Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - ĐIỂM HẸN SÀIGÒN VÀ THẦY GIÁO CŨ

15 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 109476)
Diệp Hoàng Mai - ĐIỂM HẸN SÀIGÒN VÀ THẦY GIÁO CŨ


ĐIỂM HẸN SÀIGÒN VÀ THẦY GIÁO CŨ




thay_tro_hop_mat_vn2011

 


Chúng tôi đến café Viễn Xưa, điểm hẹn của nhóm bạn Sài Gòn khá sớm. Những chiếc ghế còn lật ngữa, nằm chỏng chơ trên các mặt bàn. Theo yêu cầu của tôi, nhân viên phục vụ nhanh chóng xếp đặt chỗ họp mặt cho mấy thầy trò. Lần lượt các thầy đến điểm hẹn đúng giờ. Còn các bạn của tôi thì… đâu mất biệt. Tôi gọi ầm ĩ:

- Các bạn đâu rồi? Mình đã dặn các bạn “ở gần, đến sớm” đón tiếp thầy. Thầy đến rồi, các bạn ở đâu?

- Tới liền, tới liền!...

Các bạn nhận được tin nhắn, nhưng lại ngỡ tôi đùa… “Ai mà đùa kỳ cục vậy trời? Các bạn tới nhanh lên!...”. Hơi chệch choạc một chút đầu giờ, nhưng các bạn trong nhóm café Sài gòn của tôi gồm bạn: Phát, Dung, Hùng, Chánh, Định… nhanh chóng có mặt đầy đủ.

 

Vẫn biết thói quen dậy trễ sáng thứ bảy của người Sài Gòn, nhưng tôi hẹn giờ sớm để thuận tiện cho cả ba thầy: Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thế Văn, Trịnh Hồng Hải cùng gặp mặt. Nhân dịp này tôi đã trao tận tay quí thầy Tuyển Tập Ngô Quyền 2011, là tặng phẩm của Hội Ái hữu CHS Ngô Quyền gửi về kính biếu.

 

Số lượng chỉ có ba quyển tặng thầy, vì vậy các bạn của tôi chỉ được… “coi ké” mà thôi. Qua từng trang báo xem vội… hình ảnh, thầy và trò trường Ngô năm cũ lại có những kỷ niệm vui buồn nhắc nhớ với nhau….

 

Tôi hỏi thầy Lâm Tấn Văn: “Thầy có nhớ cô học trò cũ được thầy đặt cho biệt danh là Giang Nhạn Dung?..” Thầy Văn: “Nhớ chứ! Là cô Võ Thị Ngọc Dung, hay đi với cô Nguyễn Thị Minh Thủy như cặp bài trùng chứ gì? Tôi đặt tên như vậy, là vì cô Dung này đặc biệt mê… tiểu thuyết Quỳnh Dao”. Thế là một cuộc điện thoại đường dài được kết nối, và ngay tức thì diễn ra cuộc chuyện trò sôi nổi giữa Thầy Lâm Tấn Văn với cô học trò Giang Nhạn Dung năm xưa.

 

Không có cơ hội được học với thầy Lâm Tấn Văn, nhưng tôi nghe các anh chị kể lại: “Thầy Văn một thời nổi tiếng như cồn!...” Thầy là một trong những giáo viên có lớp luyện thi Vạn Vật nhiều nhất tại trường công lập lẫn các trường tư thục. Thầy biên soạn và phát hành nhiều đầu sách giáo khoa cho học sinh, sinh viên sư phạm tham khảo…. Điểm nổi bật nhất là thầy Văn “rất đẹp trai, rất sport…” khiến nhiều học sinh trung học ngưỡng mộ, xem thầy như thần tượng của mình. Nghe tôi nhắc lại, thầy cười: “Bây giờ cô thấy tôi còn đúng với lời mô tả của các anh chị ấy không?..” Các bạn của tôi: “Chỉ cần tân trang mái tóc là thầy sẽ phong độ như xưa, thậm chí còn phong độ … hơn xưa nữa thầy ơi!...”

 

Thầy Trịnh Hồng Hải chuyển về dạy tại trường trung học Ngô Quyền từ cuối năm 1973. Thầy nhanh chóng chiếm được tình cảm học trò bằng những bài giảng lôi cuốn và dễ hiểu. Thầy dẫn dắt học trò khám phá sự thú vị của môn học Vật Lý, để học trò dần say mê môn học này vì yêu khoa học nhiều hơn là yêu… điểm số. Mấy mươi năm thầy trò lưu lạc, để khi tìm gặp lại nhau, bọn học trò già chúng tôi vẫn thích thú được trao đổi với thầy đủ thứ chuyện trên đời… Dạy học với thầy Trịnh Hồng Hải bây giờ không chỉ là nghề, mà dường như đó còn là nghiệp. Ngày ngày, thầy vẫn bền bĩ đứng trên bục giảng, vẫn say sưa truyền lại những tri thức khoa học cho lớp lớp học trò…

 

Thầy Nguyễn Thế Văn đến với buổi họp mặt cùng nhà văn Thế Phong, một bạn văn nổi tiếng và thân thiết. Năm 1960, tình cờ đọc tập biên luận “Lược sử văn nghệ Việt Nam” của Thế Phong, Thế Văn gặp lại nhân vật “cô Minh” từng được bố của nàng hứa gã cho mình từ… mười năm trước. Duyên nợ không thành, nhưng Thế Văn vẫn nao nức hẹn gặp tác giả, bởi “chàng” rất tâm đắc chi tiết “cô Minh” trong tác phẩm của Thế Phong. Thế nhưng cuộc hẹn của thầy tôi với nhà văn Thế Phong kéo dài hơn ba… thế kỷ, vì mãi đến năm 1992, hai người mới có dịp gặp nhau.

 

Cũng như cuộc gặp gỡ hôm nay của tôi với thầy Nguyễn Thế Văn, đã trãi dài đúng… bốn mươi năm chẵn. Từ năm 1961 đến hết năm 1972, thầy Văn “độc quyền” làm giáo sư hướng dẫn lớp đệ tứ hai, sau này là lớp chín hai. Hằng năm, thầy chọn tên một loài chim đặt cho lớp: Họa Mi, Vành Khuyên, Anh Vũ, Sơn Ca… và lớp 9/2 chúng tôi có tên gọi Vàng Anh (niên học 1971-1972). Trong thư mời gửi thầy, tôi ghi hai câu thơ khi xưa thầy riêng tặng lớp Vàng Anh:

Không gặp cây ngô đồng thì không đậu,

Không gặp nước suối trong thì không uống…


“Đọc lại hai câu thơ này, tôi cảm thấy mình không thể nào không đến đây được. Và tôi nhất định rủ theo ông bạn văn già này, để ông cảm nhận chân tình học trò cũ trường Ngô…”. Thầy Văn nhẹ nhàng chia sẻ cảm xúc với mọi người như thế…

 

Mang nặng “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn nhiệm vụ trao tặng quí thầy. Tặng phẩm như lời tri ân thầy cô giáo cũ, của những cựu học sinh trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa. Cảm ơn bạn Chánh đã chọn điểm hẹn cho ngày hội ngộ thầy trò, có cái tên gọi hết sức dễ thương và đầy ý nghĩa: café Viễn Xưa…

 

Tháng 08/2011

Diệp Hoàng Mai

 



Một số hình ảnh ngày họp mặt Thầy Trò ở Viễn Xưa:

thay_ltvan-contentthay_ntvan-content
 Thầy Lâm Tấn Văn  Thầy Nguyễn Thế Văn
thay_van_va_nv_the_phong-contentthay_ntvan_phat_bieu-content
 Th
ầy Lâm Tấn Văn và nhà văn Thế Phong  Thầy Nguyễn Thế Văn phát biểu cảm tưởng

thay_thhai_va_cac_ban-contentdhmai_va_thay_van-content
  Thầy Trịnh Hồng H
i và học trò     Diệp Hoàng Mai và Thầy Nguyễn Thến

thay_thhai-contenthai_thay_va_nv_the_phong-content
 Th
ầy Trịnh Hồng Hải và Dung
  Hai Thầy Văn và nhà văn Thế Phong
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80787)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74252)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65816)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78679)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68884)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76296)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76882)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73924)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74036)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72752)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72109)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75619)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74318)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80568)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74158)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75929)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69275)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73867)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69445)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66630)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .