Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - MÙI ÁO LÍNH

28 Tháng Tám 20142:56 CH(Xem: 20907)
Nguyễn Thị Thêm - MÙI ÁO LÍNH

MÙI ÁO LÍNH
Nguyễn thị Thêm


linh

Hôm nay tui lãng mạn một chút cho vui cuộc đời.
Tui muốn viết về tình yêu.
Úy chu choa quơi! Đời mà không có tình yêu thì chán chết. Tẻ ngắt, chua lè.
Tình yêu là đầu dây mối nhợ cho biết bao nhiêu nhì nhằng ,đau khổ, sướng rên và cũng lâm ly bi đát trên cõi đời này.
Chả thế mà mẹ chúng mình sinh con gái ra thương quá là thương. Rồi thì chắt chiu gìn giữ. Sợ con yêu nhầm, sợ con lạc bước. Sợ đủ thứ và tưởng tượng nhiều thứ mỗi khi con vắng nhà.
Bởi vì con đường đó mẹ đã bước qua, mẹ là tấm gương trước mắt. Khi gương sáng ,đẹp thì mở ra cho con coi. Khi quá khứ tối mù đau thương thì dấu kín tận đáy con tim vỡ nát. Giấu để nghiền ngẫm nỗi buồn, để lo sợ cho con. Để bảo vệ con bằng tất cả tình thương và những lời giáo huấn.
Cái hồi chúng mình còn con gái mơn mởn má đào là thời kỳ chiến tranh. Tình yêu trong thời kỳ chinh chiến nó nhiều màu sắc lắm. Nó cuồng nhiệt, nó lãng mạn mà cũng nhiều thú đau thương.
Bạn có đồng ý với tui không?
Này nhé biết bao bài hát, lời ca để nói về lính và các mối tình em gái hậu phương. Mà thiệt ra thời buổi chiến tranh đó không lấy lính thì chỉ có nước lấy ông già hay mấy tên tàn tật bị lính chê. Hoặc giả lấy mấy anh chàng trốn lính vào bưng làm du kích. Còn mấy ông hoản dịch vì lý do gia cảnh rồi thì cũng từ từ khăn gói vào quân trường khi bị tổng động viên.
Thiệt ra hồi tui còn lang thang đón xe đò lên Sài Gòn vào văn khoa thì mấy bài ca về lính tụi tui không có phê đâu. Cứ chê nhạc "Sến" dù đôi khi thấm tình, hợp cảnh cũng lôi ra rên rỉ. Nhưng nhạc sinh viên mê và hợp thời thượng nhất là nhạc Pháp, nhạc Từ Linh, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy... nghĩa là nhạc cao cao hơn. Hổng hiểu cao tới đâu nhưng dường như là phong trào lúc đó.
Tui thì không lãng mạn bồ bịch vì má tui khó lắm. Bà cứ lấy nước mắt ra mà hù tui.
-Con thấy rồi đó! Ba mày vợ lớn, vợ nhỏ lung tung. Má chỉ có mình con con gái. Con có bề nào má xấu hổ má chết cho con coi.
Ui ! bài ca con cá má tui hát hoài mà khán giả là tui không vỗ tay là không được. Nên tui đành trốn chạy tình yêu.
Thế mà ông tơ bà nguyệt cà chớn thiệt, cột cái dây tơ hồng vào chân tui hồi nào tui cũng không biết. Mới lúc trước thấy cái mặt khó ưa, nói năng trọ trẹ không hiểu gì hết trơn, lại lì lợm tới nhà người ta ngồi lì hoài không biết mắc cở. Thế rồi ... Ủa sao mình thấy nhớ nhớ vậy ta. Sao hôm nay hắn không tới? Không biết có đụng trận không? Nếu hắn bị thương mình có nói láo má đi thăm hắn không?
Cái đầu lung tung thứ nghĩ về hắn, nhớ hắn cho mình tức, mình giận chính mình.
Thiệt là kỳ! Hổng lẽ:
-Bừng con mắt dậy biết mình đã yêu.
Cái dáng ốm ốm cao cao, nụ cười nửa miệng và bộ đồ treillis có cái mùi lạ lạ, quen quen.
Cái mùi áo lính kỳ kỳ đó mê hoặc tui lúc nào tui cũng không ngờ.
Các bạn từng là vợ lính có cảm giác giống tui không?
Dường như áo lính có cái mùi rất lạ. Mùi đàn ông,mùi chinh chiến, mùi chỉ có lính mới có tui không cắt nghĩa được. Nó không phải là mùi mồ hôi vì khi chàng mà đến thăm tui thì thay bộ đồ treilli ủi thẳng nếp. Giày cũng soi gương được và hàm râu cắt tém rất phong độ.
Chàng về rồi, trong nhà vẫn còn mùi áo lính, nó làm tui bị vây chặt trong không gian có chàng quanh quẩn. Tui nhiều lần chống trả bản thân là không nghĩ, không nhớ, không lo. Nhưng con tim thao thức chờ đợi, nó chụp hình chàng trong đó cho tui không thể so sánh chàng với ai để mà chọn lựa. Chàng chỉ là chàng của tui, của trái tim tui.
Thế mới chết các bác ạ!
Tui nhắn con nhỏ bạn thân nhất của tui:
-Mày lên đây với tao, coi thử tên này có được không? Hắn tới nhà tao hoài. Tao không biết làm sao?.
Con nhỏ bạn từ Sài gòn khăn gói lên nhà tui. Nó nhìn cái tướng tui đứng ngồi không yên, nó phán một câu xanh lè:
-Thôi đi má! Mày chờ đợi kiểu này thì mày yêu chõng gọng rồi còn hỏi tao gì nữa.
Thế rồi :
-Dù ai nói ngã nói nghiêng.
Tim em cũng chỉ là riêng của chàng.
Hồi đó trước mặt chàng tui cũng lắc đầu ngoay ngoảy . Mặt vẫn tỉnh queo. Nhưng đàn ông mà, họ biết tẩy ngay tui đã cắn câu. Thế là không cần tỏ tình cho tốn nước miếng, tốn hoa, tốn quà. Chàng của tui chơi kiểu nhà binh đánh nhanh rút gọn . Chàng a thần phù một buổi trưa mùa hè đẹp trời chàng bước vào nhà ba má tui.
Trời đất thánh thần ơi! Ba tui nhìn chàng hết hồn, má tui lấm lét ngó xung quanh. Đây là vùng xôi đậu, bốn bên Việt Cộng nằm vùng. Một tên sĩ quan ăn mặc chỉnh tề hỏi từ đầu xóm đến cuối làng tìm con gái ba má tui.
Tui bước ra cửa thấy chàng mặt tui tái mét. Dù đã đi dạy rồi nhưng tui là con gái ngoan của ba má. Tui không biết phen này mình lãnh án tử hình hay chung thân hoặc tha bổng với án treo.
Chàng cười cầu tài, cúi đầu lễ phép và nói:
-Như ri là trụng rồi. Con tìm nãy chừ giờ mới đúng nhà ni.
Úy mèn ơi! Má tui há hốc miệng, bà già không hiểu gì hết trơn. Ba tui thì hiểu bằng sự phán đoán tinh tế của đàn ông và mời chàng vào nhà. Tui rót nước rồi rút vào nhà sau.
Chàng lễ phép thưa với ba má tui là chàng và tui đã tìm hiểu và yêu thương nhau. Vì mẹ chàng còn ở ngoài Huế chưa vào kịp. Chàng xin phép tới thăm trước để khi mẹ chàng vào sẽ đem lễ vật tới nhà. Chàng xin ba má tui cho chàng được tới nhà riêng của tui để thăm viếng danh chánh ngôn thuận.
Má tui không nghe được giọng Quảng Trị nên cứ ờ ờ! Còn ba tui hỏi dăm ba câu rồi cũng gật đầu, kêu dọn cơm lên cho chàng ăn để còn về sớm.
Chàng về rồi tui lảnh nguyên bốn viên đạn lửa lên nòng xuất phát từ hai đôi mắt của ba má tui. Ba tui kêu tui ngồi xuống ghế và từ từ, nhẩn nha tuyên bố:
-Ba má không ép con, con đã chọn thì con ráng chịu. Sau này sướng khổ là do con"
Còn má tui ứa nước mắt:
-Sao lại ưng người Huế?. Nó nói con có hiểu không mà thương nó. Trời ơi! Ớt mà nó dám cầm nguyên trái cắn thì nó khó và dữ lắm con ơi!
Tui hả? Tui nghẹn lời. Nói không cũng không được vì hình như tui đã yêu. Mà nói đã yêu để lấy chồng thì cũng không đúng vì tui chưa có một lời ước hẹn.
Ba tui là người ngay thẳng, chính trực. Ông bảo :
-Ba đã hứa với nó rồi. Một lời như đinh đóng cột. Má nó vô đem trầu cau dạm hỏi là con đã có chồng.
Thế là tui đi lấy chồng mà không biết ất giáp gì về bên nớ. Cũng may miền Nam nắng đẹp hai mùa. Má chồng tui khăn gói vào Nam cưới dâu rồi mọc rễ luôn ở Biên Hòa.
Tui trở thành vợ lính và gắn liền đời mình với mùi áo lính.
Cái mùi lính ấy thật lạ, dù áo đã giặt rồi, phơi khô, ủi kỹ nó vẫn có cái mùi hăng hăng, thơm thơm. Người ta nói đó là mùi da thịt của chồng nên mình quen hơi.
Chim quyên quen chậu, vợ chồng quen hơi í mà.
Thật ra tui cũng không biết người khác đi lính có cái mùi đó không? Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng, tui mới tìm lại được những cảm giác có anh bên cạnh.
Khi chàng đổi đi xa hay đi tù CS, tui vẫn giữ lại bộ đồ lính, nhất là cái áo để theo tui những lúc ra ngoài đồng làm việc. Mùi đó từ từ theo năm tháng, theo mưa gió , theo sông nước quê người đã không còn hiện hữu. Nó phôi pha theo người lính buông súng bại trận và xa hẳn quê hương.
Bây giờ, thú thiệt cái mùi đó mất rồi kể từ khi chàng trở về từ trại tù Cộng Sản. Không còn cái áo lính nào cho tui giữ lại để lấy hơi .
Và nếu đó là mùi mồ hôi chồng thì tui xác định không phải. Vì bây giờ chàng cũng có mồ hôi.Nhưng tất cả các áo anh mặc không hề có cái mùi ngày xưa. Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tui cho tui có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.
Tui yêu chồng tui và yêu vô cùng mùi áo lính của anh.
Mùi áo lính yêu thương của một thời kỷ niệm
Tui lại làm thơ nè:

aolinh
NGUYỄN THỊ THÊM

Xin nghe lại bài "Tình Thư của Lính " với lời giới thiệu của Việt Dzũng.

30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53517)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46616)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38848)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41211)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50752)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41610)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 54031)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55895)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40017)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 42012)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43895)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52639)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66903)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49402)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36478)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56169)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55339)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43465)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 52059)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 64007)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.