Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đỗ Thế Vinh - SẮC ĐẸP QUA THI CA

12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21845)
GS. Đỗ Thế Vinh - SẮC ĐẸP QUA THI CA

SC ĐP QUA THI CA

 

 

Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi. Đoạn văn sau đây dựa vào lời bình thơ ngắn gọn của thầy Trần Bích Lan trong một buổi mạn đàm sau giờ dạy triết tại lớp tôi ở trường Chu Văn An vào khoảng cuối năm 1963. Tôi đã tự nới rộng, thêm thắt ý mình, say mê kể lại cho nhiều bạn bè khi bàn luận về thơ văn và cái đẹp.

 

Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu (1741-1798) đã tả sắc đẹp "chim sa, cá lặn" của người cung nữ, đẹp cho đến nỗi chim và cá trở nên mê muội, say sưa trong vẻ đẹp. Trăng và hoa cũng phải say đắm mùi thơm. Những giai nhân như Tây Thi và Hằng Nga đều ngẩn ngơ, bàng hoàng hoảng sợ không ngờ người cung phi đẹp hơn mình đến thế.

 

tay thi

 

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn, 
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa, 
Hương trời đắm nguyệt say hoa, 
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. (1)

 

Qua đến thời Nguyễn Du (1765-1820), ông đã tả sắc đẹp chi tiết rõ ràng hơn, dùng vẻ đẹp của thiên nhiên như "khuôn trăng", "nét ngài", "mây thua nước tóc", ''tuyết nhường màu da" so sánh với người đẹp Thúy Vân và "làn thu thủy", "nét xuân sơn" khi so sánh với người đẹp Thúy Kiều. Thay vì diễn tả tình cảm ghen giận của những giai nhân khác như Tây Thi Hằng Nga, Nguyễn Du đi xa hơn đã diễn tả tình cảm của ngay cả những vật vô tri vô giác trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Qua ngòi bút sáng tạo của ông, hoa cũng phải ganh ghét, ghen tỵ vì thua sắc thắm và  liễu cũng phải tức tối, hờn giận vì kém vẻ xanh.

 

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.(2)

 

Sau đó ở thời đại Lưu Trọng Lư (1911-), người thi sỹ phải sáng tạo ra những ý tưởng và văn từ mới không thể dùng lại điều những thi sỹ thế hệ trước đã dùng. Trong bài "Trăng Lên" khi nói về sắc đẹp của người con gái, Lưu Trọng Lư không dùng ngoại cảnh, giai nhân khác hay ngoại vật để diễn đạt và so sánh nữa, ông đã dùng chính mình và tình cảm "hớp hồn", mê say của chính mình để tả sắc đep của người con gái. Cặp mắt của giai nhân đã làm choáng váng người thi sỹ khiến ông nửa say nửa mơ thấy cặp mắt trong đẹp thành một dòng sông thu hút ông đắm đuối chết lặng trong dòng mắt ấy.

 

Vừng trăng lên mái tóc mây,
Một hồn thu tạnh, mơ say hương nồng.
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lội trong dòng mắt em.(3)

 

thieu nu

 

Tôi không rõ Lưu Trọng Lư có bị ảnh hưởng của nhà thơ pháp Jacques Prévert (1900-1977) hay hai thi sĩ cùng thời ấy không hề biết nhau đã cùng sáng tạo sự diễn tả lòng đam mê mãnh liệt và cảm xúc say sưa tột cùng của mình trước cặp mắt đẹp của giai nhân. Trong Paris At Night (Trois Allumettes), Jacques Prévert cũng dùng tình cảm say mê, đắm đuối diễn tả cặp mắt đẹp mê hồn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, nhất là trong đêm tối khi ông ôm người đẹp trong tay mình.

Trois allumettes une à une allumées dans la nuit
La première pour voir ton visage tout entier
La seconde pour voir tes yeux
La dernière pour voir ta bouche
Et l'obscurité tout entière pour me rappeler tout cela,
En te serrant dans mes bras. (4)

Thâm Tâm (1917-1950) và Đinh Hùng (1920-1967) thay vì nói về cảm xúc rung động của chính mình là thi nhân trước vẻ đẹp như Lưu Trọng Lư và Jacques Prévert, đã thay đổi cách diễn tả vẻ đẹp qua tâm tư và hành động của chính giai nhân. Cả hai thi sỹ đưa vào một sáng tạo mới thoát bỏ ảnh hưởng của những thi sỹ đi trước khi nói lên được cái đẹp "động" thay vì "tĩnh" của cặp mắt giai nhân.Thâm Tâm đã đưa được cảm xúc vào cặp mắt trong đẹp nhưng đầy u uẩn khi ông diễn tả tâm tình của người yêu lúc chia ly trong "Tống Biệt Hành". Cặp mắt đẹp phản ánh nỗi buồn mênh mông như cả một hoàng hôn đang chìm v ào đêm tối u buồn của chia ly xa cách.

Đưa người ta không đưa sang sông 
Sao có tiếng sóng ở trong lòng? 
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, 
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?(5)

 

Trong tưởng tượng và say mê, Đinh Hùng qua bài "Tình Tự Dưới Hoa"cũng đã hứng khởi phác hoạ cái đẹp liêu trai của giai nhân như vầng trăng tròn trong đêm tối. Nhà thi sỹ thấy đôi mắt giai nhân trong, đẹp, và nguyên thủy hoang sơ cho đến nỗi đã phản ánh rõ rệt minh chứng được sự trong trắng ngây thơ tựa những lá dừa hoang dại đang "lả" xuống, buông lơi xào xạc bay trong gió. Đẹp hơn nữa, đôi mắt sâu thẳm thấu hồn dường như đã nói lên được tất cả tình yêu trinh nguyên trọn vẹn của giai nhân mà không cần diễn tả bằng lời.

 

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng 
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng 
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại 
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng(6) 


Sang đến thời Nguyên Sa (1932-1998), trong "Tháng Sáu Trời Mưa" thay vì so sánh trắng như ánh sáng và mướt như cỏ Xuân, nhà thi sỹ đã nói lên phản ứng và nhu cầu của chính mình trước vẻ đẹp đang chiêm ngưỡng mà không còn cần ánh sáng và cỏ Xuân mềm dịu nữa. Đi xa hơn một bước, Nguyên Sa đã phát hiện được người đàn bà chính là nhan sắc, là vẻ đẹp (beauty itself) và không còn là người đàn bà chỉ có thuộc tính của cái đẹp hoặc giống như vẻ đẹp nhất (the most beautiful woman) nữa. Khi thi sĩ gọi tên người đàn bà đẹp nhất là "nhan sắc" thì chữ giai nhân tự nó không còn nữa vì người đẹp từ nay đã được thăng hoa thành nhan sắc.

 

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng 
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân 
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân 
Vì anh gọi tên em là nhan sắc (7)

 

Đỗ Thế Vinh

Phóng tác theo ý của thi sỹ Nguyên Sa

 

 

Nguồn:

(1) http://chimviet.free.fr/vanco/cungoan/cungoan.htm

(2) http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kieu/kieu_0001-0244.html

(3) http://vannha.tripod.com/thivanvn/luutronglu/luutronglu.htm

(4) http://francais.agonia.net/index.php/poetry/116729/index.html

(5) http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/3/10/13495/cam-nhan-tong-biet-hanh-cua-tham-tam.html

(6) http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=3024

(7) http://www.thica.net/2008/03/13/thang-sau-tr%E1%BB%9Di-m%C6%B0a/

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76190)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73829)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73927)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72669)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72009)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75530)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74207)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74073)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75834)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69094)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73729)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69337)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66510)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65423)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76740)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!