Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Tuyết Mai - CON ĐƯỜNG MƠ

24 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 127280)
Bùi Tuyết Mai - CON ĐƯỜNG MƠ

 

Con Đường Mơ


choi_chuyen-large-content


Chút ánh sáng từ ánh trăng khuya len vào phòng bằng khe cửa sổ hé mở, vẽ thành một vệt sáng nhạt lẻ loi trên tường. Im lặng quá. Tiếng dế kêu rã rít bên ngoài nghe buồn se sắt. Trong mớ ký ức chập chùng, tôi nhớ bâng khuâng, nỗi nhớ chẳng rõ hình dáng, chẳng có tên gọi, nhưng lay đọng thẳm sâu hồn tôi…

Đêm dần khuya. Trời cuối năm trở lạnh, tôi không cố dỗ giấc ngủ, chỉ cố dỗ những thương nhớ của riêng mình.

Thời gian không đánh dấu năm tháng trên đời người bằng những nét bắt đầu gợn nhăn trên khóe mắt, cũng không bằng một vài sợi tóc bạc, một ngày soi gương bất chợt nhận ra. Tôi nhìn rõ thời gian đi qua đời mình bằng những thương nhớ nhìn đâu cũng thấy, những kỷ niệm đan khắc chìm nổi trong tim, trong tư tưởng mình bằng hai tiếng “hồi đó”.

Nhớ thương làm lòng người ta buồn nhiều hơn vui, nhưng vẫn không ngăn được lòng. Ngày mai là giỗ đầu của má tôi!

Ý niệm về thời gian bao giờ cũng trao cho tôi một nỗi buồn, nhưng tôi vẫn mơ về như một giấc mộng dài tôi ủ dấu yêu thương, không tàn phai theo năm tháng. Những tờ lịch dần vơi, một năm dài (hay ngắn quá) lại sắp trôi qua, và cuối năm người ta hay tẫn mẫn nhớ về, tôi cũng vậy, quay về tìm lại chút hương xưa, dù hương đã thôi thắm theo màu thời gian đã nhạt...

Thấp thoáng đâu đây, là hình ảnh ba tôi trở về nhà sau một ngày vất vả xuôi ngược chuyến đường xa, nét mõi mệt còn hằn sâu trong khóe mắt, chiếc khăn mát lạnh má tôi để sẵn cho ba lau sạch hết bụi bặm đường dài, vẫn không lau nổi nụ cười ba tôi thiệt hiền trên gương mặt. Thấp thoáng đâu đây là dáng má tôi trong những chiều cuối năm, khom người lay hoay khều những đốm tro tàn trong bếp lửa, cái mùi gừng quẩn quanh thơm nồng của thịt kho tiêu mà ba tôi rất thích, tôi nhói lòng nhớ lại những hương vị ngày xưa...

“Các em hãy quan sát và tả cây phượng vỹ trong sân trường”.
Và, thế là chỉ cần đợi tiếng chuông rung giờ ra chơi, chạy ra đứng ngó săm soi cây phượng vỹ, gồm có thân cây (với vỏ cây sù sì, tôi nhớ hồi đó mình hay tả như vậy), cành cây, lá cây, nụ hoa và sau đó là hoa nở đỏ rực cả sân trường… Quên, còn câu này nữa chứ “…cây phượng vỹ trường em được trồng từ rất lâu, không biết tự bao giờ…”

Và thế là xong một bài văn miêu tả!

Nhưng bây giờ chỉ là một nỗi nhớ, sao tôi tả mãi vẫn không xong ?

Cuộc sống tất tả đẩy xuôi tất cả trên chuyến xe cuộc đời, mong làm sao có chuyến xe nào đưa tôi trở ngược lại tuổi thơ!

Thấp thoáng đâu đây là cái Phông-tên nước xéo ngay trước nhà tôi, Phông-tên hồi đó còn là nơi gặp gỡ bà con chòm xóm, nơi tâm sự trút đi những bực bội hờn giận trong cuộc sống với những người thân quen, tôi nhớ những thùng thiếc có thanh gỗ khoan giữa thùng làm quai đặt quanh, mấy người đứng chờ đến lượt mình hứng đầy, khi thì nói chuyện vui vẻ, om sòm, cũng có khi tranh giành gây gổ, rồi nghiêng cả người xách về, nước trào dọc theo mỗi bước chân. Tôi nhớ cái khum đầu của mình cho má gội đầu ngoài Phông-tên nước, nhớ bàn tay má nâng nhẹ cằm tôi để chải tóc và rẽ đường ngôi cho thẳng, đôi bàn tay đó giờ đã xếp xuôi, buông thả hết các con mình rồi…

Thấp thoáng đâu đây là cái lu sành đặt dưới máng xối trước hiên nhà, để dành hứng nước mưa cho má tôi xối rửa sân nhà, tôi hồi nhỏ cứ chun đầu ngó vào trong đó, tôi thích soi mặt mình trong lu nước mưa, nhìn mấy con lăng quăng lẫy quẫy trước gương mặt của mình lung linh trong nước, chỉ đơn sơ là vậy, nhưng lại là niềm vui riêng thơ bé của tôi. Đêm qua hình như tôi đã mơ thấy mình trở về, đi lại trên những con đường ngày xưa, tôi bước đi thênh thang trong gió, đượm mùi quê nhà, giật mình tỉnh giấc, chỉ là giấc mơ thôi!

Thấp thoáng đâu đây là con đường mơ từ nhà tôi chạy ù một đổi, vừa thấm mệt là đến bờ sông, nhà chị hai tôi ở đó sát mé sông, lan can nhà chị tôi chìa ra trên mặt sông, nên lúc nào cũng nghe tiếng nước vỗ dập dềnh vào bờ nhà. Trời trưa mặt sông như trôi trong im lặng, vài ba chiếc đò neo dưới lan can nhà, núp cái nắng nóng hắt lên từ mặt nước bằng chút bóng mát của mấy tàu lá chuối nhà chị tôi trồng bị gió sông thổi xé rách tả tơi. Tôi thấy trên chiếc đò nhỏ là hình ảnh của một gia đình lênh đênh sông nước, đứa bé đen nhẻm, nằm trần phơi bụng ngủ, giấc ngủ như được ru bởi điệu dập dềnh của dòng sông trôi, không biết trong điệu ru bấp bênh dòng nước chảy đó, đứa bé có ngủ mơ được một giấc thơ yên lành?

Thấp thoáng đâu đây là tiếng lục lạc khua đều theo bước chạy trở về nhà của cổ xe ngựa quen thuộc đối diện chệch với nhà tôi, những vạt nắng chiều cuối ngày rải đều trước sân như vương vấn nên chẳng muốn phai. Tôi nhớ ngôi nhà nhỏ với mái ngói đã chạm màu rêu, mơ ước được ngồi lại trên bậc thềm cũ, ôm trong lòng lời ru ầu ơ xưa ngái của má, nghe tiếng gió nhẹ lay đọng mấy nhánh cây trước sân nhà, thỉnh thoảng có con gió xào xạc chạy chơi, thổi quay mấy chiếc lá khô rụng đang nằm yên như ngủ, mấy chiếc lá quay quay theo con gió như đùa giỡn, rồi lại đáp xuống im lìm… trận mưa rào theo sau trút xuống, tôi nghe cái âm âm của mùi đất nồng, bỗng dưng tôi như chợt nghe rõ ràng mùi đất quê đang ở quanh tôi…

Thấp thoáng đâu đây là những con đường nhỏ chở đầy hai mùa mưa nắng ở quê nhà, con đường ngày xưa, những buổi êm êm trưa nắng đạp xe tới nhà nhỏ bạn, tôi chạy qua con ngõ nhỏ có những hàng dâm bụt, nở đầy bông đỏ thắm, trồng trước mấy sân nhà. Những con đường mơ chạy dài trong trí nhớ với buổi sáng trong vắt tiếng chim, những con đường hiền hòa chậm rãi người xe qua lại… Kìa là con đường tuổi thơ dẫn tôi mỗi ngày đến trường, hôm nay trong bụng mừng rơn vì trong cặp sách là bộ banh đũa mới má vừa mua cho, ngồi trong lớp học cứ nôn nao chờ tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi, để rủ mấy đứa bạn chơi đánh đũa, thay cho chơi lò cò nhảy dây như mọi ngày, nhớ sao là nhớ những đôi mắt trong veo như những hòn bi, cứ ngước lên ngó xuống theo nhịp tung nhảy của trái banh… Này là con đường có người thợ hớt tóc rãnh rang ngồi đọc báo, và khi có khách ghé vào “tiệm” mình, chú thợ hớt tóc tay cầm kéo như biểu diễn, khua kéo tách tách trên đầu khách, ngó nghe vui tai vui mắt gì đâu, kia là con đường có đôi vợ chồng sửa giày dép, những đôi guốc vông mang mòn đế, tôi mang ra ngồi chờ thay đế mới, nghe giọng hát cải lương rè rè phát ra từ chiếc radio cũ rích, bám đầy bụi, người vợ ngồi đong đưa trên chiếc võng, nho nhỏ giọng hát theo…

Tôi thương nhớ những con đường dọc ngang trong ngôi chợ quê mình, chợ không lớn, nên đi dăm ngày là đã quen mặt nhau rồi. Ở đầu đường vào chợ, có sạp bán truyện tranh, tôi nhớ chị bán sách tên là Giàu, hay cho tôi đọc “ké”, tôi nhớ tiếng cười nắc nẻ trẻ thơ của mình, khi đọc truyện tranh “Chú Thoòng”, rồi lại buồn thiu ngay sau đó, thương cho người tiều phu già trong truyện sống đơn độc một mình, ngày ngày phải vào rừng đốn cũi tự nuôi thân… tuổi thơ tôi phủ đầy những câu chuyện cổ tích êm đềm. Lớn thêm chút nữa, tôi mê đọc truyện “Tuổi Hoa”, những buổi trưa chợ vắng, cứ chạy lại nhà sách “Huỳnh Hiệp”, quay quay cho cái giá sách chạy vòng quanh, ngó thích mê mấy tranh bìa của họa sĩ Vi Vi, đâu có đủ tiền để mua hết, nên cứ ngần ngừ ngó tới ngó lui, không biết phải mua trước cuốn truyện nào… Thương những con đường chợ quê xưa, sau cơn mưa đọng nước lấm bùn, tôi đi nhon nhón mà bùn vẫn vấy đầy cả hai ống quần (thấy ghét gì đâu) nhưng giờ đây, thấy thương làm sao những người ở chợ quê tôi đội mưa đạp bùn không ngại, chỉ ngại mớ rau, mớ hành của mình dập héo dưới trời mưa…

Những con đường mộc mạc ngày xưa đưa đón tôi từng lối đi nẽo về, những con đường đã từng ôm ấp tung tăng chân sáo của tôi, cho tới thuở tôi bắt đầu những bước chân e ấp dậy thì… không biết giờ còn giữ chút dấu chân tôi?

Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…

Đầu Đông 2012

Bùi TuyếtMai

 con_duong_mo-large-content

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80791)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74259)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65819)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78679)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68884)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76297)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76933)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74004)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72828)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72188)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75623)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74325)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80571)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74258)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76050)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69391)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73981)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69562)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66744)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .