dứt.

Những nhận xét sau đó cho rằng để chiều lòng TT Trí Quang trong vụ xét xử này cần được xét lại, vì trước khi toà án xét xử, TT Trí Quang đã gửi một lá thư xin tha mạng cho Thiếu Tá Đặng Sỹ.

Xem xét lại Hiện Trường thì đúng như TT Trí Quang xác nhận. Các nạn nhân bị chết ngay sát góc cửa lối vào đài phát thanh. Ở dưới nền nhà. Sát góc cửa, có một lỗ thủng bằng cái chén. Các cửa kính đài phát thanh đều bị vỡ, nhưng cửa gỗ đài phát thanh còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy rằng chất nổ bằng hơi, gây sức ép chứ không phải bằng mảnh đạn. Mảnh đạn thì sẽ để lỗ trên cánh cửa. Sức hơi thì hoặc cửa vẫn còn đó hoặc có thể làm bay cánh cửa.

Về chất nổ. Chuyên viên chất nổ nhìn nhận rằng chất nổ trước đài phát thanh Huế là một loại chất nổ cực mạnh. Là gì thì không biết được, nhưng QLVNCH chưa hề được cung cấp xử dụng. Ngay trong ngày 11-7-1963, Ủy ban liên bộ đã thông báo cho Ủy ban liên phái cho biết các em nạn nhân chết do chất nổ của Việt Cộng. Dĩ nhiên, Ủy Ban liên phái không chấp nhận kết luận này và trong hồ sơ của Nguyễn Lang cho rằn Bác sĩ Lê Khắc Quyến bị ép buộc phải ký biên bản như trên.

Thư của TGM Nguyễn Văn Bình gửi chính quyền

Tài liệu sau đây do Nguyễn Văn Trung chép lại là lá thư dài hai trang đánh máy, không có chữ ký, viết bằng tiếng Pháp của TGM Nguyễn Văn Bình gửi cho chính quyền, ngày 14-5-1964. Có nghĩa là lá thư can thiệp đã gửi cho chính quyền hơn nửa tháng trước như một lời cảnh báo.

“Monsieur le Chef d’État

Monsieur le Premier Ministre
Monsieur le Président du Comité Révolutionnaire Militaire

(…) En ce qui concerne particulièrement les catholiques, beaucoup d’entre eux à partir du 1-11-1963, ont étés injustement incrinimisés et durement mal traités. Bon nombre de fonctionnaires et de militaires catholiques ont étés victimes de mesures totalement injustifiées. Beaucoup sont incarcérés pour la seule raison qu’ils sont catholiques.

Si, jusqu’à maintenant, nous avons subi en silence toutes ces humiliations et injustices, ce fut uniquement dans le désir d’éviter de porter atteinte à l’esprit d’union nationale indispensacle à la lutte contre les communistes. D’autre part pleinement conscients de la situation extrêmement difficile et délicate dans laquelle se trouvait le Gouvernement, nous avons, avec une extrême patience, attendu de sa part des mesures fermes et justes.
À l’heure actuelle, continuer à garder le silence serait manquer gravement à notre devoir à l’égard de la nation.

blank

TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910 – 1995)

(…) Pour ce qui est du cas de Dang Sy, tout le monde voit qu’on ne veut pas juger sur le plan juridique, mais sur le plan politique et religieux. La preuve en est que, depuis plus d’un mois, une campagne d’excitation populaire par les films, la radio, la presse, réclame la peine de mort, en suscitant la haine dans le peuple et en exercant une pression sur le tribunal Révolutionnaire.

Avant la date du 8 mai 1963(le gouvernement ne le sait que trop) le commandant Dang Sy, officier de l’armée Nationale du Viêt Nam, a été trois fois blessés, sept fois cités pour avoir vaillement lutté contre les communistes et pour la sauvegarde de sa patrie.

Le fait de vouloir juger Dặng Sỹ est une injustice évidente.

En conséquence, nous prions instamment le Chef de l’État, monsieur le Premier Ministre, le Président du Comité Révolutionnaire Militaire de reconsidérer ce cas selon la vérité et la justice. Autrement, nous et tous les catholiques, nous sentons le devoir de défendre à n’importe quel prix, la vérité et la justice…

Avant le Ier Novembre 1963, nous vous clairement fait connaitre aux autorités notre position. Aujourd’hui nous faisons de même…

Monsieur Paul Nguyễn Văn Bình
Archevêque de Saigon
Représentant de l’Episcopat du Viêt Nam. 14-5-1964”

Lược dịch

“Kính gửi Quốc Trưởng
Kính gửi Thủ tướng chính phủ
Kính gửi Chủ tịch Ủy Ban cách mạng quân sự

(…) Về nhũng gì liên quan đặc biệt đến khối công giáo, nhiều người trong bọn họ kể từ sau 1-11-63 đã bị kết tội và đối xử một cách bất công. Nhiều công chức cũng như quân nhân công giáo là nạn nhân của những biện pháp hoàn toàn không có bằng cớ gì. Nhiều người đã bị giam giữ chỉ vì lý do họ là người công giáo.

Nếu cho đến nay, chúng tôi đã chịu đựng một cách thầm lặng tất cả những sự xỉ nhục và bất công, chỉ vì một lý do duy nhất là chúng tôi muốn tránh để giữ được tình đoàn kết Quốc Gia rất cần thiết trong việc chống lại cộng sản. Mặt khác, chúng tôi hoàn toàn ý thức được tính cách cực kỳ khó khăn và tế nhị của chính quyền trong hoàn cảnh hiện nay. Và chúng tôi chờ đợi ở nơi chính quyền những biện pháp mạnh mẽ và công bằng.

Trong lúc này, nếu chúng tôi cứ tiếp tục giữ sự im lặng thì sẽ là một thiếu xót nặng nề với bổn phận đối với đát nước.

Trong trường hợp Đặng Sỹ, mọi người đều thấy rằng người ta không muốn xét xử Đặng Sỹ trên bình diện Pháp lý, mà xét xử trên bình diện chính trị và tôn giáo.

Bằng cớ chúng minh là từ hơn một tháng nay, có một chiến dịch khích động quần chúng bởi những phim ảnh, đài phát thanh, báo chí, đòi hỏi một bản án tử hình cho Đặng Sỹ, bằng cách gây hận thù trong đám dân chúng cũng như ggay áp lực lên phía tòa án Cách Mạng.

Trước ngày mồng 8-5-1963, chính quyền hầu như chỉ biết Thiếu Tá Đặng Sỹ, như một sĩ quan của quân đội của VNCH, đã ba lần bị thương và 7 lần được vinh danh công trạng vì đã chiến đấu dũng cảm chống lại cộng sản và để bảo vệ tổ quốc.

Sự việc muốn sét xử Đặng Sỹ là một điều bất công hiển nhiên.

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Quốc Truongr, Thủ tướng chính phủ, ông chủ tịch Ủy Ban Cách Mạng quân sự xét lại trường họp Đặng Sỹ theo sự thật và công lý.
Mà nếu không được như thế thì chúng tôi và những người công giáo, chúng tôi cảm thấy có bổn phận tranh đấu bằng mọi giá cho sự thật và lẽ công bằng.
Trước ngay mồng 1-11 1963, chúng tôi đã có dịp bày tỏ cho chính quyền lập trường của chúng tôi. Ngày hôm nay chúng tôi cũng làm y như vậy.

Nguyễn Văn Bình
Tổng Giám Mục Sài Gòn
Đại diện cho Giáo quyền Việt Nam”

Sau lá thư của TGM Nguyễn Văn Bình, các Giám Mục kêu gọi giáo dân bình tĩnh. Tránh Hành động nóng nảy.

Trong số ra ngày thứ bảy, 16 tháng 5, Nhật báo Xây Dựng do LM Nguyễn Quang Lãm làm chủ nhiệm có đăng tải một bản tin 8 cột đặt tiêu đề như sau “Hội Nghị quan trọng bất thường của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam”. Nguyên văn bản tin ấy như sau:

“Mấy tháng qua, người công giáo khắp nơi cảm thấy một tình trạng ngột ngạt và từ đầu tuần vừa rồi hình như trong giới công giáo có một sự nhộn nhịp khác thường. Các vị cao cấp trong Giáo Hội Công giáo nhận được thêm báo cáo về hiện tình giáo hội trong giai đọan khẩn trương này, đặc biệt ở miền Trung.

“Ngày 14 tháng năm, tai Tòa TGM Sài Gòn, tất cả Giám Mục Việt Nam đã mở một phiên họp bất thường. Theo như chỗ chúng tôi biết, chương trinh Hội Nghị gồm nhiều điểm quan trọng, liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi tối cao của tín ngưỡng và tiền đồ dân tộc.

“Chiều 13 và sáng 15 tháng 5, hai cuộc Hội Thảo gồm nhiều vị giáo sĩ và giáo dân cũng đã được triệu tập. Hội Nghị đã cấp thời đề cử một ủy ban chấp hành và đi tới những quyết nghị cũng như những biện pháp quan trọng cần kíp để thực hiệnnhững quyết nghị trên. Bản Quyết Nghị đã được đệ lên Hàng Giáo Phẩm quyết định.
Ngay chiều 14 tháng 5, các giám mục đã ra thông cáo trấn an toàn thể khối Công giáo, khuyên tránh hành động nóng nảy, bởi vì các giám mục đã cương quyết kịp thời. Ap dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và Tổ Quốc.”

(Báo Chính Luận số 18/5/1964)

Trong bản tin của báo Chính Luận cho thấy tình trạng báo nguy khẩn cấp của hàng Giáo Phẩm.Tiếng nói của TGM Bình chỉ là tiếng nói đại diện mà đằng sau có sự ủng hộ của Hội Đồng Giám Mục.

Không khí nghẹt thở đã đến lúc có thể bùng nổ một cuộc biểu tình lớn của giới công giáo!

Kết luận

Lá thư của TGM, tuy lời lẽ ôn tồn, nhưng lại không thấy sự cứng rắn và cương quyết. Chắc hẳn khi nhận được lá thư này thì tướng Khánh — cho dù muốn chiều lòng dư luận giới Phật giáo đến đâu cũng phải đi tìm một giải pháp dung hòa giữa đôi bên. Sự thương lượng thế nào ở bên trong thì không được biết rõ.

Nhưng việc không tử hình Đặng Sỹ dứt khoát là một nhượng bộ của phe Khánh.

Chỉ đáng tiếc là viên chánh án xử thiếu tá Đặng Sỹ không đủ liêm khiết để sau này công khai cho biết đã bị áp lực như thế nào trong vụ xử án này. Ông quả thực thua xa tư cách của luật sư Quan khi biện hộ cho Cẩn.

Phần số phận Đặng Sỹ ngồi tù chẳng được bao lâu, khi ông Thiệu lên nắm chính quyền đã ký giấy thả cho về.

Nói cho cùng tòa án Cách Mạng sau 1963 chỉ giết được hai mạng người là Phan Quang Đông Và Ngô Đình Cẩn. Còn tất cả các án phạt tù chung thân khổ sai thì chỉ trong vòng một năm, tất cả các can phạm nều được thả về và nhiều người được thả về còn được thu dụng lại với một hồ sơ không tỳ vết.

Nếu như thế thì chúng ta nghĩ sao về trường họp hai án tử hình? Người thì đã chết, nhưng có nên trả lại công đạo cho họ không?

Còn lại chỉ có hai người duy nhất có nhúng tay vào máu.

Một là Dương Văn Minh đã chết.

Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật. Ông có thừa dũng khí để làm, để hành động, nhưng lại không đủ can đảm để nói ra hết sự thật trước lịch sử.

Cuộc sống hiện nay của ông có thể đếm từng ngày trước khi qua thế giới bên kia. Thời giờ đã không còn nhiều nữa.

Thật đáng tiếc lắm thay.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80589)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74053)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65718)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78505)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68806)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76235)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76828)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73857)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73958)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72702)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72040)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75569)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74264)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80533)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74117)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75867)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69130)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73786)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69377)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66548)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .