Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

AC - NHỚ

17 Tháng Bảy 20151:41 SA(Xem: 38573)
  • Tác giả :
AC - NHỚ

 

NHỚ
nhớ

...

''Tôi xa Biên Hòa năm lên mười tám khi vừa biết thương
đôi tay ngọc ngà như vương như vấn ai đong thật đầy
Biên Hòa ơi giờ biết ra sao bây giờ... ''


Cái tuổi... đủ khôn lớn để ghi nhớ những ngày hạnh phúc hồn nhiên của mình bên bờ sông Đồng Nai... Mơ màng, lãng đãng...

... Dấu chân của bầy học trò con gái, Khiết Tâm , Ngô Quyền... cùng tiếng cười trong trẻo đã trải dài từ đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường Trịnh Hoài Đức, đường Quốc lộ I, đường Hàm Nghi...  Những con đường quen thuộc như từng góc cạnh ở nhà...
...Đêm về không gian yên ắng, nỗi buồn nhè nhẹ, miên man hay hoài niệm, yêu dấu, nhớ về quê mẹ một Biên Hoà hiền hòa nơi mình lớn lên chỉ có hai mùa mưa-nắng.

Nơi ấy nắng đổ lửa rồi chợt mưa, chợt buồn chợt vui ... Biên Hoà đỏng đảnh như cô gái trẻ mới lớn. Biên Hoà hiền hòa mà giản dị lắm. Mưa và nắng cũng vội vàng. Bởi Biên Hoà phải nối hai bờ thương nhớ. Nơi hai quê hương, đứng mỗi bên bờ nhớ, bờ thương đong đầy kỷ niệm. Quê Mẹ từng thề hẹn rồi lạc mất nhau giữa hai đầu đơn côi.

Biên Hòa nóng. Mang hơi thở ẩm ướt của mưa giông. Những nốt thăng trầm trong các bản tình ca về Biên Hoà có lẽ chỉ nên viết trong những đêm tí tách, nghe mưa gõ nhịp trên bậc thềm, mái ngói đầy lá me rơi. Cũng là những lúc đêm Biên Hòa tĩnh mịch nhất trong những ồn ào náo nhiệt của ban ngày, thâm trầm nhất trong những thăng trầm triền miên. Hóa ra Biên Hòa cũng biết buồn…Biên Hòa rạng sáng.

Biên Hòa nơi đã cùng bè bạn từng rất vui. Một Biên Hòa đã từng ước mơ và sống trọn vẹn. Nơi có bàn tay hiền hòa của Mẹ, ánh mắt nghiêm khắc mà đong đầy thương yêu của Cha, đã dìu dắt, nắm chặt đưa mình len lỏi qua những phố xá đông đúc người xe.

Chiều chiều cùng bè bạn ngồi trên những chiếc xe đạp, PC hay Honda vi vút qua những con đường dài, đưa tay giữ làn tóc xõa bay như muốn nắm chặt những yêu thương mong manh như sợ bị cuốn mất theo cơn gió mơn man.
Bởi đã có đôi lần nghe ai đó nói rằng:

Cuộc đời như hơi thở 
không nên hít hơi dài 
khi buồng phổi đã căng
trăm năm là hữu hạn, 
sao không sống thật sâu!

Sáng ra, dụi mắt, góc trời nào đó có ai vừa lặng lẽ đi. Biên Hòa chưa sang đông. Chiều muộn nơi mình ở yên ắng , ngồi một mình nhâm nhi tách trà nóng nồng nàn hơi thở của mùa hè như vấn vương sợ những làn khói mỏng manh bay mất. Ngắm nhìn ánh chiều đổ đầy trên vai, nhớ về nơi xa xăm, nơi ấy không rộn ràng… qua đôi mắt những người thân nơi đó buồn lạ. Nỗi buồn hoang hoài khi bước giữa hai nỗi nhớ, những hàng cây ven đường rụng lá bay bay trong làn gió se dịu, man mác mà người ta hiếm khi cảm nhận được giữa lòng thành phố về đêm.

Ngôi trường, ta đã tìm thấy nhau, giữa sân trường đông đúc. Ta gặp nhau một cách rất đỗi tự nhiên, bằng sách vở, bằng ánh mắt, bằng nụ cười, bằng những tiếng khua lộp cộp của những đôi guốc mộc trước cửa lớp, trong sân trường, từng góc phố cùng những bản tình ca. Và thế là ta gọi nhau bằng hai tiếng “ bạn bè ”. Những câu chuyện mông lung như chưa từng bao giờ im lặng, chưa từng có đoạn kết. Ngay lúc đó nhận biết rằng có một điều gì thay đổi đang diễn ra trong bản thân mình, một cảm giác bắt đầu dẫu là rất nhỏ bé thôi. Kể cả trong ý thức lẫn vô thức, bạn và mình đều hiểu rõ... tình cảm đối với nhau bắt đầu đong đầy...

Nơi ấy, nơi mình từng sống chuyển mùa thật nhẹ, chỉ như cái tích tắc giữa hai đầu hạ-động mà bạn bè thường hay đùa: “Thu Biên Hoà đấy !” Chợt nhận ra có thể giờ này nơi ấy đã giao mùa, thu Biên Hòa đâu có trĩu nặng như lòng người…
Những khi được trao và nhận những thương yêu bình thản giữa lòng thành phố đông đúc.


Rồi cơn mưa đầu tháng Tư chợt đến. Biên Hòa vẩn còn nồng, ấm như hơi thở Mẹ, cơn mưa rả rích kéo dài đến quá giửa tháng tư thì Biên Hoà trở nên thâm trầm, hoang mang, nhìn vào ánh mắt cha buồn vời vợi xa xăm, Biên Hòa những con người tựa vào nhau nhìn mặt trời lặn dần sau những ngôi nhà thấp thoáng, nhấp nhô của thành phố bên dưới và âm thầm tựa bên nhau chờ đợi một điều gì đó chưa thể biết...

Nhắm mắt, nhớ về một thời đã qua. Về một Biên Hòa yên ắng, lãng mạn. Về một Biên Hòa nặng tình giữa mùa lá bay cùng bè bạn. Về một Biên Hòa đã để lại sau lưng cùng bao kỷ niệm. Nếu ngày mai là một giấc mơ, sẽ mơ về một nơi xa lắm, thật giản dị. Giản dị như sự thật, như bốn mùa, như mưa-nắng. Rất thơ và tình giữa một Biên Hòa khác-của ngày hôm qua, bộn bề lo toan và tất bật mưu sinh.
Một Biên Hòa trong trẻo giữa những tạp âm cuộc sống. Ôi! cứ mãi như vậy khi nhắm mắt. Có một nơi như thế, nhưng là một Biên Hòa dĩ vãng…

Ngày ra đi tóc thề đã tung xõa. Biên Hoà cũng đổi thay, mình đã khác và người cũng đã khác. Nhưng vẫn tin có một Biên Hoà chân phương tồn tại trong ký ức và cả trong sâu thẳm mỗi chúng ta hiện tại Chỉ cần cố tìm Sẽ thấy. Vậy sao Biên Hòa của chúng ta bây giờ cứ mãi cô đơn ?…!

 

A.C

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80608)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74070)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65734)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78516)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68822)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76245)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76839)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73882)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73970)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72710)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72050)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75582)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74272)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80540)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74124)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75884)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69240)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73802)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69397)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66570)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .