Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - Người Muôn Năm Cũ.

28 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 73955)
Nguyễn Trần Diệu Hương - Người Muôn Năm Cũ.

 

 

 NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

 

thay_giao-content

 

 

(Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”)

 

 

thay_phungthaitoan-1-thumbnail* Mùa Đông năm 1995, giữa lúc mọi người đang giăng đèn kết hoa để đón mừng Chúa Giáng Sinh, chúng tôi cũng mua hoa, mua đèn nhưng để viếng Thầy Phùng Thái Toàn, cố Giáo Sư dạy Lý Hóa ở Ngô Quyền vào đầu thập niên 70. Tôi chưa được hân hạnh học với Thầy Toàn, Thầy chuyên dạy lớp Mười Hai trong lúc tôi đang còn ở những lớp đầu tiên của bậc Trung học, nhưng đất khách quê người, Thầy lại không có gia đình nên học trò cũ của Thầy lẫn “học trò tương lai” như tôi tụ tập rất đông đủ để chào vĩnh biệt Thầy lần cuối. Đó cũng là lần đầu tiên tôi liên lạc với nhóm cựu học sinh Ngô Quyền ở miền Bắc California. Anh Thầy Toàn ở tận bên Pháp, nên ngay lúc Thầy vừa nằm xuống, ba người bạn thân nhất của Thầy lúc đó, có cô Tâm là Giáo Sư Sử Địa dạy tôi năm lớp Bảy, lo cho Thầy rất tận tâm, chu đáo. Trong lúc chờ anh Thầy bay qua từ Pháp, chúng tôi, cựu học sinh Ngô Quyền của rất nhiều niên khóa đã đến thăm Thầy lần cuối. Thầy nằm bình an, bỏ lại cuộc đời nhiều hệ lụy, bỏ lại nhiều định luật Vật Lý trong đầu những cô cậu học trò “thời mới lớn tuổi mười lăm mười bảy” của ngày nào. Trông Thầy không khác nhiều với những năm còn đứng trên bực giảng. Tôi không khóc như các chị đã được học Thầy nhưng khi đứng trước di ảnh của Thầy, tôi đã khấn: 

 “Kính thưa Thầy, em chưa được học Thầy ngày nào, nhưng xin được khấn Thầy thay cho các học sinh cũ của Thầy đã không có dịp chào Thầy lần cuối. Em cầu mong, kiếp sau nếu còn phải làm người, Thầy cũng sẽ đi dạy như Thầy đã làm từ ngày còn ở trong nước." 

Trời mùa Đông ở miền Bắc CA lạnh buốt, chúng tôi thở ra khói, nhưng tôi tin ở một nơi nào đó trong cõi hư không, nhìn xuống cuộc đời, Thầy Toàn vẫn rất ấm lòng dù không có nhiều người để tang cho Thầy như những đám tang người quá cố có đông con cháu. Hình như tình nghĩa Thầy trò là nhiên liệu đặc biệt nhất sưởi ấm lòng Thầy trò chúng tôi mùa Đông năm đó.


thay_pham_khac_thanh-thumbnail* Nạn kẹt xe hầu như cả bảy ngày trong tuần ở Los Angeles đã ngăn không cho tôi đến viếng thầy Phạm Khắc Thành (cố Hiệu Trưởng Trung học Ngô Quyền đầu thập niên 70) lần cuối. Cả tôi lẫn anh bạn thân lái xe hôm đó đều không phải là dân địa phương nên chúng tôi đã đến trễ khi tang lễ Thầy đã xong. Hôm nay xin được viết một vài kỷ niệm về Thầy để thay cho nén hương trước linh cửu của Thầy mà tôi không còn dịp được thắp. 

Tôi cũng không được hân hạnh học với Thầy Thành, nhưng tôi có một kỷ niệm rất đặc biệt với Thầy mà ít có học sinh nào có được. Hồi đó, năm 1973, thân phụ Thầy Phố qua đời ở Sàigòn, Thầy Thành với cương vị Hiệu Trưởng dẩn tôi và Phương (chúng tôi là học trò năm đó của Thầy Phố) vào tận chùa Vạn Hạnh phân ưu với Thầy Phố. Tôi còn nhớ hôm đó chúng tôi học buổi chiều, chuông vừa reo, Thầy Hưng, Giám Thị đến lớp chúng tôi với giấy mời Phương và tôi lên Phòng Hiệu Trưởng, chúng tôi xanh mặt, không biết mình đã làm gì để bị lên Văn phòng gặp Thầy Hiệu Trưởng. Nhưng sau đó, chúng tôi rất vui vì được nghỉ một buổi học, đại diện học sinh Ngô Quyền (đặc biệt là học sinh đang học với Thầy Phố niên khóa đó) đi Sàigòn viếng thân sinh Thầy Phố vừa mới qua đời.

Thầy dẫn hai đứa nhóc chúng tôi, ở tuổi mười hai lúc đó, ra bến xe đò di Sàigòn, đặt vòng hoa và mang đến chùa Vạn Hạnh chia buồn với thầy Phố. 

Lúc đó, chúng tôi còn nhỏ, lại là con gái, mặc dù đi hai tay không (cặp sách để lại trong lớp nhờ bạn mang về) nhưng không giúp gì được cho Thầy, lại còn ham nhìn ngó đồ chơi bán hai bên lề đường, Thầy Thành vừa phải mang vòng hoa, vừa nhắc nhở, để mắt đến hai con nhỏ ham nhìn búp bê bán hai bên đường hơn là lo nhìn theo Thầy. Nhưng đến lúc thấy Thầy khệ nệ mang vòng hoa phúng điếu lên xe thì chúng tôi sực tỉnh, lo chạy theo Thầy, không bắt Thầy phải nhắc nhở. Trên đường về, ba Thầy trò đều ốm nên ngồi cùng trên một chiếc xích lô máy, ra bến xe về lại Biên Hòa, Thầy Hiệu Trưởng ân cần hỏi:

- "Các con có đói bụng không?"

Cả hai đứa đồng thanh:

- "Thưa Thầy không, tụi con muốn về nhà."

Thầy cười hiền từ:

- "Thầy đã cho người báo cho Ba mẹ các con biết hôm nay các con về trễ."

 Đó là kỷ niệm duy nhất rất đặc biệt tôi và Phương, cô bạn thân cùng lớp có được với Thầy Hiệu trưởng Phạm Khắc Thành. Sau nầy, bên đời lưu lạc, có dịp gặp lại anh Luận, con Thầy, chúng tôi còn được biết thêm không những Thầy là một nhà mô phạm gương mẫu mà còn là một người cha toàn hảo. Được đi viếng người quá cố với Thầy nhưng khi đến phiên Thầy về với “hạc nội mây ngàn”, tôi đến trễ, không được chào Thầy lần cuối, xin được viết bài nầy như một nén hương lòng thành kính tưởng niệm Thầy.

 


thaynguyenminhman-thumbnail* Khi được Ban Chấp hành HCHS NQ báo tin Thầy Nguyễn Minh Mẫn qua đời tháng 8 năm 2004 ở miền Nam CA, dù đang rất bận với một project quan trọng ở sở, tôi cũng thu xếp bay về viếng Thầy vì Thầy dạy Pháp Văn năm tôi học lớp tám. Kinh nghiệm từ lần đi viếng linh của Thầy Thành, tôi đến miền Nam CA từ buổi trưa, và nhờ anh Tuấn chị Hiền (là dân địa phương) đi đón để khỏi bị trể. Chúng tôi đến nhà quàn cùng lúc với rất đông cựu HSNQ khác, và rất đông các Giáo Sư NQ đến viếng Thầy. Chúng tôi lần lượt xếp hàng hai vào nơi Thầy an nghĩ trước khi về với cát bụi. Không hề sắp đặt trước, nhưng những bài học Công Dân Giáo Dục năm nào vẫn còn trong mỗi chúng tôi, nên những ba hàng ghế sắp sẵn được dành cho quý Thầy Cô, và các Anh Chị lớp lớn, tôi ở lớp sau, lặng lẽ đứng ở góc phòng, nghĩ về những ngày ngồi ở lớp 8/1 nghe Thầy dạy những bài học trong quyển “Cours De Langue” mà nghe cay ở mắt.

 Chúng tôi lần lượt thắp hương cho Thầy, và xếp vòng tròn đến nhìn Thầy lần cuối. Thầy nằm đó, vẫn từ tốn, an nhiên như thuở còn đứng trên bục giảng, bắt chúng tôi kể về hai nhân vật Pierre và Marie bằng tiếng Pháp. Tôi lén lên nắm tay Thầy lần đầu cũng là lần cuối, bàn tay Thầy lạnh cóng nhưng hẳn là ở đâu đó Thầy đang nhìn xuống từ cõi hư vô, chắc lòng thầy vẫn ấm. Tôi khấn với Thầy:

 -"Thưa Thầy, con là Diệu Hương, xin được khấn Thầy cho cả lớp 8/1 ngày xưa, tụi con xin cám ơn Thầy đã dạy dỗ tụi con nên người, và cùng xin lỗi Thầy nếu ngày xưa, còn nhỏ dại, đôi lúc ham chơi hơn ham học, đã có lúc làm Thầy buồn lòng. Con cầu xin, nếu kiếp sau vẫn phải làm người, con cũng xin được học với Thầy thêm lần nữa…" 

 Tôi cúi đầu chào Thầy lần cuối trong tiếng nấc của chị Minh Thủy, một đàn chị của lớp Pháp văn từ nhiều năm trước. Đó là lần đầu tiên tôi tiễn một vị Thầy cũ của mình ra khỏi kiếp nhân sinh.

 Sau nầy, tôi được nghe Thầy Phố kể về những ngày cuối đời của Thầy Mẫn, không còn có học trò sớm thăm tối viếng như thời còn ở quê nhà, nhưng mỗi một lần Cựu Học Sinh NQ họp mặt, Thầy đều được các Thầy thế hệ sau đến tận nhà đưa đón Thầy để Thầy còn được dịp nhìn lại học trò cũ, nhiều người tóc đã trắng màu sương khói nhưng tinh thần “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn còn đó không nhòa. Đó phải chăng là phần thưởng lớn nhất cho những người đã một thời đứng trên bục giảng?


 

thaycanh_-thumbnail*Mới đây, cận Tết âm lịch, vào một buổi sáng đến sở, check Email, nhận được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh lâm trọng bệnh phải vào Intensive Care Unit, tôi vội gọi điện thoại cho Thầy Phố báo tin vì linh tính cho tôi biết Thầy Cảnh sẽ không còn ở với chúng tôi được lâu. Thầy Phố, vừa là đồng nghiệp ngày xưa, vừa là hàng xóm bây giờ, vội vào thăm Thầy Cảnh, để kịp nói chuyện với Thầy trước khi Thầy chìm vào hôn mê, và ra khỏi kiếp nhân sinh.

 Tôi cũng Email cho Thầy Thu, là đồng nghiệp dạy Toán của Thầy để báo tin Thầy đã trở bệnh rất nặng. Tôi không được hân hạnh là học trò của Thầy Cảnh, nhưng là một học sinh ban Toán ngày xưa, và đang làm một công việc đầy những dãy con số bây giờ, lúc nào tôi cũng rất quý trọng Thầy Cảnh nói riêng, và tất cả Thầy Cô dạy Toán nói chung. Dạo đó, công việc ở sở đang đến hồi tất bật nhất, phải đi làm đủ 7 ngày trong tuần, tôi không có dịp tiễn Thầy về với cát bụi, nhưng bằng Email và bằng website của Hội CHSNQ, tôi được thấy toàn bộ hình ảnh tang lễ Thầy từ ở Việt Nam cho đến Mỹ. 

 Một lần nữa, dù bận rộn với đủ mọi thứ trên đời, CHS Ngô Quyền và quý Thầy Cô đã tề tựu để viếng Thầy Cảnh lần cuối . Trong nước mắt tiếc thương của gia đình, học trò, và đồng nghiệp, chắc là Thầy ra đi thanh thản với nghĩa Thầy trò vẫn như xưa dù chúng tôi đã ở xa quê nhà hơn nữa vòng trái đất, và thời Trung học càng lúc càng nhạt nhòa trong ký ức…

 

 CA, tháng 3/2006 

 

19 Tháng Tư 2013(Xem: 81937)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm , tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91067)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77754)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74606)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77280)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86408)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70605)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 72002)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73644)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70886)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84732)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96328)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71966)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65985)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82523)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103495)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109822)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101098)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148150)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99530)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất