Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tưởng Dung - XUÂN SỚM

26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 157382)
Tưởng Dung - XUÂN SỚM

XUÂN SỚM

 

don_xuan-content

Những ngày cuối năm, trời trở lạnh với những cơn gió buốt cắt da đột ngột kéo về làm ngại bước chân những người vốn đã không chịu được cảnh “sương lạnh chiều đông” như Diễm mỗi khi muốn ra khỏi nhà. Một trận mưa tiếp theo kéo dài suốt ngày thứ hai tuần trước khiến cả miền Nam Ca sụt sùi, ngả nghiêng theo trời đất. Căn nhà láng giềng đối diện với gia đình Diễm, cây khuynh diệp trên sidewalk trước cổng gãy lìa hẳn một nhánh to, đỗ ập xuống ngay trước mũi chiếc xe Toyota đang đậu trên lề đường, lá phủ đầy trên thân xe nhưng rất may là không làm trầy sướt, hư hại mảy mai nào đến cái dáng vẻ vẫn còn tươi mới của nó. Nhà Diễm nằm ngay góc đường nên từ cửa sổ phòng khách hoặc nhà bếp Diễm có thể trông thấy con đường trước và bên hông nhà, nước vẫn còn lững lờ chảy những dòng đục lừ, ngoằn ngoèo men theo các bờ rãnh và trên mặt thì ngổn ngang những cành cây, xác lá… mãi cho đến cuối tuần mới quang đãng lại.

Thời tiết thế này thì chỉ muốn rút trong nhà cho yên ấm, chứ không còn thiết tha đi ra ngoài làm chi cho cực nhọc. Đêm qua thức khuya, làm cho xong những công việc mà mọi người thường gọi là “vác ngà voi” theo thông lệ mỗi cuối tuần cho trường cũ, quê xưa và cộng đoàn nhà bây giờ, Diễm mệt nhoài và tự thưởng cho mình một giấc ngủ muộn thật dài đến hơn 10 giờ sáng mới choàng dậy. Hôm nay là chủ nhật, không phải đi làm, một ngày của Diễm mà! Việc nhà thì cứ thủng thẳng làm, như Phúc, chồng Diễm vẫn thường trêu chọc mỗi khi thấy Diễm lăng xăng tay dọn dẹp, miệng than van:

- “Sao mà làm hoài không hết vầy nè, anh kêu tụi nhỏ xuống phụ dùm em một tay coi”

- “Việc gì cũng cứ từ từ em ạ! Có ai đến “thanh tra” nhà cửa mình đâu mà em cứ phải hì hục, lo lắng dữ vậy. Hôm nay không xong thi mai làm tiếp có chết ai đâu! Để đó tí anh làm cho. Cho tụi nó ngủ thêm một chút đi, cuối tuần mà”.

Nói thì nói thế chứ loay hoay một lát sau, Phúc đã… biến mất vì một trong các lý do: bận làm giấy tờ cho công việc trong hãng cuối tháng hoặc làm thông báo, lo chuẩn bị chương trình lễ trong nhà thờ sắp tới, hoặc phải qua chở Ba em sang nhà cùng coi đá banh trận giao hữu, tranh giải quốc tế lúc 12 giờ trưa nay, gay go lắm không thể bỏ qua em à. Trừ những khi nhà sắp có khách đến thăm (có “thanh tra” thật sự) thì không cần nhắc nhở, anh cũng tự động giúp vợ cả…hai tay lẫn hai chân như lau chùi, clean up các thứ sạch sẽ trong chớp nhoáng hoặc chở đi mua sắm vật dụng, thức ăn, ngay cả nấu nướng để đãi khách.

Nhưng sáng nay, vừa ra khỏi giường, nhìn thấy những tia nắng rực rỡ len qua khung cửa kiếng phòng ngủ nơi dẫn ra sân sau nhà và nghe mùi hương của đất hòa với mùi thơm của hoa cỏ đang vươn mình trỗi dậy sau những ngày mưa khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân. Chợt nhớ đến email của cô con gái mới gửi hai hôm trước, Diễm bước vội ra nhà bếp thì thấy Phúc đã ngồi trên quầy bàn ăn tự lúc nào, mắt dán vào mặt laptop với ly cà phê bên cạnh. Diễm khẽ nhắc chồng: “Anh mở email xem thư của con gửi cho mình chưa?”.

- “À, xem rồi- Phúc vừa cười vừa nói tiếp- con nhỏ thiệt tình… chắc hai chị em đi học xa nhớ cơm nhà của Bố mẹ lắm nên mới viết thư dặn kỹ như vậy. Em coi đi chợ mua sẵn thức ăn để tụi nó về làm cho nó ăn đi nha.”

Bây giờ đã vào tuần đầu của tháng 12, còn ba tuần nữa là Christmas và sau đó là New Year hai đứa con gái lớn đi học ở Chicago sẽ về thăm nhà trong dịp lễ này. Nghĩ đến bầu không khí rộn ràng, huyên náo của gia đinh khi hai cô “tiểu thư” về, cả hai vợ chồng không dấu được nét hân hoan, náo nức, giờ đọc thêm lá thư của chúng như được uống thêm ly rượu ngọt lòng vừa ấm áp vừa bừng bừng niềm vui khôn tả!

Lá thư của cô con gái nhỏ viết vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt không bỏ dấu với nội dung như sau:

Hi mẹ,

Here is a list of food that we would like to eat when we come home :) :) :) :) Please open attachment. Thank you Bo Me!

-Thư and Thy

P.S. We can’t wait to come back home!!!

 

Things mom should make: hihihi

Phở

Hủ tiếu xào (bánh phở)

Bánh Canh

Bánh Xèo

Cà ri

Canh Chua thịt bò & Gà kho gừng

Gà chiên nước mắm

Mì Hoành thánh

Súp đuôi bò

Things dad should make: hihihi

Sườn chua ngọt

Taco Correct

Mực xào

Hai cô con gái dù được sinh ở Mỹ, nhưng qua những sinh hoạt gia đình với ông bà, bố mẹ và họ hàng, do hai vợ chồng cố gắng dạy dỗ, nhắc nhở nên các con của Diễm vẫn giữ được một số cách suy nghĩ, nề nếp hành xử theo truyền thống văn hóa VN, chúng nói tiếng Việt từ bé, mê ăn canh chua, cá kho tộ, cơm, phở, bún bò, bún riêu, gỏi cuốn… không thiếu món nào. Đối với Diễm điều may mắn này có được một phần cũng do các con mình được sinh trưởng và lớn lên ở Cali nơi mà các sinh hoạt cộng đồng Việt Nam có thể nói là lớn mạnh nhất nước Mỹ, nên chúng có điều kiện để tham gia, có môi trường để học hỏi và duy trì văn hóa, truyền thống dân tộc VN. Khi bắt đầu vào học kidnergarden là chúng cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt và học thêm tiếng Việt mỗi cuối tuần với đoàn Thiếu Nhi ở nhà thờ nên khá thông thạo tiếng Việt và ưa chuộng nhiều món ăn đặc biệt của VN không khác gì những đứa bạn của chúng đã sinh ở VN mới sang định cư vài ba năm. Mấy năm cuối High School, cả hai lại tham gia vào ca đoàn nên ai cũng ngỡ là chúng đã được sinh ra ở VN. Hai cậu con trai thì hiểu biết ít hơn trong cách đọc viết tiếng mẹ đẻ, nhưng món ăn VN thì cũng sành sỏi không thua kém gì hai cô chị.

Điều không ngờ là đã gần hai năm xa nhà, ở nơi muốn tìm thức ăn VN phải đi xa cả giờ đồng hồ, hai cô con gái vẫn còn nhớ đến những món ăn quen thuộc ở gia đình như ông bà ta khi xa quê “nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” thiết tha như vậy. Điều này khiến Diễm vui và cảm động không ít. Vì Diễm được biết con cái của một số bạn bè chị lại ưa thức ăn Mỹ, Mễ hơn là chịu ăn các món VN ở nhà nấu.

Thế là suốt ngày chủ nhật, Diễm và Phúc lúi húi dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón hai cô con gái… rượu, phần nữa cũng để đón các em từ Utah sang nhân dịp lễ Christmas và New Year sắp đến. Hai cậu con trai đang còn ở với bố mẹ, một đi làm partime cho mùa Giáng Sinh đã rời nhà từ sáng sớm, còn cậu út thì xin phép bố mẹ đến nhà bạn để làm project cho lớp đến tối mới về. Rốt cuộc, căn nhà vốn đông đúc với nhân số 6… mạng ngày nào, bây giờ chỉ còn hai “vợ chồng già” lui cui ra vào dọn dẹp với nhau, chẳng bù mấy năm trước cuối tuần, nhà lúc nào cũng rộn rã, ồn ào tiếng nói cười, la hét đùa giỡn của bốn chị em.

Vậy mà hai cô con gái vắng nhà, đi học xa đã gần 2 năm.

Năm đầu, lúc đứa lớn mới đi, một mình, vợ chồng Diễm đã buồn và lo lắng không ít, vì thành phố Chicago cách Cali đến 4 giờ bay và nếu lái xe thì cũng mất hơn 2 ngày, lại không có người thân, họ hàng ở gần chỉ sợ “thân gái dặm trường” nhỡ có chuyện emergency cô con gái vốn luôn gắn bó, gần gũi với gia đình từ bé, sẽ không biết nương cậy vào đâu, dù trước đó Minh Thư đã đi học 4 năm đầu đại học ở Irvine, cách nhà độ 1 giờ lái xe, nhưng vẫn về nhà hàng tuần để xum họp gia đình. Bây giờ, bắt đầu vào chuyên khoa cô bé không có quyền chọn trường mà phải được … trường chọn mới có thể tiếp tục theo đuổi ngành học nên Minh Thư khi được nhận vào trường Rush Medical College ở Chicago đã nhảy cẩng lên, “hùng dũng” nói với bố mẹ bằng giọng vui mừng: “Bố Mẹ đừng lo, miễn ở trong nước Mỹ là được rồi, chỉ sợ phải ra mấy cái đảo như Dominican Republic, Granada, và Puerto Rico…. để học thì mai mốt khó trở về thăm Bố Mẹ lắm”. Hai vợ chồng gật gù, tươi cười, khuyến khích con, lòng vừa vui lại vừa … nặng trĩu.

Năm thứ hai, cô em kế, Minh Thy lại xin được việc làm trong phòng lab ở trường chị và xin chuyển sang để tiếp tục học và tiện việc apply vào cùng trường. Lúc này thì Diễm thấy lòng nhẹ nhàng, yên tâm hơn một chút vì dù sao 2 chị em ở chung nhà, học chung trường có thể giúp đỡ, chăm chút nhau trong lúc không bố mẹ cận kề, săn sóc. Bạn bè, người thân khi nghe Diễm thở than lo lắng cho hai cô con gái đang đi học xa nhà đều khuyên: “Tụi nó lớn rồi bà ơi! Hai mươi mấy tuổi đầu rồi có còn măng sữa đâu mà sợ, bên Mỹ này bọn trẻ có tính tự lập rất sớm, để cho chúng trưởng thành đi chứ, cứ muốn giữ chúng ru rú bên mình, cứ đòi cho chúng “ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” đây.”

Hai chị em, một tuổi Tý, một tuổi Mẹo. Lúc bé, không biết nghe từ đâu, Minh Thư đã “than thở” với cả nhà rằng: “Con mèo hay… ăn thịt con chuột, mai mốt lớn em Thy sẽ ăn hiếp con cho coi”. Cũng tưởng hai chị em sẽ khắc khẩu hoặc không thuận thảo nhau khi khôn lớn như lời “tiên đoán” của Minh Thư, nhưng không ngờ 2 chị em lại rất “tâm đầu ý hợp”, cô em luôn ngoan ngoãn nghe lời và làm gì cũng hỏi ý chị, còn cô chị thì luôn cố gắng trong cả 2 nhiệm vụ vừa là “đầu tàu gương mẫu” vừa là “người bạn đồng hành” với các em kể cả 2 cậu em trai một cách tốt đẹp.

Lá thư của hai cô con gái cũng nhắc đến câu chuyện mà Minh Thư thường nói cho Diễm nghe mỗi khi chị bắt hai cô con gái xuống bếp tập nấu các món ăn VN để chuẩn bị đi học xa. Minh Thư thường nói: “Mẹ ơi, mẹ dạy cho em Thy đi, em Thy thích nấu ăn lắm, còn con thì chỉ thích dọn dẹp nhà cửa mà thôi. Tụi con có plan trước rồi, mai mốt tụi con lấy chồng sẽ dọn nhà ở gần nhau, em Thy sẽ nấu cơm cho con mỗi ngày qua ăn, bù lại con sẽ lo dọn dẹp, trang trí nhà cửa cho em Thy. Mẹ thấy có hợp lý không?”. Diễm vừa ngạc nhiên vừa tức cười, ý tưởng thật ngộ nghĩnh, dễ thương và cho thấy tình cảm thương yêu, gắn bó của hai chị em. “Thật không? Mẹ thy có lý lắm đó, nhưng làm được hay không mới là chuyện đáng nói”. “Chắc chắn đó mẹ à!”

Cho đến giờ thì cô em đã học được vài món của bố mẹ dạy như: thịt kho trứng, phở, thịt bò lúc lắc, soup đuôi bò hoặc sườn heo… và thỉnh thoảng vẫn gọi về thắc mắc: “Con ráng nấu theo như mẹ chỉ, chị Thư nói là ngon lắm nhưng sao con thấy cũng không ngon bằng bố mẹ nấu, mẹ ơi!”. Chắc vì vậy mà hai chị em cứ nôn nao về nhà ăn để được ăn các món quen thuộc và soạn ra một cái list với bao nhiêu món ăn chỉ cho 1 tuần lễ như trên.

Tết năm nay, cũng như năm ngoái Minh Thư và Minh Thy không thể nghĩ để về ăn Tết với gia đình vì còn đang trong khóa học và mới vừa nghĩ lễ xong. Vả lại, Tết năm nay lại đến sớm hơn mọi năm, chỉ khoảng không đầy 1 tháng sau lễ Christmas và New Year, điều này khiến vợ chồng Diễm rất buồn vì mỗi năm vào đúng 12 giờ đêm lễ giao thừa, cả nhà luôn quây quần đọc kinh chung để cầu nguyện cho gia đình được mọi sự bình an, tốt đẹp trong năm mới. Đây là năm thứ hai sẽ vắng mặt cả hai cô con gái. Diễm tự hứa là sẽ nấu hết các món trong list của con gửi và xem như là cho các con ăn Tết sớm vậy.

Diễm mang ly cà phê thứ hai trong ngày ra đưa cho Phúc đang còn bận lúi húi với những bụi hồng quanh vòng rào trong sân nhà và nói với chồng: “Anh biết không, hôm về nghĩ hè vừa qua, Minh Thư và Minh Thy sau khi ăn món cánh gà chiên nước mắm và món hủ tiếu mì khô của em nấu trong ngày đầu tiên về nhà đã tuyên bố rằng: “Mẹ ơi, ngon quá à, tụi con chắc phải quyết định lại là mai mốt học xong rồi hai đứa sẽ mua nhà cho Bố mẹ ở gần để mỗi ngày chạy qua ăn cơm mẹ nấu là chắc ăn nhất.” Nghe cảm động quá hả anh?”

Phúc ngừng tay, ngẩng lên thấy Diễm đang đứng bên cạnh mĩm cười, đôi mắt chị sáng ngời những tia ấm áp, anh cũng như vui lây với niềm vui của vợ và cảm thấy mùa Xuân như đang về sớm hơn với màu nắng chiều nhàn nhạt lấp lánh trên những cánh hoa hồng cuối Đông trong sân nhà.

Tưởng Dung

(Tháng 12, 2011)

09 Tháng Hai 2009(Xem: 74664)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91022)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88198)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80795)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74263)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65819)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78681)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68885)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76299)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76934)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74008)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74107)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72835)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72197)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75624)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74424)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80572)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74263)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76052)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69395)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.