Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XV)

21 Tháng Tám 201410:51 CH(Xem: 15139)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XV)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XV

Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi. Tôi đứng dậy, đến gần bà chị dâu, đặt tay lên vai chị. Tôi biết mọi lời nói của mình lúc này là thừa thãi.

“Mở cửa! Mở cửa mau!” Tôi nghe tiếng kêu cửa dồn dập, có cả tiếng đập khá mạnh vào mặt gỗ. Cả nhà đang ngồi quanh phòng khách, nơi mà hồi sáng đây còn chiếc quan tài của ông anh tôi đặt ở giữa. Bà chị dâu tôi đang nhắc tới những kỷ niệm của chồng, những nỗi khổ đau mà anh đã để lại cho chị trong suốt những tháng năm làm vợ của một người đàn ông hào sảng. Chị kể lể những lỗi lầm của người chồng với một giọng tha thứ chua xót.

Tiếng đập cửa khiến không khí ngừng lại.

Tôi đứng dậy, đến áp tai vào mặt gỗ.

“Ai đó?” Tôi hỏi.

“Công an đây. Mở cửa kiểm tra hộ khẩu.”

Tôi kéo chốt cửa, mở hé, nhìn ra ngoài, nhưng một bàn tay đã xô mạnh làm bật tung cánh cửa. Ba người bước vào nhà. Ngoài sân có tiếng người nói chuyện. Mấy đốm sáng của đầu điếu thuốc lập lòe dưới gốc cây nhãn.

“Chú Hòe! chuyện gì vậy chú Hòe?”

Bà chị dâu tôi đứng dậy tiến đến gần một người đàn ông nhỏ con, da xanh mướt.

“Trước hết, chúng tôi đến chia buồn với gia đình.”

Người đàn ông tên Hòe giọng không chút tình cảm, hai tay y chắp lại thả xuôi. Hai người đứng bên cạnh, mặt lạnh như tiền, ngó quanh phòng, quan sát.

Cả nhà bỗng nhiên, không ai bảo ai, đồng loạt đứng dậy. Cháu Thùy nói vào tai tôi:

“Nó là công an khu vực đấy.”

Quỳnh ôm con đứng sát vào chị Thúc.

“Xin cám ơn!” Chị Thúc trả lời. “Mời chú Hòe và các ông ngồi!”

Chị nói nhưng nhìn quanh phòng khách không thấy có chiếc ghế nào. Tất cả đều được dời ra phòng sau để lấy chỗ cho mọi người họp gia đình và ngủ luôn trên sàn nhà.

“Không sao!” Hòe trả lời. “Chúng tôi đứng cũng được. Tôi muốn hỏi anh chị này là ai?” Hòe hướng ánh mắt về phía tôi và Quỳnh.

“Đây là chú Thăng và vợ con chú, Thăng là em ruột nhà tôi.” Chị Thúc trả lời, giọng bình tĩnh.

“Sao chị không khai báo với công an là nhà có khách?” Y quay về phía tôi, “Anh chị cho coi giấy đi đường!”

Tôi nhìn Quỳnh đang ôm chặt con vào lòng. Quỳnh cũng đang nhìn tôi. Chúng tôi đi gấp quá, không kịp xin giấy đi đường. Chúng tôi mua vé xe đò chợ đen. Để xin được cái giấy đi đường, thường phải chờ một ngày. Và lại xin giấy đi đường cho cả gia đình về miền biển, công an phường còn phải điều tra, có khi phải đưa lên công an quận xét mới cấp được. Như vậy làm sao tôi về nhà cho kịp.

“Tôi không có giấy đi đường.” Tôi ngập ngừng thú nhận.

“Vậy anh chị đi bằng cách nào? Có phải anh chị là người ở thành phố Hồ Chí Minh không?” Hòe hỏi dồn.

“Phải.” Tôi trả lời.

“Hiện nay anh chị công tác ở cơ quan nào?” Hòe hỏi tiếp.

“Tôi dạy học, nhưng nay đã chuyển ngành.” Tôi không muốn nói là mình xin nghỉ. Tôi không hiểu tên Hòe này muốn gì.

“Tôi hỏi hiện nay anh đang công tác ở cơ quan nào?” Hòe không buông tha tôi.

“Tôi lái xe ủi đất ở một công trường dưới Minh Hải.” Tôi nói.

“Cho tôi coi giấy tờ?” Người đàn ông mặt lạnh như tiền đứng bên cạnh Hòe chìa tay về phía tôi.

Tôi cho tay vào túi tìm cái bóp.

“Đây mà anh!” Quỳnh đưa cái xách tay cho tôi. “Giấy tờ anh trong đó!” Tôi nhớ cái thẻ công nhân viên do Công cấp. Ông Công là một nhà thầu xây cất trước Bảy Lăm. Khi Sài Gòn mất, ông mang tất cả các dụng cụ máy móc xe cộ hiến cho chế độ mới, nghĩ rằng sẽ được yên thân. Tại Bạc Liêu, một nhà thầu xây cất chung cư dang dở đã xuống thuyền ra khơi. Tỉnh ủy khuyến cáo ông Công nên tiếp tục công việc mà người thầu trước bỏ dở. Cả gia đình ông kêu gọi người quen, người có nghề hay người không nghề, họp nhau lại - xuống Bạc Liêu tìm chỗ nương thân. Trước khi tôi xin nghỉ dạy, Quỳnh đã tìm cho tôi chỗ tá túc này. Đầu tiên là mua một thẻ công nhân viên qua một trung gian giá một trăm sáu chục đồng, tiền của chế độ mới. Kế đó là cầm thêm trong tay tờ giấy đi đường Sài Gòn - Bạc Liêu, ghi sẵn là thành phố Hồ Chí Minh - Minh Hải. Ông Công thường tổ chức cho bọn công an ở đây ăn nhậu. Ông chuẩn bị những chuyến vượt biển, lúc đầu hơi e dè và sau gần như là công khai. Ông chia chác với bọn chúng, đúng ra ông đã mua gần như tất cả bọn biên phòng. Tuy vậy cũng có nhiều chuyến ông bị trở mặt. Hai đứa con ông bị bắt trong một chuyến được coi là an toàn nhất. Ông Công đã chạy vạy khắp nơi vay vàng chuộc cả đám. Tôi đi hụt hai chuyến, và đó là những chuyến ông Công cho thấy tài tổ chức tuyệt vời của ông.

Tôi mở xách tay của Quỳnh lấy tấm thẻ công nhân viên đưa cho tên đứng cạnh Hòe. Y cầm lấy nhưng không buồn ngó đó là giấy tờ gì, Tôi càng ngạc nhiên khi thấy y bỏ tấm thẻ của tôi vào túi.

“Tôi cần kiểm tra lại giấy tờ của anh chị. Đến mai mời anh chị xuống công an phường làm việc.” Ngừng một giây, không cần đợi phản ứng của tôi, y tiếp: “Thay mặt tỉnh ủy, tôi xin thông báo cho chị Thúc biết là kể từ hôm nay, ngôi nhà này được đặt dưới quyền quản lý của nhà nước.”

Hòe đứng lui về phía sau. Bà chị dâu tôi hơi rùng mình. Hai tay chị bám lên vai Quỳnh như sắp ngã.

“Trời ơi!” Tôi nghe tiếng kêu thảng thốt của chị.

“Chú Hòe, sao có chuyện gì lạ vậy?”

Tôi bỗng nghe thấy chị gượng lại không đầy một tích tắc. Chị đứng sững.

Tên cán bộ đứng bên Hòe lên tiếng.

“Hồ sơ bên công an gửi lên Sở Nhà Đất cho biết ngôi nhà này do chồng chị, một sĩ quan ngụy, đã bóc lột, tham nhũng hối lộ của nhân dân xây cất lên. Tài sản của nhân dân phải trả lại cho nhân dân. Lẽ ra khi cách mạng về, nhà nước đã phải tịch biên ngôi nhà này, nhưng do chủ trương khoan hồng của đảng và nhà nước ta trong tình hình bệnh tật của chồng chị, chúng tôi đã để yên cho anh chị có chỗ tá túc.

Bây giờ anh ấy đã chết, ngôi nhà này cần phải được thu hồi để trả lại cho nhân dân.”

“Ông nói cái gì của nhân dân? Nhân dân nào?”

Chị dâu tôi hỏi, mặt tái đi vì giận. “Mấy ông có biết vợ chồng tôi lấy nhau, làm việc trong bao nhiêu năm trời mới mua được miếng đất này không? Mấy ông có biết bao nhiêu năm dành dụm chúng tôi mới cất được cái phòng khách này, căn bếp kia không? Mấy ông có biết các con tôi, mỗi đứa đã nhịn ăn nhịn mặc như thế nào để góp cho chúng tôi mua từng viên gạch lót nhà này không? Mấy ông đuổi mẹ con tôi ra khỏi cái nơi do mồ hôi và nước mắt của gia đình tôi đổ xuống để dựng lên mà nói là của nhân dân hả? Nhân dân nào?...” Chị Thúc nói, mắt ráo hoảnh, hai bàn tay nắm chặt.

(Còn tiếp)

13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4781)
Nhớ lại "Hồi Đó" nhiều khi muốn khóc Mới hồi nào... giờ già chát nhăn nheo Cha mẹ mất các anh cũng đi theo Trai cũng chết viết thư tình ai đọc.
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5012)
Trong chuyến đi vòng quanh trái đất lần nầy tôi đã ghé qua hai quốc gia cũng “xưa” như trái đất, đó là Ai Cập ở phía bắc của Phi Châu và Ấn Độ ở phía nam của Á Châu.
11 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5124)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo đã dành lại một địa vị xứng đáng cho miền Nam trong văn học.
10 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4916)
Trong bài này tôi chỉ xin giới thiệu điểm dừng đầu tiên của tour du lịch qua Vân Nam: Thăm khu rừng đá Thạch Lâm , một nơi đặc biệt có một không hai của Vân Nam
09 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4880)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4838)
Ta cầu nguyện cho em Hồn thiêng được giải thoát Được sống đời an lạc. Không vướng khổ ưu phiền Không uất hận triền miên. Tái sinh nhiều phước báo.
30 Tháng Mười 2022(Xem: 4807)
Bạn bè nửa thế kỷ gặp mặt. Cô đọng trong những lần gặp gỡ. Rồi lại chia tay phương trời. Kỹ niệm theo nhau suốt cuộc đời. Hy vọng sẽ có lần gặp gỡ nữa.
29 Tháng Mười 2022(Xem: 5001)
Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4877)
Sau này khi nhắc tới giai đoạn này, Nguyễn Văn Trung vẫn cho là những năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời cầm bút của ông.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 7329)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
22 Tháng Mười 2022(Xem: 4789)
Cứ để Hải lãng mạn nuối tiếc tiếp tục đi tìm cố nhân, cứ để anh suốt đời còn nợ tôi một đóa hoa Phù Dung và giữ mãi hình ảnh tình cảm thuở ban đầu.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5171)
Trong quang cảnh rộng rãi khoáng đạt nơi miền quê, có một chút nắng nhàn nhạt và gió hiu hiu mát rượi của buổi chiều cận Tết, cánh diều tuổi thơ của tôi no gió vi vu bay cao vút trên bầu trời.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5853)
Trong 21 năm tồn tại, miền Nam tự do đã để lại cho nền âm nhạc nước ta một gia tài đồ sộ gồm hàng ngàn tác phẩm của nhiều nhạc sĩ mà tên tuổi của họ không bao giờ quên
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5144)
Chiều chủ nhật 9 tháng 10 năm 2022, tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng vẫy tay giã từ giới yêu thơ ông sau 90 năm rong chơi cõi đời
15 Tháng Mười 2022(Xem: 5248)
Nó đâu phải là con cọp... thật. Trên đầu nó vẫn còn mang cặp sừng của giống loài nó mà ?! Đồng loại của nó phần đông thì oán ghét và khinh miệt,
15 Tháng Mười 2022(Xem: 4593)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
13 Tháng Mười 2022(Xem: 4682)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 2022(Xem: 5284)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 2022(Xem: 4531)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
03 Tháng Mười 2022(Xem: 5432)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.