Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Phạm Ngọc Quýnh - ĐỌC CUỐN "NGỘ NHẬN" CỦA GS KIỀU VĨNH PHÚC

18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 125388)
GS Phạm Ngọc Quýnh - ĐỌC CUỐN "NGỘ NHẬN" CỦA GS KIỀU VĨNH PHÚC

 ĐỌC CUỐN NGỘ NHẬN CỦA GS KIỀU VĨNH PHÚC


bia_sach_ngo_nhan-content

 

 Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc.

 Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.

- Sách đã thể hiện sự cố gắng đáng quí và thiện chí vào việc đóng góp cho kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong nền văn học Việṭ Nam.

- Hình thức sắp xếp từng đề mục ngắn, gọn, lôi cuốn người đọc.

- Phần nội dung đã MẠNH DẠN đưa ra những sai lầm, có lẽ do hiểu lầm, hoặc dễ tin, không chịu suy xét, tìm hiểu những câu nói của cổ nhân và cứ như thế tiếp tục phổ biến, lan truyền trong nhân gian. NAY TÁC GIẢ MUỐN SỬA LẠI CHO ĐÚNG, bằng cách rât tế nhị l̀à trích dẫn những lời trong sách báo trước đây cũng như hiện nay, rồi giải thích thêm cho rõ ràng.

Thí dụ như:

Ngộ Nhận, trang 37: Cà cuống uống rượu la đà

 Tác giả chứng minh: Không phải là Cà cuống, một loài sinh vật sống dưới nước mà là con CÀ CƯỠNG, đó là con sáo sậu, một loài chim bay nhảy trên cây nên phải đ̣ọc là: 

  Cà cưỡng uống rượu la đà

Ngộ Nhận, tr. 59: Chân Quê 

Hoa chanh nở ở vườn chanh
Thày U mình vớí chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gíó nội bay đi ít nhiều


Được giới thiệu ngay trên đây là 4 câu trích từ bài thơ Chân Quê dài 16 câu ḷục bát của Nguyễn Bính và cho biết nhiều người đã không hiểu ẩn dụ của tác giả mà chỉ cho là lời trách móc của môt chàng trai quê không muốn người yêu đua đòi theo lối sống thị thành mà bỏ mất nét duyên dáng mộc mạc của thôn quê.

Thực ra Nguyễn Bính muốn mượn cả̀nh đó để đả kích phong trào thơ mới "lai căng" âu hóa đến mức lộ liễu lúc bấy giờ. Điều thú vị là Vĩnh Phúc trích dẫn cuộc đối thoại giữa Nguyễn Bính với các bạn thơ và Nguyễn Bính đã xác nhận ẩn ý này.

Ngộ Nhận, tr. 174: Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm

Thành ngữ quá quen thuộc với người Việt, đã được nhắc đến và sửa lại cho đúng là: Vắng chủ nhà gà VỌC NIÊU TÔM

Tác giả còn dí dỏm đi xa hơn, khi trích thêm đoạn văn châm biếm của Vũ Tṛọng Pḥung diễu đấng Mày Râu lúc lên cơn mất nết: "Cụ Ph́án Hiếu cũng cười trừ rồi thản nhiên nói tiếp: Đêm ấy mẹ chúng nó về quê. Con vú thằng bé cháu trông cũng hay hay! Vắng chủ nhà, lại sẵn niêu tôm, cố nhiên mèo phải vọc. Mình vào giường hỏi con, để bắc cánh tay qua ngực con vú mà sờ trán thằng bé" (Vũ Trọng Phụng - Vẽ Nhọ Bôi Hề, tr.98, nxb Hội Nhà Văn Hà Nội)

Trên đây tượng trưng cho những câu bị hiểu sai, nghe lầm, không chịu khó suy xét, kế tiếp là chuyện đổi lời, như nhạc sĩ Phạm Duy đã tự đổi trong ca dao có lẽ cho phù hợp với âm điệu để phổ nḥac.

Ngộ Nhận, tr. 99: Nguyên câu: Giúp em đôi chiếu em nằm 
Đôi chăn em đắp đôi trầm em đeo


đổi ra: Giúp em chiếc chiếu em nằm,
Chiếc chăn em đắp chiếc trâm em cài.


Nếu không có sự chú ý phân tích về sự đổi lời này, thì với thời gian, gịọng hát, lời ca dễ làm người ta hiểu sai lạc về phong tục cưới hỏi, vốn được coi trọng ở nước ta. Quà mừng đám cưới, nếu là chiếu để nằm thì cho một đôi. Bông tai, hoa tai, cha mẹ cho con hay đồ dẫn lễ phải là môt cặp, còn chuyện chiếc trâm em cài thì đúng là cương quá. Cô dâu, nhất là ở vùng quê không bao giờ cài trâm.

Không chỉ đổi lời của ca dao mà nhạc sĩ Phạm Duy còn đổi lời ngay cả trong Truyện Kiều, một tác phẩm vô tiền khoáng hậu trong văn học Việt Nam, thiết nghĩ là thiếu sự cẩn trọng.

Ngộ Nhận, tr. 76. Hai câu thơ của Đại Thi Hào Nguyễn Du khi tả tài sắc Thúy Vân, Thúy Kiều:

Vân xem trang trọng kh́ác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngàì nở nang. 


Vóc dáng trang tṛọng̣, khuôn mặt tròn, đầy đặn và lông mày có đậm, hơi to môt chút (nở nang). Đây là con người phúc hậu, đạo đức, "nét ngài nở nang" hoàn toàn nói về lông mày của Thúy Vân, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy đã không nhìn Thúy Vân như cụ Tiên Điền mà lại chú ý tới thân người của nàng qua tưởng̉ tượng nên đã đổi lại là ̀"nét ngườì nở nang". Thấy rằng "ý" hơi lộ liễu, không còn trang nhã nữa. Tác giả cũng không ngần ngại khi phân tích rât kỹ điểm này.

Đến đây tôi chợt tưởng hai câu:  Bất tri tam bách dư niên hậu 
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như 


Tiếp theo phần bị hiểu lầm, hiểu sai, và đổi lời thiếu sự tôn trọng, người đọc sẽ gặp những đề mục tác giả đưa ra có thêm dẫn chứng và giải thích cho phong phú, chẳng hạn như; Bóng Câu, Khuyển Nho, Động Phòng Hoa Chúc, Tai vách mạch rừng, Tiếng Chuông Thiên Mụ, Thư bất tận ngôn.

Ngộ Nhận, tr. 64: Tiếng Chuông Thiên Mụ

tác giả đã trân trọng giới thiệu "hai câu thơ trên đây đã từng là đề tài cho nhiều bài viết cũng như các cuộc tranh luận trong những buổỉ nhàn đàm văn chương hay trà dư tửu hậu từ xưa đến nay. Mục tiêu bàn cãi liên quan đến hai ngôi Chùa nổi tiếng; chùa Thiên Mụ ở Huế và chùa Trấn Vũ, hay Trấn Võ ở Hà Nội, và vấn đề được nêu lên là tiếng Chuông Thiên Mụ hay tiếng Chuông Trấn Võ ‘’.

Trong nhóm người chứng minh đó là tiếng Chuông Trấn Võ có giáo sư Vũ Quốc Thúc.

Đối lại, tham khảo theo "Tư Điển tiếng Huế " của Bùì Minh Đức, tr 443 và 445, nxb. Thuận-An năm 2001,

 và theo sách "Kiến Trúc Cố Đô Huế " của Nguyễn Châu và Đoàn văn Thông cũng như lá thư gần đây ngày 08 tháng 01 năm 2010 của cụ Võ Như Nguyện, nguyên Viện Trưởng viện Hán học Huế gửi cho tác giả thì tất cả chứng minh Huế có địa danh Thọ Xương, có Chùa Thiên Mụ,

nên lập luận "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương’’ là đúng.

Ngộ Nhận, tr 72.  Bóng câu qua cửa sổ 

 Trước nhất, tác giả giải thích ý nghĩa của nhóm từ này rồi trich dẫn môt đoạn văn rất "Thờì thế"...

... "kể từ ngày những đôi dép râu đạp môt cách thô bạo trên các con đường thơ mộng rợp bóng me của Sài Gòn… như Gia-Long, Tú-Xương, Cường -Để, đến nay thấm thoát đã 35 năm, thế mà trong ký ức Vinh, tưởng chừng như nỗi kinh hoàng mới diễn ra ngày hôm qua. Thế mới biết thờì gian qua mau thật, đúng là bóng câu qua cửa sổ. "

Tiếp theo là những câu nói, những vần thơ của các danh nhân vẫn còn sáng chói trong văn học, trong cuộc đời:

- Trang T̉ử viết: Nhân sinh thiên địa chi gian,

 nhược bạch câu chi quá khích hốt nhiên nhi dĩ
(Người ta sống trong khoảng trời đất giống như bóng bạch câu lướt qua khe cửa )


- Nguyễn Văn Thành ghi: Những là khen dạ đá, gan vàng  

 bóng bạch câu xem nửa phút như không,
ơn dày đội cũng cam trong phế phủ.


- Nguyễn Gia Thiều than: Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi 
Những hương sầu phấn tủi bao xong.


Ngộ Nhận, tr. 145. Thư bất tận ngôn giải thích cặn kẽ, lôi cuốn người đọc, lưu tâm đến ý của cụm từ. Điều thú vị là tác giả đã dẫn chứng qua đoạn văn của Mai Thảo đề cập đến lá thư của Nguyễn Tuân gửi cho thi sỹ Vũ Hoàng Chương sau năm 1975, lá thư chỉ có 10 chữ như sau; "Mấy lời thăm hỏi cố nhân, thư bất́ tận ngôn". Người đọc thư có lẽ hiểu ý ngườì gửi thư nên đã nói "Thằng Tuân ngày xưa với tao thân lắm, Khâm Thiên, bàṇ đèn, tao đâu, nó đó, mà nó sợ chỉ dám dù̀ng bốn chữ, thư bất tận ngôn"

Ngộ Nhận, tr. 103. Để dành hơi .

Riêng chuyện "để dành hơi" trong trong bài thơ thất ngôn bát cú của vua Tự Đức khóc Bằng Phi, tác giả ghi "đã bị nhiều hiểu lầm, người ta hiểu để dành hơi là giữ lại hơi sức (save strength, save power) để làm việc khác có ích hơn". 

 Tôi nghĩ rằng, ai đó đã đọc hay đã ngâm hai câu;

Đ̣ập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

thì khó có thể hiểu,̣ để dành hơi là đừng phí sức, hãy dành hơi lại để làm việc khác, ngoại trừ có ẩn ý phê phán, chê trách nhà Vua sao không để tâm lo việc nước, đại sự đang chất chồng, nhât là vào cuối đời Ngài, mà ở đó, nặng lòng luyến tiếc hơi ấm, hương hơm trong xiêm y của ái phi đã qua đời.

Những câu trên đây mang nhiều tính cách chữ nghĩa văn chương, lại có những câu nặng về nét sinh hoạt, thói quen của người mình ngay tự ngày xưa, nếu không được, hay không có dịp đề cập tới thì vài thế hệ sau, nhất là đám con cháu chúng ta, sinh ra trên đất nước dung thân này có thể sẽ dần dần xa lạ, chẳng hạn những câu;

Lọt sàng xuống nia, Ngộ nhận trang 81
Nứt đố đổ vách, Ng.n tr. 124
Thuôc lào, Ng.n tr. 128 
Nhất phao câu nhì đầu cánh, Ng.n tr. 171

Một việc làm thậṭ hữu ích của Tác giả . 


ST John's, Canada, 16/12/2011  

23__thay_pnquynh-content

GS. Phạm Ngọc Quýnh

27 Tháng Tư 2025(Xem: 4473)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 3331)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 2955)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3955)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 4118)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 6166)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 5487)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 7945)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!
06 Tháng Tư 2025(Xem: 2864)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 6107)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 3682)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 2025(Xem: 4274)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
26 Tháng Ba 2025(Xem: 5190)
Chúng em, tất cả những cựu học sinh Ngô Quyền kính chúc Thầy Quýnh, thầy Đạt một ngày sinh nhật 90 tuổi thật hạnh phúc.
26 Tháng Ba 2025(Xem: 4997)
Trong số các loại rau dại vô cùng phong phú ở quê nhà, tôi thích nhất là rau càng cua, đây là một loại rau dại mọc khắp mọi nơi, đi đâu cũng thấy.
26 Tháng Ba 2025(Xem: 3274)
Thật là kinh hoàng, Tôi không đủ khả năng diễn tả nỗi lo sợ khủng khiếp xảy ra lúc đó, lòng phập phòng nơm nớp chỉ sợ máy bay rớt bất tử vì quá nặng.
24 Tháng Ba 2025(Xem: 4521)
Bữa ăn tối cuối cùng trước ngày “BỎ-HUẾ CHẠY” gồm 6 người, năm người đã quá vãng là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, TLSĐ1BB rớt máy bay trực thăng chết ở Quảng Ngải.
17 Tháng Ba 2025(Xem: 4273)
Người già trong làng già này sống vui sống khỏe một cách độc lập chứ không bám vào con cháu. Họ “vô tư” ăn chơi! Và cũng không thấy ai đảm nhiệm chuyện “vá dù” cho con cháu
16 Tháng Ba 2025(Xem: 3788)
Gặp chuyện gì không phải. Chớ vội la bai bải. Hay mặt mày hớt hải. Cứ từ từ chậm rãi: Có hai điều phải nói:
16 Tháng Ba 2025(Xem: 4606)
Nhân ngày kỷ niệm 50 năm tháng 3 Ban Mê Thuộc, Tôi “người di tản buồn” rất thấm thía với cụm từ: “DI-TẢN CHIẾN THUẬT” xin lạy tạ “ƠN-TRÊN Trời Phật Chúa” độ trì sống sót đến ngày hôm nay!
14 Tháng Ba 2025(Xem: 4583)
Đã nhiều lần Nam có suy nghĩ rằng có phải cuộc đời tình ái của chàng gắn liền với những người con gái xứ Huế. Lạ lùng hơn nữa là hai cái tên, thật ly kỳ khó hiểu. Hồng Nghi… Đông Nghi…