Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoang TNP - PHÚT CUỐI

15 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 81500)
Hoang TNP - PHÚT CUỐI

PHÚT CUỐI

 

phut_cuoi-large-content

Tôi ôm tay lái quẹo vào con đường rợp hai hàng cây lòa xòa bóng mát, mỗi tuần đều đặn tôi lại xách đồ ăn mềm nấu kỹ lưỡng, quyển sách truyện hay Việt nam nào đó hoặc tờ báo Việt ngữ, băng nhạc tiền chiến... Đi vào nursing home thăm ba tôi.

Phòng ba tôi nằm có balcony nhỏ, nhìn xuống khu vườn cây với dòng sông lờ lững chảy ngang. Những ngày cuối đời ba tôi chỉ có thể gượng ngồi dậy, quay mặt ra ngoài cửa sổ nhỏ ở đầu giường để phóng ánh mắt mông lung ra ngoài thế giới bên kia khung cửa. Bên kia là cuộc đời bảy mươi năm bay nhảy của người đàn ông một thời oanh liệt. Nhìn ba mệt mỏi tựa đầu trên chiếc gối, ánh mắt xa xôi... Ánh mắt rất buồn... Ba rất im lặng, chỉ thỉnh thoảng nhếch mép để ừ hử theo từng câu tôi hỏi. Tôi cắt móng tay cho ba như thường lệ, cầm bàn tay có những ngón thon dài đẹp như bàn tay đàn bà ấy, những ngón tay đã từng lả lướt kéo ra những nốt nhạc violin ngân nga truyền cảm, viết ra rất nhiều bản nhạc du dương rung động lạ thường. Bây giờ run nhẹ trong tay tôi thấy thương làm sao. Ba tôi im lặng để tôi lau mặt, chải tóc, tôi vừa làm vừa huyên thuyên trò chuyện, để thỉnh thoảng thấy ánh mắt ba tôi lóe lên những tia yếu ớt linh động rồi tắt ngủm. Chuẩn bị thức ăn mềm cho ba tôi nuốt, vì chứng bịnh nơi cổ họng đã gây nhiều khó khăn, làm cho thân hình cao lớn của ba tôi bây giờ chỉ còn da bọc xương, tiếng nói cũng trở nên khó nghe. Tôi lùa tay vào mái tóc vờn quăn của ba, mái tóc đã bạc hết rồi, nhưng vẫn óng ả lưa thưa những ánh vợn lả lơi nghệ sĩ, tôi nhẹ hôn trán ba tôi như ngày còn nhỏ ba vẫn làm như thế với tôi. Thương ba nhất trên đời ba ơi.

Quyển nhật ký ba tôi viết mỗi tuần nằm lăn lóc trong ngăn kéo đầu giường vì đã lâu rồi các ngón tay ba bị cứng lại, không thể cầm viết được nữa. Tôi dọn dẹp và vô tình để rơi ra những tấm ảnh đen trắng thời xa xưa, với má tôi mới mười tám tuổi lúc ba mới cưới về, mặc chiếc áo dài hoa nhỏ li ti làm dáng bên cạnh cây mai đang trổ hoa, và ảnh chúng tôi thuở nhỏ. Tôi đọc những dòng chữ ngoằn ngoèo, đứt khúc... ''Em ơi, nhớ em và con...''. Dòng chữ trong nhật ký như tiếng nấc đứt quãng chất chứa biết bao ân tình. Tôi ứa nước mắt không cầm lại được. Ngày tháng ghi nhạt nhòa trên trang giấy cuối đã cách đây một năm rồi. Ba ơi, ghi ra giấy cho đỡ nặng lòng ba cũng không thể làm được một năm rồi phải không ba ? Ngày tháng cuối đời ba tôi cứ thế tàn lụi dần như ngọn nến leo loét vùng vẫy những tia lửa yếu ớt trước cơn gió bịnh hoạn phũ phàng vùi lấp của cuộc đời.

Chợt tôi cảm giác bàn tay xương xẩu to lớn của ba đặt nhẹ lên tay tôi, ba nắm lấy tay tôi chậm chạp đặt lên bộ ngực thoi thóp, ánh mắt lờ đờ nhìn tôi, môi mấp máy cố tròn lên câu nói gì đó. Tôi cúi sát môi ba, chỉ kịp nghe tiếng thì thào: ''con gái ơi...''. Rồi ba khóc, tôi cũng khóc. Lặng lẽ, nhẹ nhàng... Ba thở hắt hơi thở cuối cùng ra đi. Đúng ngay ngày sinh nhật 40 tuổi của tôi là như thế, chỉ muốn nói với ba tiếng cám ơn ba đã tạo dựng nên con, cho con một đời an lành hạnh phúc.

Mới đó mà đã hơn mười lăm năm trôi qua. Tôi cố gắng viết lên những dòng chữ này sau bao nhiêu năm trốn chạy kỷ niệm đau buồn nhất đời mình. Như một lần cuối phải đối diện nỗi đau đớn dường như không thể nào tả nổi này. Để đóng lại một trang kỷ niệm, cho phép lòng mình chấp nhận sự chia lìa buồn bã, đã như vết thương chưa chịu lành trong tim tôi. Để có thể nhớ đến ba tôi trong những ngày Father's day một cách nhẹ nhàng ít đau đớn hơn. Để có thể cho phép mình thổi ngọn nến trên ổ bánh sinh nhật mỗi năm mà không cảm thấy buồn ray rứt vì đó là cùng ngày giỗ ba tôi nữa. Liên tiếp một tuần sau đám tang ba tôi, cứ nhắm mắt lại mỗi đêm tôi lại thấy ba tôi về, đứng cạnh đầu giường nhìn tôi nằm ngủ trong nước mắt. Tôi nhớ ba tôi tha thiết, nếu như lúc đó tôi can đảm giơ tay mình ra, tôi tưởng có thể chạm đến bóng dáng ba tôi trong giấc mơ. Ba cười tươi tắn, trở lại dáng dấp mạnh mẽ như thời ba còn khỏe, đẹp trai, và ánh mắt nụ cười nghệ sĩ. Ba nói với tôi : ''Con an lòng, ba đang hạnh phúc lắm''. Giấc mơ này an ủi tôi những ngày như hôm nay, khi đặt bút viết những trang giấy này, mặc dù nước mắt không ngưng rơi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi và thời gian vẫn không ngừng trôi. Tôi hiểu có những chia lìa không tránh khỏi như là một định luật khắc khe của trời đất, nhưng ôi! Sao sự đau đớn vẫn như dao cắt trong lòng, cứ ngỡ cha mẹ sẽ sống mãi trăm tuổi với mình thôi.

Ba ơi, con muốn đến với ba hôm nay, thật gần gũi như hồi còn bé, trong giấc mơ đêm qua, con thấy ba ôm con trong lòng và hôn lên trán con âu yếm lắm. Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?

 

Hoang TNP.


09 Tháng Hai 2009(Xem: 74675)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91129)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88214)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80819)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74281)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65842)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78695)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68897)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76307)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76947)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74103)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74214)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72858)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72204)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75628)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74438)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80580)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74387)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76154)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69585)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.