Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lữ Công Tâm _ Chiếc Lá Mùa Đông.

28 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 72047)
Lữ Công Tâm _ Chiếc Lá Mùa Đông.

 

Chiếc Lá Mùa Đông

 

 

* Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa. 

 

 

Cơn gió Santa Ana trái mùa mang nhiều hơi nóng xoáy mạnh từng chập lên những hàng cây sau nhà, làm cho những chiếc lá mùa Đông rơi vội vàng trên thảm cỏ xanh. Lòng tôi vẫn còn bồn chồn, xúc động sau cuộc đi thăm thầy Cảnh ở bịnh viện Fountain Valley trở về.

Theo thói quen khi ngồi vào bàn làm việc, tôi mở trang web của trường Ngô Quyền. Bấm vào mục tin buồn, thầy Dương Hòa Huân, tổng giám thị, đã ra đi trong tháng tư năm vừa qua, đến tháng tám tới lượt thầy Nguyễn Minh Mẫn. Như có một cái gì bất an khi tôi nghĩ đến thầy Cảnh. Thầy vừa là một người thầy của ngôi trường ngày xưa và cũng là một người bạn rất tích cực trong những công tác xây dựng cho hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền ngày nay. Những câu nói bông đùa của một người trong cơn bệnh với một tinh thần đầy lạc quan là mình sẽ bình phục sớm để dự tiệc tất niên của hội Biên Hòa và cùng tôi nhấp ly cà phê sáng nơi quán Tài Bửu ở góc đường Magnolia và Bolsa. Tôi đã nhìn thầy với một sự lo ngại trong căn bệnh của thầy, nhưng thầy đã nói tiếp, “Cô Huệ còn đẹp lắm, thầy chưa chịu chết đâu!” Linh cảm của tôi trong thời kỳ còn tại quân ngũ, thường những người sắp mất, họ hay có những câu nói rất tỉnh táo và tôi xem như là điềm gở, nhưng cũng cố an ủi thầy mau lành bệnh để tiếp tục những sinh hoạt vui vẻ của hội mình.

Một tuần sau đó, ngày 4 tháng Giêng 2006, một buổi chiều buồn lúc 6 giờ 30, những cú phone liên tục của bạn bè cùng trường là thầy đang hấp hối ở phòng 298. Tôi vội vàng đến ngay bệnh viện nhưng đã trễ. Thầy ra đi thật an bình trong những tiếng kinh cầu của nhiều bạn hữu cựu học sinh Ngô Quyền và những người thân đang vây quanh thầy trong lúc lâm chung. Tôi cố tập trung nhìn thầy thật kỹ, gương mặt như đang ngủ, như có một giọt nước mắt nào còn đọng lại giữa hai hàng mi khép kín. Tôi cố gắng ghi lại những hình ảnh thật còn sót lại sau cùng của thầy vì tôi biết rằng sắp tới đây khi họ di chuyển thầy ra nhà quàn, có nhìn lại được thầy thì gương mặt đã đổi thay bởi những sửa chữa của nhân viên phục vụ nhà quàn !

Thầy nằm đó trong tiếng cầu kinh phát ra từ cái máy phát thanh ở đầu giường. Linh hồn thầy đang ở đâu? Hãy cùng tôi về thăm lại ngôi trường xưa, nơi đã gắn liền với hơn một phần ba đời thầy, với phấn trắng bảng đen và trên bục gỗ giảng bài của lớp học, với những công thức toán hay những nan đề phức tạp, thầy đã từng hướng dẫn biết bao nhiêu học trò. Không một đáp số nào mà không giải được, chỉ có bài đáp số “số mạng” là thầy chịu bó tay phải không thầy!

Dòng tư tưởng của tôi bỗng trôi bềnh bồng chảy ngược về nguồn, bên xác thầy tôi thấy lại ngôi trường xưa, lúc đó là vào thập niên 60 lúc mà lực lượng Mỹ đổ bộ mạnh nhất vào Việt Nam. Cuộc sống của người dân Biên Hòa đầy xáo trộn, trường tôi lúc đó chỉ có hai dẫy lầu, đối diện với cổng trường là quán cà phê Phương Anh và quán Hoa Tình Thương, nơi điểm hẹn của những mối tình đầu học trò cho đến bây giờ cũng… chưa thành duyên nợ. Bước vào cổng trường, bên trái là phòng thí nghiệm, bên phải là dãy phòng học của trường bán công Trần Thượng Xuyên. Trung tâm sân trường là cột cờ, nơi mà mỗi buổi sáng thứ Hai, nam sinh phải mặc đồng phục quần trắng áo trắng thay vì thường ngày là quần xanh áo trắng, và nữ sinh phải là áo dài xanh thay vì áo dài trắng, nghiêm chỉnh chào quốc kỳ và hát quốc ca. Anh chị nào mà giỡn mặt thì biết tay của thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo. Lớp tôi À2 vào thời đó có những tên tuổi mà bây giờ cũng rất là thân thuộc với hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền ở hải ngoại như: Phan Kim Phẩm, Trương Kiến Xương, Lê Văn Tới, Đỗ Cao Thông, còn bên B1 thì toàn là những tay phá phách có hạng như: Võ Hải Dương, Lê Văn Thành, hai anh em sinh đôi Phùng Minh Đức và Phùng Minh Đạo. Lớp của tôi thì ở trên lầu, chúng tôi thường có cái thú từ trên cao có thể nhìn xuống sân trường ngắm các cô nữ sinh Ngô Quyền trong tà áo trắng tung tăng như những đàn bướm lượn trong buổi trưa hè.

Tôi bỗng chợt nhớ đến một bài viết về “Chất Nữ Sinh” của anh Lâm Thạch Sanh, cựu học sinh Ngô Quyền, trong giai phẩm Xuân vẫn còn gây những ấn tượng trong tôi cho đến bây giờ. Anh có bộ óc tưởng tượng rất là phong phú cho những cô nữ sinh thời ấy như những chất hóa học, đó là chất nữ sinh. “ Chất nữ sinh thường rất cứng trong những cuộc biểu tình, nhưng rất dễ tan trong rạp xinê”.

Còn biết bao nhiêu là kỷ niệm trở lại trong ký ức của tôi khi nghĩ đến mái trường thân thương cũ, đến tình thầy trò. Tôi còn nhớ đến từng cá tính những người thầy, mỗi người một đặc điểm như thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo trong sân trường luôn luôn với trang phục áo tay ngắn để lộ những bắp thịt rắn chắc, những tay học trò lì lợm phá phách đến mức nào thấy thầy cũng phải kính sợ. Cũng như những câu chuyện dí dỏm về vợ chồng thầy Mai Kiến Phúc. Thầy là người đỗ thủ khoa từ đại học sư phạm, bù lại cô Nguyễn Thị Kim Còn vợ của thầy thì lại đỗ đội bảng. Thời ấy, giờ học của thầy Phúc rất là khuôn khổ, học sinh nào đi trễ chừng năm phút thì sách vở sẽ bay ra cửa. Thầy là người thầy dạy Lý Hóa ở đệ nhị cấp mà chúng tôi rất khâm phục, vì khi thầy bước vào lớp chúng tôi chưa bao giờ thấy thầy mang theo sách để giảng bài, kể cả những lúc thầy đọc những bài toán lý hóa, dường như cũng nằm sẵn trong óc thầy mà ra. Rồi đến thầy Lâm Tấn Văn, đôi môi lúc nào cũng mọng đỏ như thoa son, cùng với phấn trắng bảng đen, thầy giảng những bài sinh vật học, mà không cần sách vở mang theo, sau bài giảng học sinh cảm thấy hình như mình đã thuộc bài rồi. Rồi hai anh em thầy Nguyễn Thất Hiệp và Nguyễn Bát Tuấn, hai anh em ruột thịt đã cùng dạy chung một trường. Thầy Thân Trọng Hưng trong những bài giảng văn thao thao bất tuyệt, thầy viết chữ Hán như rồng bay phượng múa…Còn nhiều thấy nữa mà tôi không kể hết ra được!

Thầy Cảnh thấy không? Trường xưa còn đó mặc dù có nhiều đổi thay của thời cuộc, nhưng may mắn thay trường vẫn còn mang tên của vị anh hùng Ngô Quyền. Các bạn cũng như các thầy cô đang chuẩn bị cho hội trùng phùng 50 năm ngày thành lập. Trường. Vui biết bao cho lần hội ngộ kỳ này, khắp thế giới hội tụ về đây để kỷ niệm khiến tôi không khỏi bùi ngùi nghĩ đến thầy. Ba lần trong bốn tháng, năm vừa qua, mở lại trang web, ba người thầy cũ đã ra đi vĩnh viễn. Đời người thật ra mong manh đến thế sao? Có phải cũng như những chiếc lá vàng mùa Đông, chỉ cần một cơn gió nhẹ có thể rơi rụng bất cứ lúc nào!

Mười một giờ ngày 17 tháng Giêng năm 2006 nơi nhà quàng số 5 Peak Family, sau hồi kinh siêu độ mà hầu hết những cựu học sinh Ngô Quyền và các bạn đồng nghiệp cùng tụng đọc cho thầy, anh Tô Anh Tuấn cùng với Ban Chấp Hành. đã thay mặt cho hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền đọc lời tiễn biệt Thầy. Bài đọc đã tuyên dương, ca ngợi thầy Nguyễn Phong Cảnh, khi nhắc nhớ đến hàng ngàn chs Ngô Quyền đã từng là học trò của thầy sẽ không bao giờ quên công lao của một nhà giáo tài giỏi, tận tụy với nghề nghiệp và  nhất là tấm lòng thương yêu học trò bao la của Thầy. Hội Ái hữu chs Ngô Quyền sẽ không bao giờ quên những đóng góp tâm sức của Thầy trong những ngày đầu đầy gian khó để thành lập và phát triển Hội cho đến ngày nay

Tôi đã nghẹn lời và chảy nước mắt, đã không nói hết được những gì mà tôi muốn nói với thầy trong bài cảm tưởng sau cùng để thay mặt cho hội Biên Hòa đưa tiển Thầy.

Nắp áo quan từ từ đóng lại, cửa trần gian của thầy cũng đã đóng lại vĩnh viễn từ đây! Nhưng cũng là lúc ở bên kia, cõi bình an của thầy đã rộng mở. Thầy đang ở một thế giới không có nợ nần, xung đột, không có hận thù, chiến tranh, cũng như cô Huệ, người bạn đời của Anh đã thương tiếc cho Anh những lời sau cùng, “Anh hãy an tâm ra đi vì người thân của Anh ở lại đã có bạn bè giúp đỡ”.

Cơn gió mùa Đông thổi mạnh, bên quan tài buồn, tôi cùng Mai Trọng Ngãi, Đỗ Hữu Phương, Tô Anh Tuấn, và vài người nữa tay nắm chặt quan tài như cố giữ lại những hình ảnh sau cùng, trên đường di chuyển quan tài qua nhà hỏa táng, biết chắc rằng chốc lát nữa đây những hình ảnh cuối cùng này và cả cái thân xác tạm bợ này rồi cũng sẽ trở thành tro bụi mà thôi!

Thôi thì “Cát bụi hãy trở về với cát bụi. Tro tàn hãy trở về với tàn tro”. Cái triết lý “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, chí lý lắm thay! Nếu thầy có sống khôn chết thiêng, thì phù hộ cho những người còn ở lại có được một tâm hồn bình an, và cho hiệu đoàn Ngô Quyền luôn luôn vững mạnh, biết đoàn kết và tha thứ cho nhau trong tình huynh đệ! Chào vĩnh biệt người thầy và cũng là người đồng hương đầy thân thương.

 

                                                                        Cali mùa Đông 2006

                                                                          LỮ CÔNG TÂM

 

 

 

13 Tháng Sáu 2015(Xem: 24454)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Hãy yêu thương và bảo vệ họ bằng tất cả trái tim chân thành và chịu đựng.
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 26730)
hế mà, khoảng chừng một tháng sau, sáng sớm nào quanh Hồ Con Rùa cũng có hai chiếc xe Vélo Solex và Vespa dựng cạnh nhau, còn phía bờ hồ thì có một đôi trai gái ngồi kề nhau, nói cười khúc khích...
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 27226)
Mong rằng những bạn Tam C ngày đó đọc được bài này, để bắt cầu nối với nhau. Mong các bạn rủ nhau về họp mặt trong ngày July 4/ 2015 tại miền Nam Cali.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 29141)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HẠT MƯA VÀ NỖI NHỚ - Nhạc Quốc Dũng - Trình bày: Tấn Phước
31 Tháng Năm 2015(Xem: 29759)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức VẪN NỢ CUỘC ĐỜI - Nhạc Nguyễn Nhất Huy - Trình bày: Tấn Phước
23 Tháng Năm 2015(Xem: 17153)
Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng người Việt Nam xa xứ không thể nào bỏ quên những gì thuộc về quê hương và kỷ niệm. Đó là những thứ rau trái quê nhà.Thiếu nó như thiếu đi sức sống và mất một phần đời.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 32161)
Giọt nước mắt vẫn chảy xuống mỗi lần đến ngày Memorial Day,... 40 năm đã trôi qua, giấc mơ hay là hiện thực? " Bức tường đen" vẫn hiện diện trước mặt tôi.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 24687)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
21 Tháng Năm 2015(Xem: 27880)
Tác giả: Phạm Duy Trình bày: Thanh Lam Âm nhạc: Vương Hương, Luân Vũ
16 Tháng Năm 2015(Xem: 24454)
Tháng Năm là tháng của hoa Muguet. Trong ngôn ngữ của loài hoa, Hoa Muguet mang thông điệp "Sự trở lại của hạnh phúc" ...Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh.
15 Tháng Năm 2015(Xem: 25614)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức Nhạc: CON YÊU - FREDDIE ANGUILAR - Lời Việt: CẨM VÂN - Trình bày: Tấn Phước
13 Tháng Năm 2015(Xem: 25054)
Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con ...
09 Tháng Năm 2015(Xem: 22004)
"Tiễn con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương.
08 Tháng Năm 2015(Xem: 28776)
Mời thưởng thức BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN - Nhạc của Đức Huy - Tiếng hát ChsNQ khóa 14 Thanh Lan - Trình bày The Friend Vương Hương & Luân Vũ
08 Tháng Năm 2015(Xem: 28265)
Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, tội nhớ lại giọt nước mắt cuối cùng của Mẹ tôi, giọt nước mắt vô giá mà tôi không sao tìm lại được … cho dù trong cả suốt cuộc đời tôi,
02 Tháng Năm 2015(Xem: 24797)
Tôi cũng khóc cho những ước mơ của tôi vừa chớm nở ̣đã tàn lụi... Tôi bỏ lên sân thượng ngước mắt nhìn lân bầu trời cao thẳm... bầu trời hôm đó tối như bầu trời của đêm ba mươi...
02 Tháng Năm 2015(Xem: 29338)
Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L. “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Ca Dao)
02 Tháng Năm 2015(Xem: 26083)
Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 25341)
Tôi sẽ về để nghe Chích Choè trên cây khế trước nhà tung tăng réo gọi .Nước mắt nào rơi-giấc mơ vừa tỉnh thức ...tháng Tư buồn thổn thức giữa đêm thâu...thương quá Việt Nam ơi !
25 Tháng Tư 2015(Xem: 30001)
Ngày 30 tháng 4 là ngày đầu tiên tôi đã thấy Bố rơi lê, cho thân phận GĐ ,cho Tổ Quốc và cho một chuyến lưu vong đã không thành. ..Giờ nầy Bố Mẹ tôi đã ra người thiên cổ, nắm tro tàn cũng đã nằm trong lòng đất lạnh.